nông thôn mới tại thành phố Lạng Sơn
Để đánh giá chỉ tiêu trên tác giả đã xây dựng phiếu điều tra và thực hiện lấy ý kiến đối với 150 người dân trên địa bàn 3 xã của thành phố Lạng Sơn, dựa trên thông tin thu thập được, tác giả tổng hợp báo cáo số liệu cụ thể như sau:
I: Thông tin về hộ điều tra
1.1 Thông tin về người phỏng vấn Trình độ văn hóa:
Cấp 1 54 Trung cấp 16
Cấp 2 47 Cao đẳng 7
Cấp 3 4 Đại học
Bổ túc văn hóa 22
1.2 Thông tin về hộ điều tra 1. Nghề nghiệp chính của hộ
Trồng trọt 39 Nuôi trồngthủy sản
Trồng lúa 64 Tiểu thủ công nghiệp 14
Chăn nuôi 6 Nghề phi nông nghiệp 27
2. Mức thu nhập bình quân/hộ/tháng từ hoạt động sản xuất kinh doanh?
10 đến 15 triệu 27 16 đến 20 triệu 86
21 đến 25 triệu 33 26 đến 30 triệu 4
Khác:
II: Sự tham gia của người dân vào việc lập kế hoạch và thực hiện xây dựng nông thôn mới
3. Ông bà đã tham gia vào việc lập kế hoạch phát phát triển thôn lần nào chưa?
Đã tham gia 126 Chưa 24
Nếu có thì nguyên nhân chính ông/bà tham gia lập kế hoạch là?
Lãnh đạo thôn cử đi 29 Vì mục tiêu cá nhân Người dân thôn cử đi Vì sự phát triển chung 35
Nếu không thì tại sao?
Không quan tâm 7 Không có thời gian Không được lựa chọn 17 Nguyên nhân khác:
III: Sự tham gia của người dân trong các cuộc họp thôn
4. Khoảng cách thời gian trong các lần thôn tổ chức họp về chương trình nông thôn mới?
7 ngày 21 ngày
14 ngày 17 1 tháng 133
Khoảng cách khác:
5. Tỷ lệ tham gia của các hộ gia đình trong thôn khoảng…....%.
30% 80% 98
50% 90% 11
70% 41 100%
Tỷ lệ khác
6. Sự đồng tình về chương trình nông thôn mới của các hộ khoảng ..…..%.
30% 80% 46
50% 90% 87
70% 17 100%
Tỷ lệ khác
IV: Sự tham gia của người dân trong hoạt động phát triển thôn.
7. Các buổihọp có đưa việc phát triển thôn ra bàn bạc, thảo luận công khai không?
Có 139 Không 11
8. Ông/bà có gặp khó khăn gì trong việc tham gia xây dựng chương trình nông thôn mới?
Có 13 Không 137
Nếu có thì khó khăn là gì?
Huy động tiền nhiều 9 Không được hỗ trợ sản xuất 2 Giá đền bù đất thấp 2
9. Gia đình đóng góp trong việc huy động nội lực của thôn theo phương thức nào?
Theo nhân khẩu Theo hộ gia đình 150
10. Nguồn đóng góp của gia đình cho chương trình từ đâu?
Nguyên liệu sẵn có Công lao động gia đình 114
Thu nhập gia đình 36 Khác
11. Vấn đề ông/bà muốn giải quyết khi tham gia vào mô hình nông thôn mới?
Khó khăn cơ sở hạ tầng 19 Muốn Nhà nước trợ cấp 13 Khó khăn về kinh tế 53 Muốn hợp sức cùng Nhà nước 65
V: Sự tham gia giám sát của người dân
12. Ông/bà có tham gia giám sát các hoạt động của thôn không?
Có 42 Không 108
Nếu có thì hình thức giám sát là gì?
Qua báo cáo của thôn 18 Giám sát khi thi công 16 Cử ban giám giát của thôn 8 Nếu không, tại sao?
Không nắm được kỹ thuật 15 Bận đi làm kinh tế 11 Không biết 8 Không thấy thôn yêu cầu 19
Không có thời gian 45 Không có kinh phí 10
VI: Hiệu quả từ việc xây dựng mô hình nông thôn mới
13. Thu nhập của gia đình có tăng sau chương trình nông thôn mới không?
Có 65 Không 85
Nếu có, từ những nguồn nào?
Sản xuất nông nghiệp 16 Trồng rừng 35 Trồng cây ăn quả 4
Cơ khí 10
14. Tác động của xây dựng mô hình nông thôn mới đến thu nhập của người dân?
Sản xuất tăng 66 Không có tác động 70
15. Tác động của xây dựng mô hình nông thôn mới đến môi trường? Tăng ô nhiễm
Giảm ô nhiễm 117 Không tác động 33
16. Gia đình chọn giống mới vào sản xuất lý do gì?
Tăng năng suất cây trồng 81 Tăng thu nhập cho gia đình 23
Tăng độ phì của đất Do được hỗ trợ
Do nhiều người chọn
17. Lý do gia đình tham gia làm đường bê tông thôn, xóm? Tiện cho đi lại, vận chuyển 116
Bảo vệ môi trường xung quanh Do yêu cầu của thôn 34 18. Nguồn nướcgia đình đang sử dụng?
Nước mưa Nước lọc
Giếng khơi 71 Giếng khoan 21
Nước máy công cộng 58 Nguồn khác
VII: Một số đánh giá chung
19. Việc thực hiện kế hoạch có xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân?
Có 118 Không 32
20. Theo ông/bà cần làm gì để triển khai hoạt động chương trình NTM tốt nhất? Do dân tự làm 4
Thuê bên ngoài Cần sự giúp đỡ của ban ngành 9
Kết hợp giữa các nguồn trên 137
21. Người dân có khả năng đáp ứng huy động về nội lực không?
Có 76 Không 74
22. Cách thực hiện kế hoạch có phù hợp với điều kiện của địa phương, gia đình không?
Có 37 Không 113
23. Phương thức huy động vốn của UBND xã là gỉ?
Nguyên liệu sẵn có Công lao động gia đình 114 Tiền 36 Khác:
24. Để chương trình nông thôn mới phát triển cần làm gì?
Tăng vốn đầu tư của nhà nước 36 Đầu tư các nội dung phát triển kinh tế 28 Tạo điều kiện phát triển khu công nghiệp 8
Tạo việc làm cho người dân 33 Giúp nhân dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 27 Không có ý kiến 18
Từ kết quả tổng hợp phiếu điều tra có thể đánh giá khái quát một số nội dung sau: - Người dân đồng tình ủng hộ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới vì người dân được tham gia vào việc lập kế hoạch, trao đổi, bàn bạc và giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn từ đó mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực cho từng người dân nói riêng và góp phần thay đổi dần bộ mặt nông thôn nói chung. Như vậy có thể khẳng định mặt mạnh của chương trình xây dựng nông thôn mới đó là: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng lợi. - Tuy nhiên qua kết quả điều tra cũng cho thấy một số hạn chế như:
+ Một số ít người dân chưa nhận thấy vai trò của mình, ít quan tâm đến vai trò kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình đặc biệt đối với hoạt động đầu tư các công trình. + Việc huy động đóng góp tiền của người dân trong thực hiện chương trình còn nhiều hạn chế, chủ yếu người dân đóng góp ngày công lao động.
+ Trình độ người dân còn hạn chế, nhận thức về tầm quan trọng của chương trình còn thấp và người dân chưa quen với việc làm chủ trong cộng đồng vì qua phiếu điều tra cơ bản không có đề xuất kiến nghị để chương trình nông thôn mới tiếp tục phát triển. Tóm lại qua phân tích kết quả phiếu điều tra đã chỉ ra khá rõ một số những hạn chế trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Lạng sơn trong thời gian vừa qua. Những hạn chế trên cũng chính là những thách thức của các nhà quản lý trong công tác triển khai thực hiện chương trình trong thời gian tới cần phải làm gì để nâng cao trình độ dân trí, năng lực của các tổ chức chính trị, xã hội. Giúp người dân nhận thấy vai trò, quyền làm chủ của mình trong cộng đồng, khuyến khích người dân kết hợp cùng tổ chức và đoàn thể trong quá trình thực hiện và quản lý
các hoạt động kinh tế từ đó giúp họ đưa ra quyết định trong các hoạt động của thôn. Đẩy mạnh sự tham gia của người dân vào các hoạt động từ lập kế hoạch, triển khai đến giám sát thực hiện chương trình.