Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường. Hình 5.1 cho thấy độ lớn ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường theo thứ tự giảm dần: (1) thái độ, (2) nhận thức, (3) áp lực xã hội, (4) niềm
duy tu nâng cấp các tuyến đường, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý để cải thiện yếu tố trên.
Hình 5. 1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường
5.2.1. Cải thiện yếu tố thái độ
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố thái độ là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường, với trọng số ảnh hưởng = 0.359. Để cải thiện yếu tố này, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý sau:
Bảng 5. 1. Thống kê mô tả yếu tố thái độ
Nội dung biến quan sát Trung bình
Quyết định tham gia thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn hoàn toàn phụ thuộc vào ông/ bà?
3.7023
Ông/ bà có thể tham gia thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn bằng cách đóng góp ngân sách
3.7860
Ông/ bà có thể tham gia thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn bằng cách đóng góp thời gian
3.9721
Ông/ bà có cố gắng tham gia thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn mặc dù ngân sách và thời gian của ông/ bà eo hẹp?
3.6372
Ông/ bà có nghĩ rằng người dân trong khu phố tham gia giám sát các dự án hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn là cần thiết?
3.5907
Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Các cơ quan tổ chức thực hiện dự án (Ủy ban nhân dân phường, chủ đầu tư, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chính kế hoạch,…) cần hiểu được nguyện vọng, ý kiến của người dân nơi thực hiện dự án khi mời gọi họ tham gia, không nên áp đặt, ràng buộc, đồng thời cần nắm bắt rõ điều kiện như tình trạng thu nhập, hoàn cảnh kinh tế, thời gian, năng lực… của các hộ gia đình để có giải pháp lựa chọn nội dung tham gia phù hợp làm người dân hăng hái và tự tin khi tham gia; mức đóng góp phải căn cứ và phù hợp thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn, cũng như nhu cầu cần người dân đóng góp; mức miễn giảm của việc đóng góp nếu có phải do người dân bàn bạc quyết định.
Việc huy động đóng góp tự nguyện phải để người dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số, và việc
thực hiện trên cơ sở tối thiểu 2 phần 3 người dân liên quan tham dự. Nguồn vốn, vật chất đóng góp phải đúng mục đích và sử dụng đúng công trình.
Cần phổ biến cho người dân về tầm quan trọng công tác giám sát thực hiện dự án, khi dự án được giám sát tốt thì chất lượng công trình sẽ nâng cao và đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân trong khu vực, từ đó tạo động lực, nhiệt huyết cho những người dân có chuyên môn, am hiểu kỹ thuật giành thời gian tham gia vào việc giám sát của cộng đồng đối với dự án; Ban giám sát cộng đồng cần có đại diện của ban ngành, đoàn thể Phường, gồm: Ban Thanh tra nhân dân, Mặt trận tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, và đại diện người dân trong khu vực có năng lực, kinh nghiệm do người dân bầu ra, đặc biệt cần mời cán bộ hưu trí tham gia nhằm phát huy kiến thức, kinh nghiệm của “họ” và thông qua “họ” làm cầu nối giữa người dân và các cơ quan tổ chức thực hiện.