Dựa trên mô hình Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen, nghiên cứu của Hana và cộng sự (2010) đã đề xuất và thử nghiệm để giải thích “sự hình thành ý định của khách hàng đến thăm một khách sạn xanh”. Phù hợp với lý thuyết, kết quả phân tích phương trình cấu trúc cho thấy thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng tích cực đến ý định ở lại khách sạn xanh.
Cameron và cộng sự (2012) vận dụng mô hình Lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen dự đoán rằng các hành vi dự định được xác định bởi ý định hành vi mà phần lớn bị ảnh hưởng bởi thái độ cá nhân đối với hành vi, các chuẩn mực chủ quan bao trùm việc thực hiện hành vi và nhận thức cá nhân về sự kiểm soát hành vi của họ (Ajzen, 1975) để sử dụng dự đoán một loạt các hành vi sử dụng các trang web mạng xã hội (Social networking sites - SNS) của sinh viên. Các trang web mạng xã hội được định nghĩa là các sản phẩm trực tuyến như Facebook, MySpace, Twitter hoặc các trang web khác tập trung vào việc duy trì và/ hoặc xây dựng mối quan hệ.
Hình 2. 3. Mô hình nghiên cứu của Cameron và cộng sự (2012)
Huang và cộng sự (2014) đã tiến hành nghiên cứu nhằm phát triển một mô hình dự đoán về hành vi của người tiêu dùng trong việc tổng hợp lý thuyết về hành vi dự định và động lực của người tiêu dùng để nghiên cứu “dự đoán hành vi sử dụng phương tiện giao thông công cộng”. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 05 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định hành vi (Behavioral intentions) sử dụng phương tiện giao thông công cộng, gồm: Thái độ đối với hành vi (Attitudes toward the behavior), Chuẩn mực chủ quan (Subjective norms), Kiểm soát hành vi nhận thức (Perceived behavioral control), Chuẩn mực cá nhân (Personal norms) và Động lực tự quyết cao (High self-determined motivation).
Hình 2. 4. Mô hình nghiên cứu của Huang và cộng sự (2014)