Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 77 - 79)

Kết quả ước lượng chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa của các tham số hồi quy chính được trình bày ở Bảng 4.14. Kết quả cho thấy các mối quan hệ đều có ý nghĩa thống kê (p < 1%), các giả thuyết về mối quan hệ của các khái niệm kì vọng trong mô hình nghiên cứu lý thuyết đều được chấp nhận.

Cụ thể, H1: Thái độ có mối quan hệ cùng chiều với sự tham gia. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được chấp nhận (β = 0,359; p = 0,000 < 0.01). Kết quả nghiên cứu của đề tài giống với nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang (2015) cho thấy thái độ có quan hệ tích cực cũng như có ý nghĩa với ý định hành vi. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu giống với nghiên cứu của Heesup Hana và cộng sự (2010), Rebecca Cameron và cộng sự (2012), Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014), Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018) đã ủng hộ mối quan hệ này.

Giả thuyết H2 cho thấy niềm tin có mối quan hệ cùng chiều với sự tham gia. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết H2 được chấp nhận (β = 0,228; p = 0,000 < 0.01). Kết quả nghiên cứu của tác giả giống với nghiên cứu của Rebecca Cameron và cộng sự (2012), Chih – Hsuan Huang (2015) cho thấy niềm tin có quan hệ tích cực và có ý nghĩa với ý định hành vi. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của Heesup Han và cộng sự (2010), Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014), Hà Ngọc Thắng và Nguyễn Thành Độ (2016), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018).

Giả thuyết H3, áp lực xã hội có mối quanh hệ cùng chiều với sự tham gia. Kết quả ước lượng cho thấy giả thuyết này được cũng chấp nhận (β = 0,264; p = 0,000 < 0.1). Kết quả nghiên cứu còn giống với nghiên cứu của nghiên cứu của Chih – Hsuan Huang (2015) cho thấy áp lực xã hội có quan hệ quan trọng và có ý nghĩa định hình đến ý định hành vi. Đồng thời những nghiên cứu của Heesup Hana và cộng sự (2010), Rebecca Cameron và cộng sự (2012) cũng đã ủng hộ mối quan hệ này.

Giả thuyết H4, nhận thức có mối quanh hệ cùng chiều với sự tham gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận (β = 0,319; p = 0,000 < 0.01). Kết quả kiểm định giả thuyết này giống với nghiên cứu của Ngô Đức Tuấn (2018); Nguyễn Xuân Cường và cộng sự (2014), Hoàng Thu Thủy và Bùi Hoàng Minh Thư (2018). Các nghiên cứu trên đều ủng hộ mối quan hệ này.

Hệ số xác định của mô hình ước lượng (R2 = 66% > 50% ) cho thấy mức độ giải thích của mô hình là mạnh. Đều này cho thấy mức độ giải

tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, duy tu nâng cấp các tuyến đường trên tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)