Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân trong xây dựng nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới là việc thực hiện liên tục, lâu dài, đòi hỏi cả hệ thống chính trị tham gia. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị căn cứ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lựa chọn những nội dung phùhợp, xây dựng chương trình hành động hướng vào vận động quần chúng ở cấp cơ sở tin tưởng, phấn khởi, đoàn kết tự xây dựng cuộc sống văn minh khu dân cư phối hợp với tự cải tạo nhà ở, vườn, vệ sinh nông thôn, tích cực tham gia đóng góp công sức, vật chất vào xây dựng công trình công cộng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới lấy xã là địa bàn, người dân là chủ thể, do vậy Ban Chấp hành Đảng bộ xãphải đóng vai trò lãnh đạo trong xây dựng nông thôn mới tại mỗi xã. Chỉ đạo Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới của xã xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 phù hợp, thiết thực và có tính khả thi cho
nội dung xây dựng nông thôn mới của xã. Đảng uỷ phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng cán bộ của từng đoàn thể để chỉ đạo, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi đoàn thể như: MTTQphụtrách hoạt động xây dựng nếp sống văn hoá khu dân cư, vận động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và giám sát cuộc vận động và nâng cao chất lượng dân chủ trong việc lựa chọn, quyết định các nội dung xây dựng nông thôn mới ở thôn, xã; Hội Nông dân chủ trì cuộc vận động cải tạo ao, vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật, trợ giúp pháp lý cho người nông dân… đồng thời tiến hành cuộc vận động xây dựng người nông dân văn hoá, nông dân làm ăn giỏi; Hội phụ nữ chủ trì nội dung chống hủ tục và tệ nạn xã hội; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì nội dung vệ sinh môi trường nôngthôn, tổ chức học nghề để nângcao kiến thức cho thanh niên, người dân trong xã.
Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới: Tổ chứcxây dựng Đề án phát triển nông thôn mới dựatrên yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước và quy chuẩn, tiêu chuẩn của các Bộ, Ngành đã hướng dẫn và đề án xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Xây dựng 1 Đềán chung phát triển nông thôn mới, trong đó có các dự án cụ thể về phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ kiến thức tổ chức người dân thực hiện. Phải tổ chức phổ biến rộng rãi mục đích, ý nghĩa và chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng để người dânhiểu trước khi triển khai; cần lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân (hội nghị ở cácthôn, HĐND xã…) đóng góp vào Đề án, các dự án và đặc biệt vào việc lựa chọn được những việc làm trước (phù hợp với chính sách hỗtrợ và khả năng huy động nội lực, tránh chạy theo thành tích dẫn đến huy động quá mức sự đóng góp và ảnh hưởng đến chất lượng công trình). Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và xác định các tiêu chí làm trước, tiêu chí làm sau.
Phát động phong trào “Xây dựng nông thôn mới”
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương xây dựng nông thôn mới, các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước để người dân hiểu, tự giác tham gia chương trình.
hình tốt, các điển hình tiên tiến để kịp thời động viên nhân rộng.
Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi để tranh thủ sự hỗ trợ của các nguồn lực từ các tổ chức cho sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trong toàn thành phố. Thường xuyên theo dõi, sơ kết, tổng kết, phát hiện các mô hình làm tốt, cách làm mới có hiệu quả, thành tích để phổ biến, nhân ra diện rộng.
Động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích; chấn chỉnh các đơn vị thực hiện kém hiệu quả; đấu tranh kiên quyết với mọi biểu hiện tham nhũng, lãng phí.
Huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình
Dự kiến huy động các nguồn vốn:
a) Vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách
Vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (bao gồm vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình xây dựng nông thôn mới; các Chương trình MTQG; các dự án hiện có; nguồn ngân sách tỉnh; ngân sách thành phố, ngân sách xã).
b) Vốn tín dụng cho người dân, doanh nghiệp vay
Với mục đích sử dụng vào sản xuất, việc làm, giải quyết các nhu cầu về cải tạo nhà cửa, sửa sang khuôn viên nơi ở, nhà nước có thể hỗ trợ lãi suất để thúc đẩy người dân vay sử dụng cho các mục đích này.
- Phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
- Doanh nghiệp tài trợ cho cộng đồng dân cư khi xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng. c) Đóng góp của người dân trong cộng đồng chủyếu cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng.
d) Các nguồn hỗ trợ khác: từ các tổ chức, cá nhân khác
- Quy định loại công trình, dự án do ngân sách nhà nước đầu tư 100% gồm: công tác quy hoạch nông thôn mới; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn, cán bộ hợp tác xã. Các công trình được thiết kế theo chuẩn và các định mức của các Bộ, ngành quy định.
- Quy định loại công trình, dự án nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí gồm: xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn; công trình thể thao thôn; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịch vụ; 3 công trình vệ sinh thiết yếu (giếng nước sạch, hố xí, nhàtắm). Việc thiết kế và lập dự toán phải theo chuẩn nông thôn mới và định mức chi tiêu theo quy định.
Cơ chế phân bổ vốn:
- Vốn ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địaphương. Đối với các côngtrình, dự ánđược ngân sách nhà nước hỗ trợ, ngân sách trung ương hỗ trợ trực tiếp đối với các nội dung đầu tư 100% kinh phí. Còn lại do ngân sách địa phương đảm nhiệm.
- BQL Chương trình cấp xã lập tài khoản riêng cho việc xây dựng nông thôn mới để tiếp nhận vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác phục vụ việc thực hiện các nội dung về xây dựng nông thôn mới.
- Hàng năm Ban Quảnlý dự ánxã phải xây dựng kếhoạch triển khai gắnvới kế hoạch vốn. Kết quả thực hiện năm trước sẽ là căn cứ để phê duyệt kế hoạch vốn năm sau. Những xã thực hiện giải ngân tốt năm trước sẽ được ưu tiên đầu tư hơn vào năm sau. Vốn đầu tư chỉ hỗ trợ cho các xã đã đăng ký xây dựng nông thôn mới và có đề án được UBND thành phố phê duyệt.
- Cơ chế cấp vốn: Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, cấp có thẩm quyền giao trực tiếp cho UBND xã quản lý, Kho bạc Nhà nước căn cứ vào kế hoạch được duyệt thực hiện thanh toán theo quy định
tiếp nhận vốn, chủ động quyết định thực hiện theo kế hoạch, định kỳ báo cáo công khai để cộng đồng biết và giám sát.