Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện Chương trình theo các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra; công tác chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới phải thực hiện đồng bộ, toàn diện đối với tất cả 03 xã trên địa bàn; đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân; phát huy được vai trò chủ động, sáng tạo công đồng và người dân; huy động sự tham gia vào cuộc của các tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trong xây dựng xây dựng nông thôn mới để từng bước thực hiện nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo lộ trình kế hoạch đề ra. Các phòng, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các xã phải xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội để xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị. Thực hiện đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới theo hướng tập trung vào nội dung kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các điển hình trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời chuyển mạnh nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Chương trình cho Ban Chỉ đạo cấp xãđảm nhiệm; phát huy vai trò chủ động sáng tạo của người dân để thực sự là chủ thể trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
Thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cơ quan, đơn vị, thành viên Ban Chỉ đạo thành phố phụ trách địa bàn, lĩnh vực được phân công.