1.5.2.1 Kinh nghiệm ở Trung Quốc
Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc đã trải qua những bước phát triểnthăng trầm, từ khôi phục phát triển tới cải tạo xã hội XHCN đối với nôngnghiệp, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp... Qua những chặng đường đó, nông thôn Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, nông thôn Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều khó khăn hạn chế. Ngành nghề chủ yếu ở nông thôn là nông nghiệp, kinh tế thuần nông, thu nhập của dân cư nông thôn thấp, KT - XH nông thôn, thành thị phát triển độc lập nhau, hoàn toàn khép kín, khác nhau... Sự phân cách thành thị với nông thôn, công nghiệp với nông nghiệp phản ánh cơ cấu nhị nguyên thành thị và nông thôn Trung Quốc. Sự phân cách đó dẫn đến KT - XH Trung Quốc đứng trước những khó khăn nghiêm
trọng. Trước những khó khăn đó, Trung Quốc đã phải tìm con đường mới nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Hội nghị Trung ương 3 khóa XI năm 1978 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quyết sách cải cách, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm. Việc từng bước thực hiện chế độ khoán trách nhiệm ở nông thôn đã mở màn cho công cuộc cải cách ở Trung Quốc. Công cuộc cải cách nông thôn của Trung Quốc qua nhiều dấu mốc:
Giai đoạn từ năm 1978 đến năm 1984, thực hiện nới lỏng chính sách nông thôn, làm sống động kinh tế nông thôn. Trung Quốc thực hiện khoán đến hộ gia đình, xóa bỏ công xã nhân dân, bước đầu hình thành thể chế kinh doanh cơ bản ở nông thôn. Năm 1982, trên cơ sở tổng kết cách làm của các địa phương, Trung Quốc đã ban hành “Văn kiện số 1”, khẳng định tính chất XHCN của khoán sản phẩm đến hộ và xác định rõ chế độ khoán sản phẩm đến hộ đã ngày càng trở thành hình thức chủ yếu thực hiện chế độ trách nhiệm trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua cải cách này, quyền tự chủ kinh doanh của nông dân đã được phát huy mạnh mẽ, góp phần phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng, tạo tiền đề cho cải cách và phát triển toàn diện nông thôn Trung Quốc những năm sauđó.
Giai đoạn từ năm 1985 đến 1991, thực hiện cải cách thể chế lưu thông, xây dựng cơ chế thị trường. Trong hai năm 1985, 1986, Trung Quốc đã ban hành “Văn kiện số 1” nhằm thực hiện cải cách chế độ thu mua thống nhất, thống nhất tiêu thụ nông sản phẩm, xác định rõ thực hiện hai chế độ thu mua là theo hợp đồng và mua theo giá trên thị trường. Việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề ở nông thôn được đặc biệt chú trọng. Trung Quốc thực hiện khuyến khích phát triển nhiều loại hình kinh doanh, tối ưu hóa cơ cấu ngành trồng trọt, thúc đẩy nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện, kinh tế nông thôn phát triển từ thuần nông truyền thống sang đa ngành. Các xí nghiệp hương trấn phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 cho thấy thị trường nông thôn đã phát triển sôi động, kinh tế hàng hóa dần được hình thành trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặt nền móng cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn quá độ toàn diện sang kinh tế thị trường.
thôn, từng bước loại bỏ cơ cấu kinh tế nhị nguyên. Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1992 xác định mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế là xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN. Cải cách nông thôn không ngừng đi vào chiều sâu theo yêu cầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN. Thông qua việc cải cách quyền sở hữu tài sản, xí nghiệp hương trấn đã phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng chủ thể của kinh tế nông thôn. Các nguồn lực sản xuất ở Trung Quốc đã dần dần được thực hiện phân bổ theo nhu cầu thịtrường.
Từ năm 2002 đến nay là giai đoạn tính toán tổng thể phát triển thành thị và nông thôn, xây dựng NTM XHCN. Để định hướng cho mô hình xây dựng NTM. Từ năm 2004 đến năm 2008, Trung ương Đảng và Chính phủ công bố 05 văn kiện (Văn kiện số 1) đã áp dụng các chính sách, giải pháp mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy cải cách, phát triển nông thôn.
Việc chỉ đạo của Chính phủ trước kia cũng kiểu mệnh lệnh hành chính, nên việc thực hiện khá miễn cưỡng. Sau đó, việc thực hiện xây dựng NTM linh hoạt hơn, dựa trên quy hoạch tổng thể (ngân sách nhà nước và địa phương). Căn cứ tình hình cụ thể ở các địa phương, đặc điểm tự nhiên, xã hội, để đưa ra chính sách, biện pháp thích hợp. Trong đó, các giải pháp thúc đẩy cải cách, phát triển nông thôn chủ yếu: Thứ nhất, thúc đẩy cải cách thuế nông nghiệp; năm 2004, Trung Quốc thực hiện xóa bỏ thuế đối với đặc sản nông nghiệp; năm 2006 xóa bỏ thuế nông nghiệp. Thứ hai, thúc đẩy cải cách tổng hợp nông thôn, từ năm 2006 thực hiện thí điểm trước hết với cơ quan xã, thị trấn, giáo dục nghĩa vụ nông thôn và thể chế quản lý tài chính huyện, xã.
Thứ ba, đẩy mạnh giải quyết vấn đề phát sinh do nông dân vào thành phố làm thuê, các vấn đề việc làm, an sinh xã hội, nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế khám chữa bệnh cho nông dân làm thuê ở thành phố, tạo môi trường tốt cho nông dân vào thành phố làm thuê. Thứ tư, đi sâu mở cửa đối ngoại nông nghiệp toàn diện, nhiều tầng nấc, nhiều lĩnh vực. Thứ năm, thúc đẩy thiết thực các sự nghiệp xã hội ở nông thôn, ngân sách hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn, xây dựng chế độ y tế hợp tác nông thôn kiểu mới và chế độ bảo đảm sinh hoạt tối thiểu cho nông thôn, miễn trừ toàn bộ học phí, tạp phí giai đoạn giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, xây dựng hệ thống dịch vụ văn hóa công cộng nông thôn.
Hơn 30 năm sau cải cách, nông thôn Trung Quốc đã có sự chuyển biến to lớn, khả năng cung ứng sản phẩm nông sản được nâng lên rõ rệt, KT - XH nông thôn phát triển, mức sống của nông dân được nâng lên mạnh mẽ, thể chế ở nông thôn có sự thay đổi sâu sắc. Đến năm 2009, thu nhập bình quân của cư dân nông thôn lần đầu tiên đạt mức trên 5.000 NDT, tăng 8,5% so với năm trước. Cũng trong năm 2009, Trung Quốc đầu tư làm mới, sửa chữa khoảng 300.000 km đường bộ nông thôn; hỗ trợ trên 46 triệu người nghèo đảm bảo đời sống tối thiểu; triển khai thí điểm ở 320 huyện về bảo hiểm dưỡng lão xã hội nông thôn... [22].
Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện cải cách nông thôn và xây dựng NTM XHCN ở Trung Quốc:
Thứ nhất, luôn kiên trì với mục tiêu cơ bản đảm bảo lợi ích kinh tế của nông dân. Con đường cải cách nông thôn Trung Quốc lấy việc giải quyết những vấn đề mà nông dân quan tâm, trực tiếp, gắn trực tiếp với đời sống củangười dân, do đó đã phát huy, khơi dậy được tính tích cực của đông đảo nông dân, nhờ đó công cuộc cải cách NTM đã giành được những kết quả to lớn.
Thứ hai, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của quần chúng nông dân. Trung Quốc thực hiện kiện toàn cơ chế tự quản lý của nông dân, chế độ bàn bạc công khai, dân chủ trong các công việc của nông thôn để quần chúng nông dân thực sự có quyền được biết, quyền tham dự, quyền quản lý, quyền giám sát trong quá trình xây dựng NTM XHCN.
Thứ ba, xử lý tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển, ổn định, kiên trì thực hiện thúc đẩy cải cách có tính toán tổng thể thành thị và nông thôn một cách khoa học căn cứ vào điều kiện thực tế.
Thứ tư, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho người dân thông qua các chương trình phổ cập giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, xây dựng và kiện toàn cơ chế đảm bảo kinh phí giáo dục nghĩa vụ ở nông thôn, mở rộng trên quy mô lớn việc bồi dưỡng kỹ năng cho lao động nông thôn.
1.5.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Năm 1953, sau khi nội chiến kết thúc, kinh tế Hàn Quốc bị tàn phá hoàn toàn, một triệu người bị thương vong, kết cấu hạ tầng bị phá hoại nặng nề, ước tính trị giá gần 3 tỉ USD theo tỉ giá năm 1950. Đến những năm đầu thập kỷ 60, Hàn Quốc vẫn là một nước chậm phát triển, kinh tế nông nghiệp là chủyếu.
Với mục tiêu CNH nhanh chóng, Hàn Quốc dốc toàn lực đầu tư phát triển các ngành công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp là 10-10,5%, trong khi nông nghiệp tăng trưởng giảm từ 5,3% xuống 2,5% [13]. Thành thị phát triển đối nghịch với nông thôn lạc hậu, nông dândi cư ra làm quá tải thành thị. Cuối thập kỷ 60, sự tăng trưởng mất cân đối trong nền kinh tế lên tới đỉnh điểm, đe dọa sự ổn định của quá trình CNH. Năm 1970, Tổng thống Pắc Chung Hy đã phát động phong trào
“Saemaulundong” (Phong trào đổi mới nông thôn). Phong trào đề cao “Tinh thần Saemaul” gồm 3 thành tố: “Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. “Chăm chỉ” là động cơ tự nguyện của người dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công, “Tự lực” là ý chí bản thân, tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống, vận mệnh của bản thân và “Hợp tác” là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể. Như vậy, tinh thần của phong trào đổi mới nông thôn đề cao tinh thần tự chủ, ý chí sáng tạo, tự tin, đoàn kết của cộng đồng dâncư.
Giải pháp để phát triển nông thôn là tạo ra và huy động nội lực của nông dân, bằng cách tổ chức các nhóm phát triển cộng đồng tại mọi làng, xã. Lượng vật chất nhỏ, chính sách tốt của Nhà nước chỉ nhằm khơi dậy, kích thích sức mạnh tinh thần, tạo nên nội lực tiềm tàng to lớn của nông dân.
Những kinh nghiệm từ chính sách được áp dụng cho phong trào đổi mới nông thôn của Hàn Quốc:
Thứ nhất, phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Trong chương trình xây dụng NTM của Hàn Quốc, Nhà nước chủ yếu đầu tư vật tư như: xi măng, sắt thép, nhân dân đóng góp công sức, đất đai, tiền của. Sự giúp đỡ của nhà nước trong những năm đầu chiếm tỷ lệ cao, giảm dần vào các năm sau đó khi qui mô địa phương và nhân dân tham gia tăng dần.
Chương trình bắt đầu bằng các công trình xây dựng cho từng hộ nông dân như ngói hóa nhà ở, lắp đặt điện thoại, nâng cấp hàng rào quanh nhà... làng nào làm tốt bước cơ bản mới được chuyển sang xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của cộng đồng như đường làng, đường nhánh nông thôn, cầu cống, kè, hệ thống cấp thoát nước, điện, hội trường, nhà tắm công cộng, sân chơi trẻ em, trồng cây và hoa...
Bước đầu, 16.000 làng được lựa chọn, không phân biệt đặc điểm, làng giàu, làng nghèo. Xi măng sản xuất ứ thừa của các nhà máy được Chính phủ mua rẻ, phân phối hỗ trợ mỗi làng 300 bao làm chương trình. Tổng số hỗ trợ cho mỗi làng từ năm 1971 đến 1978 là 84 tấn xi măng và 2,6 tấn sắt thép. Tổng giá trị xi măng, sắt thép tương đương với 2.000 USD/làng theo tỷ giá năm 1974[15]. Trợ giúp vật chất khiêm tốn này được coi như chất xúc tác thúc đẩy phong trào đi lên cùng với chính sách đúng đắn, Nhà nước khơi dậy được nguồn lực từ nhân dân cho phong trào đổi mới nông thôn. Sau 8 năm, năm 1978, các dự án phát triển hạ tầng nông thôn cơ bản hoàn thành. Từ 80% nhà lá, toàn bộ nhà nông thôn được ngói hóa, từ 27% tới 98% gia đình có điện, 70.000 cầu, 24.000 hồ chứa, 42.220 km đường làng được nâng cấp và xây dựng [14].
Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân. Những làng hoàn thành tốt các dự án kết cấu hạ tầng sẽ được triển khai các dự án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập như: khuyến nông, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùng chuyên canh, xây dựng hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, trồng rừng, kinh doanh... Hỗ trợ của nhà nước chuyển sang bằng tiền dưới hai dạng cho vay và cho không. Khoảng 750 ngàn nông hộ ở 137 vùng đã được hỗ trợ, khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh 21 mặt hàng bao gồm: gia cầm,thịt bò, sữa bò, dâu tằm, hoa màu, cây ănquả, cá, nấm...Đến cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, hầu hết các làng ở nông thôn Hàn Quốc đều tham gia vào các dự án nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong vòng 6 năm, thu nhập bình quân các nông trại tăng gần 3 lần, từ 1.025 USD năm 1972 lên 2.961 USD năm 1977, quan trọng nhất là thu nhập gia đình nông thôn tương đương thu nhập bình quân của các hộ ở thành phố.
Mục tiêu quan trọng nhất của chương trình là biến đổi nông thôn đã thành công. Trong những năm 70, Chương trình Saemaul một mặt giữ chân, tạo thu nhập cho đông đảo lao động đi ra từ sản xuất nông nghiệp, mặt khác đã giúp nâng cao tay nghề và khả năng quản
lý, ý thức công nghiệp cho lực lượng lao động nông thôn. Khi ra thành phố kiếm việc làm họ dễ dàng bắt kịp kỹ năng và tác phong hiện đại. Do có đủ phẩm chất, khả năng đáp ứng với nhu cầu công việc cao hơnở lĩnhvực công nghiệp,tổng số người làm nghề nông đã giảm 50%.
Thứ ba, phát huy dân chủ của nhân dân trong phong trào đổi mới nông thôn. Dân chủ ở nông thôn thực sự được phát huy thông qua vai trò tự quản lý của nhân dân. Nhà nước chuyển toàn bộ quyền tự quản lý vật tư cho nhân dân. Nhân dân chủ động bầu ra Ủy ban phát triển nông thôn nhằm đại diện quản lý, đồng thời bàn bạc, thảo luận công trình nào cần ưu tiên và tự chịu trách nhiệm toàn bộ việc thiết kế, chỉ đạo, thi công, nghiệm thu công trình.
Thứ tư, trong phong trào đổi mới nông thôn do nguồn lực hạn hẹp, Hàn Quốc thực hiện phương châm làm từng bước, từ thấp đến cao, từ thí điểm trên diện hẹp đưa ra toàn quốc, từ xây dựng lan sang sản xuất, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp để nông dân có đủ thời gian chuyển đổi cách nghĩ, cách làm, có đủ thời gian để chọn lựa, đào tạo cán bộ cơ sở, nông hộ có thời gian để tự tích lũy tái sản xuất mở rộng, chương trình tiến hành trong nhiều năm theo các bước từ thấp đến cao.
Chính sách đúng trong phong trào Saemaul thập kỷ 1970 là một mũi tên trúng nhiều đích: cứu cho sản xuất công nghiệp tình trạng dư thừa sản phẩm, giúp hệ thống ngân hàng quay vòng vốn nhanh, đổi thay bộ mặt nông thôn và sản xuất nông nghiệp tăng trưởng. Vào năm 1980, bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đó hoàn toàn thay đổi với đầy đủ điện, đường, nước sạch, công trình văn hóa… “Saemaulundong” từ một phong trào ở nông thôn đó lan ra thành một phong trào đổi mới toàn xã hội Hàn Quốc, KT - XH nông thôn đã thay đổi toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn ngày càng cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn. Qua nội dungchương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống lại các vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng NTM, hiệu quả kinh tế – xã hội của chương trình, sự cần thiết của chương trình NTM, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế – xã hội và các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội cũng như kinh nghiệm của một số nước và địa phương trong thực hiện xây dựng