Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 38)

2.4.2.1. Mối quan hệ giữa thái độ và sự tham gia

Theo lý thuyết về hành vi dự định, thái độ không quyết định hành vi trực tiếp; đúng hơn, nó tác động đến ý định hành vi, ảnh hưởng đến hành vi của con người. Vì vậy, thái độ đối với một hành vi là tiền đề của ý định hành vi. Thái độ đối với hành vi được xác định bởi một đánh giá thuận lợi hoặc bất lợi của từng cá nhân về kết quả liên quan đến hành vi. Tin rằng, thực hiện một hành vi nhất định sẽ đưa đến kết quả tích cực sẽ giữ thái độ thuận lợi đối với việc thực hiện hành vi, có nhiều khả năng thực hiện hành vi.

Nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang (2015) cho thấy thái độ có quan hệ tích cực cũng như có ý nghĩa với ý định hành vi. Đồng thời, nghiên cứu của Heesup Hana và cộng sự (2010), Rebecca Cameron và

Thái độ Niềm tin Sự tham gia Áp lực xã hội H1+ H2+ H3+ H4+ Nhận thức

Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) đã ủng hộ mối quan hệ này. Thái độ có tác động cũng như quyết định đến ý định hành vi tham gia của cộng đồng. Giả thuyết H1 được đề xuất:

H1: Thái độ có mối quan hệ cùng chiều với sự tham gia;

2.4.2.2. Mối quan hệ giữa niềm tin và sự tham gia

Theo Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016), sự tin tưởng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến ý định mua trực tuyến của người tiêu dùng. Sự thiếu tin tưởng đã được ghi nhận là một trong những lý do chính ngăn cản người tiêu dùng mua sắm trực tuyến. Nếu lòng tin không được xây dựng thì giao dịch trực tuyến sẽ không thể xảy ra. Do đó, sự tin tưởng của khách hàng đối với những người bán hàng trực tuyến là cơ sở để hoạt động mua sắm trực tuyến diễn ra.

Nghiên cứu của Rebecca Cameron và cộng sự (2012), Chih – Hsuan Huang (2015) cho thấy niềm tin có quan hệ tích cực và có ý nghĩa với ý định hành vi. Đồng thời các nghiên cứu của Heesup Han và cộng sự (2010), Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014), Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) đã ủng hộ mối quan hệ này. Niềm tin có ảnh hưởng và là động lực dẫn đến ý định hành vi tham gia của cộng đồng. Giả thuyết H2 được đề xuất:

H2: Niềm tin có mối quan hệ cùng chiều với sự tham gia;

2.4.2.3. Mối quan hệ giữa áp lực xã hội và sự tham gia

quy chuẩn (motivation to comply with normative belief). Chuẩn mực chủ quan (Subjective norm) nói đến niềm tin về việc liệu những người quan trọng khác nghĩ rằng anh ta hoặc cô ta sẽ thực hiện hành vi. Nó liên quan đến nhận thức của một người về môi trường xã hội xung quanh hành vi (Ajzen 1991).

Nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang (2015) cho thấy áp lực xã hội có quan hệ quan trọng và có ý nghĩa định hình đến ý định hành vi. Đồng thời những nghiên cứu của Heesup Hana và cộng sự (2010), Rebecca Cameron và cộng sự (2012) cũng đã ủng hộ mối quan hệ này. Áp lực xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến ý định hành vi tham gia của cá nhân. Giả thuyết H3 được đề xuất:

H3: Áp lực xã hội có mối quanh hệ cùng chiều với sự tham gia

2.4.2.4. Mối quan hệ giữa niềm tin và sự tham gia

Nhận thức có thể chia thành các nhóm: Nhận thức về tăng cường tuyên truyền và được lắng nghe ý kiến qua các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Ngô Đức Tuấn (2018); Nhận thức về quyền tự do hoạt động và giám sát, và Sự thoải mái về nhận thức qua nghiên cứu của Ngô Đức Tuấn (2018).

Nghiên cứu của Ngô Đức Tuấn (2018) cho thấy nhận thức có quan hệ tích cực và có làm gia tăng ý định hành vi. Đồng thời các nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) đã ủng hộ mối quan hệ này. Nhận thức có ảnh hưởng đến ý định hành vi tham gia của cá nhân. Giả thuyết H4 được đề xuất:

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày các lý thuyết sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường. Các khái niệm nghiên cứu được hình thành gồm các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường: (1) thái độ; (2) niềm tin; (3) áp lực xã hội; (4) nhận thức. Biến phụ thuộc là sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường. Mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết nền và các khái niệm nghiên cứu. Có 4 giả thuyết nghiên cứu được xây dựng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)