thành phố Lạng Sơn
Một là, trình độ phát triển sản xuất còn lạc hậu, diện tích canh tác manh mún, không tập trung. Do xuất phát điểm nền kinh tế của thành phố còn thấp; thời gian gần đây lại chịu sự tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới. Sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường còn yếu, khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp, số doanh nghiệp giải thể tiếp tục tăng. Khu vực sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất công nghiệp phục hồi chậm nên nhiều sản phẩm giảm hoặc tăng thấp, dịch vụ phát triển chưa có đột phá, tăng trưởng chậm. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm rõ rệt; ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu ngân sách
củathành phố.
Hai là, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh xảy ra, giá cả biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, nên kết quả sản xuất nông nghiệp giảm, năng suất ngành nông nghiệp giảm. Diễn biến bất lợi này ảnh hưởng đến hiệu quả KT – XH của chương trình MTQG về xây dựng NTM.
Ba là, năng lực điều hành và tổ chức sản xuất của các hợp tác xã còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bốn là, Chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp chưa thực sự rõ nét.
Năm là, xây dựng NTM đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi tiềm lực kinh tế có hạn nên nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ cho các chương trình, dự án còn hạn chế, kinh phí hỗ trợ chưa kịp thời, nguồn vốn đầu tư chưa đa dạng (vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng nông thôn chủ yếu là nguồn vốn ngân sách Nhà nước), người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động, tích cực tham gia xây dựng chương trình, do đó hiệu quả mang lại của chương trình chưa rõ nét.
Sáu là, Trên địa bàn các xã hiện nay nhiều dự án đã được tỉnh phê duyệt quy hoạch, nhưng đa số chưa triển khai hoặc đã triển khai nhưng tiến độ chậm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các tiêu chí và chất lượng quy hoạchnông thôn mới của các xã.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã khái quát lại bức tranh tổng thể về quá trình triển khai và kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM của thành phốLạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 -2015. Thực tế quá trình xây dựng NTM ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả nhất định về phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực quy hoạch, hệ thống tiêu chívề điện, bưu điện, xóa đói giảm nghèo, nhà ở hay hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được, xây dựng NTM ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn còn những tồn tại, khó khăn chủ yếu liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí về phát triển sản xuất. Đây cũng là thực trạng chung của quá trình xây dựng NTM trên phạm vi cả nước nói chung, thành phố Lạng Sơn nói riêng. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố khách quan và chủ quan. Do hạn chế trong việc tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM, huy động nguồn lực cho xây dựng NTM, chất lượng nguồn nhân lực... nên chủ trương xây dựng NTM trong quá trình triển khai thực hiện còn có những khó khăn nhấtđịnh. Từ những hạn chế trên tác giả đã phân tích và tìm ra các nguyên nhân để từ đó sẽ đưa ra một số giải pháp hoàn thiện trong chương 3.
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NTM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN