Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 42 - 48)

Danh sách các đối tượng phỏng vấn và thông tin chính được thể hiện trong Phụ lục. Tổng số người dân tham gia thảo luận nhóm là 5 người.

3.2.2.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu

Kết quả phỏng vấn cho thấy, những người tham gia phỏng vấn đều hiểu rõ các khái niệm nghiên cứu. Họ cũng đồng ý rằng, sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường chịu tác động từ nhiều yếu tố. Bốn yếu tố đề cập trong lý thuyết của luận văn: (1) thái độ; (2) niềm tin; (3) áp lực xã hội; (4) nhận thức là khá đầy đủ và phù hợp với thực tiễn của người dân tại TP. Vũng Tàu.

Hầu hết các khách hàng đồng ý các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường là phù hợp và đầy đủ. Tỷ lệ đồng thuận của đối tượng phỏng vấn về các khái niệm nghiên cứu là 100%.

Bảng 3. 2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình Thang đo Mức độ đánh giá Tỷ lệ đồng thuận

Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Kết luận Các yếu tố ảnh hưởng

đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường (1) thái độ; 5 100% (2) niềm tin; 5 100% (3) áp lực xã hội 5 100% (4) nhận thức 5 100%

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính

Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của đối tượng phỏng vấn và kết hợp với lý thuyết nghiên cứu cho thấy:

(1) Các khái niệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường và khái niệm sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường có tồn tại. Các yếu tố đề cập trong mô hình lý thuyết là đầy đủ, cụ thể và phù hợp với thực tiễn tại TP. Vũng Tàu .

(2) Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy vai trò của: (1) thái độ; (2) niềm tin; (3) áp lực xã hội; (4) nhận thức ảnh hưởng tích cực đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường. Mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu là rất cần thiết được kiểm định.

Dựa trên kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm, mô hình lý thuyết được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.

Tóm lại, các khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm 5 khái niệm đơn hướng, đó là: (1) thái độ; (2) niềm tin; (3) áp lực xã hội; (4) nhận thức và (5) sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 mức trong đó: (1) Hoàn toàn phản đối, (2) Phản đối, (3) Không có ý kiến, (4) Đồng ý, và (5) Hoàn toàn đồng ý.

Từ các ý kiến đóng góp điều chỉnh thang đo, tác giả sẽ tổng hợp bổ sung, điều chỉnh các thang đo của các khái niệm nghiên cứu.

3.2.2.2. Xây dựng, điều chỉnh và phát triển thang đo

1) Thang đo thái độ

Bảng 3. 3. Nội dung thang đo thái độ

Kí hiệu

Nội dung thang đo Nguồn TD1 Quyết định tham gia thực hiện các dự án hạ tầng kỹ

thuật trên địa bàn hoàn toàn phụ thuộc vào ông/ bà?

Trần Hữu Tài (2019)

TD2 Ông/ bà có thể tham gia thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn bằng cách đóng góp ngân sách TD3 Ông/ bà có thể tham gia thực hiện các dự án hạ tầng

kỹ thuật trên địa bàn bằng cách đóng góp thời gian TD4 Ông/ bà có cố gắng tham gia thực hiện các dự án hạ

tầng kỹ thuật trên địa bàn mặc dù ngân sách và thời gian của ông/ bà eo hẹp?

TD5 Ông/ bà có nghĩ rằng người dân trong khu phố tham gia giám sát các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn là cần thiết?

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Trần Hữu Tài (2019)

Thang đo thái độ được kế thừa từ nghiên cứu của Trần Hữu Tài được đo lường bằng 5 biến quan sát. Các biến quan sát được kí hiệu từ TD1 đến TD5.

2) Thang đo niềm tin

Bảng 3. 4. Nội dung thang đo niềm tin

Kí hiệu

Nội dung thang đo Nguồn NT1 Ông/ bà có thấy các dự án hạ tầng kỹ thuật trên

địa bàn là những chủ trương đúng đắn

Chih – Hsuan Huang (2015) NT2 Ông/ bà có thấy các dự án hạ tầng kỹ thuật trên

địa bàn là hợp lý

NT3 Ông/ bà có thấy việc gia đình mình tham gia vào thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn là cần thiết

NT4 Ông/ bà có thấy việc tham gia vào thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn là hữu ích cho chính gia đình mình và những người trong khu phố

NT5 Ông/ bà có thấy việc tham gia vào thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn đã tạo cho ông/ bà có cảm giác giúp ích cho xã hội

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Chih – Hsuan Huang (2015)

Thang đo “niềm tin” được kế thừa từ nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang (2015). Nhóm thảo luận thống nhất điều chỉnh câu chữ cho phù hợp với thực tế và được thể hiện ở Bảng 3.3. Thang đo niềm tin được đo lường bằng 5 biến quan sát được kí hiệu từ NT1 đến NT5.

3) Thang đo áp lực xã hội

Bảng 3. 5. Nội dung thang đo áp lực xã hội

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn ALXH1 Bạn bè của ông/ bà cho rằng ông/ bà nên tham gia

vào thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.

Chih – Hsuan Huang (2015) ALXH2 Người trong gia đình của ông/ bà cho rằng ông/ bà

nên tham gia vào thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn

ALXH3 Các hộ dân trong khu phố của ông/ bà cho rằng ông/ bà nên tham gia vào thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn.

ALXH4 Chính quyền khuyến khích ông/ bà nên tham gia vào thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn. ALXH5 Ông/ bà có nghĩ rằng việc ông/ bà nên tham gia vào

các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn là trách nhiệm đối với cộng đồng

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Chih – Hsuan Huang (2015)

Thang đo áp lực xã hội được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang (2015), kí hiệu từ ALXH1 đến ALXH5.

4) Thang đo nhận thức

Bảng 3. 6. Nội dung thang đo nhận thức

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồ n NHANTHUC

1

Theo ông/ bà, nếu tăng cường cung cấp thông tin và đẩy mạnh việc tuyên truyền về các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thì người dân sẽ tham gia nhiều

hơn Trần Hữu Tài (2019) NHANTHUC 2

Theo ông/ bà, việc tiếp thu và tôn trọng ý kiến của người dân trong việc ra quyết định về các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thì người dân sẽ tham gia nhiều hơn

tầng kỹ thuật trên địa bàn thì người dân sẽ tham gia nhiều hơn

NHANTHUC 4

Theo ông/ bà, việc trao quyền giám sát cho người dân trong các hoạt động triển khai thực hiện các chính sách về các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thì người dân sẽ tham gia nhiều hơn

NHANTHUC 5

Theo ông/ bà, các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trên các phương tiện truyền thông đại chúng về các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thì người dân sẽ tham gia nhiều hơn

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Trần Hữu Tài (2019)

Thang đo niềm tin được đo lường bằng 5 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Trần Hữu Tài (2019), kí hiệu từ NT1 đến NT5.

5) Thang đo ý định hành vi tham gia

Bảng 3. 7. Nội dung thang đo sự đồng cảm

Kí hiệu Nội dung thang đo Nguồn YDTG1 Ông/ bà có sẽ ủng hộ các dự án hạ tầng

kỹ thuật trên địa bàn

Chih – Hsuan Huang (2015)

YDTG2 Ông/ bà có ý định tham gia các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn

YDTG3 Ông/ bà cố gắng tham gia các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn

YDTG4 Ông/ bà sẽ tham gia các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính từ điều chỉnh thang đo của Chih – Hsuan Huang (2015)

Thang đo ý định hành vi tham gia được đo lường bằng 4 biến quan sát và được xây dựng dựa trên nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang (2015), kí hiệu từ YDTG1 đến YDTG4.

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)