dựng nông thôn mới
Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên. Xét về mặt cơ cấu, hoạt động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn ở khu vực nông thôn, trong khi đó sản xuất nông nghiệp nước ta phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tác động tích cực đến phát triển sản xuất nông nghiệp và ngược lại. Do đó, mọi sự biến đổi trong tự nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn. Trong những năm qua và dự báo cùng với sự biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp nước ta sẽ chịu nhiều tác động trên các khíacạnh:
+ Ảnh hưởng đến sử dụng đất cho nông nghiệp bởi mất diện tích do nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, hoang mạc hóa,… Biến đổi khí hậu làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nông nghiệp với cơ cấu khí hậu. Sự giảm dần cường độ lạnh trong mùa đông, tăng cường thời gian nắng nóng dẫn đến tình trạng mất dần hoặc triệt tiêu tính phù hợp giữa các loại cây, con trên các vùng sinh thái.
+ Làm chậm đi quá trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa cũng như làm biến dạng nền nông nghiệp cổ truyền. Ở mức độ nhất định, BĐKH làm mất đi một số đặc điểm quan trọng của các vùng nông nghiệp ở phía Bắc.
+ Biến đổi khí hậu gây nhiều khó khăn cho công tác thủy lợi, khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm đi rõ rệt, mực nước các sông dâng lên, đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp các tuyến đê sông ở các tỉnh phía Bắc,đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía Nam; diện tích ngập úng mở rộng, thời gian ngập úng kéo dài. Nhu cầu tiêu nước, cấp nước gia tăng vượt khả năng đáp ứng của nhiều hệ thống thủy lợi. Mặt khác, dòng chảy lũ gia tăng có khả năng vượt quá các thông số thiết kế hồ, đập, tác độngtới an toàn hồđập và quản lý tài nguyên nước…Do tác động của biếnđổi khí hậu, môi trường sống bị hủy hoại, các hộ gia đình ở nông thôn chịu ảnh hưởng nặng nề của những rủi do do thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, bão lốc, nước biển dâng, dịch bệnh, môi trường sống bị hủy hoại, có 4-5% số dân bị tổn thương do thiên tai. Như vậy, điều kiện tự nhiên tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn, làm giảm lượng nước, tăng xâm nhập mặn, giảm diện tích canh tác, ô nhiễm môi trường sống.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân sốchủ yếu sống ở nông thôn, lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là mũi đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động của nông dân, tạo điều kiện khai thác tốt nhất tiềm năng dồi dào về lao động. Nguồn lao động dồi dào là một lợi thế tương đối quan trọng để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Ngược lại, khi quá trình đó diễn ra, nó lại giải phóng sức lao động ở nông thôn tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Hơn nữa, nông nghiệp, nông thôn có nguồn tài nguyên đất đai vô cùng phong phú. Thực hiện CNH, HĐH nông thôn có thể khai thác tốt nhất tiềm năng đất đai để phục vụ sự nghiệp phát triển đấtnước. Nông nghiệp và khu vực nông thôn là nơi cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho phát triển công nghiệp nhẹ,... Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, là ngành sản xuất mà việc ứng dụng khoa học, công nghệ còn gặp nhiều khó khăn. Để CNH thành công đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề, phải có vốn đầu tư cho nông nghiệp thông qua quá trình xuất khẩu nông sản phẩm, có thể góp phần giải quyết tốt nhu cầu về vốn cho nền kinhtế. Hơn thế nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, việc nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng hóa các nước là rất cần thiết. Nhà nước có chính sách hỗ trợ nông dân bằng các hình thức phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như: xây dựng kết cấu hạ tầng và đề án phát triển đadạng ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm phi nông nghiệp, tăng thời gian lao động và cơ cấu lại nguồn lao động ở nông thôn; phát huy vai trò của các tổ chức nghề nghiệp trong bảo vệ quyền lợi của nông dân.
Nhìn chung, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ảnh hưởng thể hiện rõ nét trên các khía cạnh: Thứ nhất, là làm thay đổi, biến dạng và chia nhỏ các đơn vị sản xuất nông nghiệp, các ngành công nghiệp khởi động và nhanh chóng chiếm chỗ các dư địa của sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông nghiệp sẽ giảm sút, ngày càng nhỏ đi một cách tương đối. Thứ hai, sự phi nông hóa của người làm nông nghiệp, số lượng lao động trong các ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng lên. Trong tiến trình CNH, HĐH sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ đã thu hút một lượng khá
lớn lao động nông thôn. Thứ ba, quá trình đô thị hóa với tốc tộ nhanh làm cho bộ mặt nông thôn chuyển biến nhanh chóng. Đời sống người dân ở xã đã có nhiều thay đổi. Với việc đầu tư cụ thể về điện, đường, trường, trạm y tế, chợ nông thôn, hệ thống thủy lợi… kết cấu hạ tầng nông thôn được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH diễn ra cũng đặt ra nhiều vấn đề phát sinh về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn.
Các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Kinh nghiệm của nhiều nước thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực tiễn Việt Nam cho thấy, chính sách đúng về nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng lớn, luôn giữ vị trí chủ đạo, là nhân tố đảm bảo sự thắng lợi trong các giai đoạn phát triển. Các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mối quan hệ giữa nông nghiệp - công nghiệp, đô thị - nông thôn... trong quá trình phát triển có thể thấy sự thay đổi về tư duy lãnh đạo qua các thời kỳ. Những điều chỉnh chính sách gắn với sự thay đổi về lý thuyết phát triển và thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều chính sách đúng đắn, cũng có chủ trương chưa hoàn toàn đúng đắn, chưa theo kịp thực tiễn. Tác động của chính sách cùng với nhiều yếu tố khác đã đưa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trải qua nhiều bước phát triển khác nhau. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thiếu lương thực trở thành một nước có nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu đứng vị trí hàng đầu thế giới, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay... Như vậy, chính sách phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng, bởi mỗi thành tựu đạt được trong nông nghiệp đều tác động đến sản xuất, đời sống của cư dân nông thôn và do đó có tác động sâu sắc đến việc xây dựng NTM.
Đặc điểm tâm lý và văn hóa. Nông thôn là nơi bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Trước hết, cần khẳng định những giá trị truyền thống cơ bản có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới, nền văn hóa đương đại của chúng ta, đặc biệt trong quá trình xây dựng NTM hiện nay. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc cho mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp. Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới. Tính cần cù sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt
được những tiến bộ rất quan trọng. Cần cù sáng tạo được thể hiện trong học tập, nghiên cứu, trong lao động, sản xuất. Đức tính giản dị cũng là một giá trị văn hóa truyền thống quan trọng của dân tộc, đã được Đảng và Bác Hồ nâng lên thành phương châm sống của con người mới Việt Nam. Truyền thống thương người như thể thương thân cũng đang tạo cho văn hóa Việt Nam một nét đẹp riêng. Những giá trị đặc sắc trong văn hóa dân tộc đó đã và đang tác động không nhỏ đến sự phát triển con người và xã hội nói chung, xây dựng NTM nói riêng. Tuy nhiên, cùng với quá trình CNH, HĐH quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng ở nhiều vùng nông thôn dẫn đến nhiều giá trị văn hóa bị mai một, nhiều hủ tục lạc hậu ăn sâu trong lối sống và suy nghĩ đã trở thành trở lực đối với xây dựng NTM.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở. Mọi chủ trương, chính sách nói chung, chính sách về nông nghiệp, nông thôn, nông dân nói riêng dù có đúng đắn đến đâu, khả năng hiện thực hóa chúng suy cho cùng phụ thuộc trước hết vào những con người cụ thể. Trong đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở vừa là những người xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện những nội dung cụ thể trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Nếu cán bộ vừa là những người có tri thức, am hiểu điều kiện thực tiễn, có tâm, sáng tạo thì khả năng triển khai các chương trình thành công sẽ cao hơn và ngược lại. Do đó, việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM nhanh hay chậm, có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cơ sở trong việc huy động các nguồn lực, tuyên truyền, vận động nhân dân và tổ chức thực hiện chương trình.