CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HTX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX kiểu mới ở tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 34)

3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HTX

1.1.1 Khái niệm về HTX

* Khái niệm HTX ở một số nước:

HTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là một tổ chức kinh tế cĩđặc thù riêng. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, hợp tác xã đã hình thành và phát triển hơn 100 năm. Trong Luật hợp tác xã của các nƣớc đều đƣa ra định nghĩa về hợp tác xã.

Luật Hợp tác xã của Cộng Hòa Liên Ban Đức định nghĩa: “Hợp tác xã đăng ký là những tập thể với đa số thành viên khơng hạn chế nhằm khuyến khích việc sản xuất, kinh doanh của các thành viên, thơng qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh chung”.

Luật Hợp tác xã của Inđônêxia định nghĩa: “Hợp tác xã Inđônêxialà tổ chức kinh tế của nhân dân mang tính xã hội, gồm những người hoặc những tổ chức ở địa phương và thành viên lập nên một hệ thống kinh tế như là nỗ lực chung đặt trên cơ sở nguyên tắc của tình anh em”.

Luật Hơp tác xã của Philippin định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của những người cĩ cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt được mục đích xã hội hoặc kinh tế chung, có sự góp công bằng vào vốn và chấp nhận phần đĩng hợp lý vào các cơng việc và phần lợi ích của việc kinh doanh theo

nguyên tắc hợp tác xã đã được chấp nhận chung”.

Các nƣớc: Thụy Điển, Canađa quan niệm HTX là một tập hợp gồm những ngƣời có nhu cầu chung về kinh tế và xã hội để thành lập một doanh nghiệp phù hợp với các nguyên tắc hoạt động của HTX, nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.

Nhƣ vậy, HTX là một tổ chức doanh nghiệp khác về cơ bản với công ty cổ phần. Đặc trƣng của HTX là thông qua hoạt động kinh doanh để liên kết các thành viên với nhau và hạn chế phân chia lợi nhuận theo cổ phần.

Từ những định nghĩa Hợp tác xã nêu trên, có thể hiểu Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế của những cá nhân, tập thể tự nguyện liên kết với nhau nhằm mục đích chung, thoả mãn nhu cầu chung, nhằm hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tiến hành công việc

kinh doanh có hiệu quả nhất theo nguyên tắc liên kết tự nguyện.

* Khái niệm HTX ở Việt Nam

- Hợp tác:

Hợp tác là sự kết hợp sức lực của các cá nhân hoặc đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động

riêng lẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện đƣợc, hoặc thực hiện kém

hiệu quả so với hợp tác [16, tr. 11].

Hợp tác là hình thức tất yếu trong lao động sản xuất và hoạt động kinh tế của con ngƣời. Hợp tác bắt nguồn từ tính chất xã hội của hoạt động nói chung, của lao động sản xuất và hoạt động kinh tế nói riêng của con ngƣời. Do vậy, sự phát triển của hợp tác gắn liền và bị quy định bởi tiến trình nâng cao trình độ xã hội hóa sản xuất và hoạt động kinh tế. Trong lao động sản xuất, hợp tác có tác dụng làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của các hình thức và tính chất thích hợp của hợp tác có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hợp tác lao động đƣợc thực hiện từ khi loài ngƣời xuất hiện và ngày càng

phát triển. Cùng với tiến trình phát triển xã hội, phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Do đó, nhu cầu về hợp tác lao động ngày càng tăng, mối quan hệ hợp tácngày càng chặt chẽ và mở rộng. Nó không bị giới hạn trong phạm vi từng đơn vị, từng ngành, từng địa phƣơng, trong một nƣớc, mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế.

Hợp tác có nhiều hình thức với đặc điểm, tính chất, trình độ khác nhau: hợp tác ngẫu nhiên, nhất thời; hợp tác thƣờng xuyên, ổn định; hợp tác lao động nhƣ Mác đã phân tích về ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tƣ bản trong công nghiệp; hợp tác giữa các đơn vị, các ngành v.v...

- Kinh tế hợp tác

Kinh tế hợp tác là phạm trù hẹp của hợp tác, phản ánh một phạm vi hợp tác -

hợp tác trong lĩnh vực kinh tế.

Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế, hợp tác tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ƣu thế và sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất - kinh doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, thì kinh tế hợp tác là một hình thức kinh tế mà nhờ đó các chủ thể kinh tế tự chủ có điều kiện phát triển. Nhƣ vậy, quan hệ kinh tế hợp tác phải đƣợc xây dựng trên nguyên tắc: Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và tính tự chủ, độc lập của các thành

viên tham gia.

Hợp tác trong nông nghiệp là nhu cầu khách quan. Từ thời xa xƣa, các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ, giúp đỡ nhau vƣợt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Khi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp thì quá trình hợp tác mang tính chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau v.v... nhằm đáp ứng nhu cầu thời vụ, hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những công việc mà từng hộ gia đình không có khả năng thực hiện, hoặc làm riêng rẽ không có hiệu quả nhƣ: phòng chống thiên tai, thú dữ, sâu bệnh, đào kênh dẫn nƣớc v.v... Đặc điểm cơ bản của hợp tác kiểu này là hợp tác theo thời vụ, việc hợp tác ngẫu nhiên, không thƣờng xuyên, chƣa tính đến giá trị ngày công. Đây là các hình thức hợp tác ở trình độ thấp.

Khi nền nông nghiệp hàng hóa phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình tái sản xuất ngày càng tăng cả về quy mô và chất lƣợng, nhƣ dịch vụ về giống, phòng trừ sâu bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thủy lợi v.v... Trong điều kiện này, từng

hộ nông dân tự đảm nhiệm tất cả các khâu cho quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn, hoặc không đủ khả năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn so với hợp tác. Từ đó, nảy sinh nhu cầu hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác thƣờng xuyên, ổn định, có tính đến giá trị ngày công, giá trị dịch vụ, dẫn đến hình thành hợp tác xã.

Nhƣ vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độ chính

trị - xã hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế, nông dân đều có nhu cầu hợp tác từ hình thức giản đơn đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Lực lƣợng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng. Do đó, tất yếu hình thành và ngày càng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn, từ kinh tế hợp tác giản đơn nhƣ các tổ, hội nghề nghiệp; các tổ, nhóm hợp tác, đến các tổ kinh tế hợp tác và hợp tác phát triển ở trình độ cao là hợp

tác xã.

- Hợp tác xã:

Hợp tác xã là loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn loại hình kinh tế hợp tác giản đơn. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, HTX đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm. Trong luật HTX của nhiều nƣớc cũng nhƣ một số tổ chức

quốc tế đều có các định nghĩa về HTX. Liên minh HTX quốc tế (International

Covperatise Alliance - ICA) đƣợc thành lập tháng 8năm 1895 tại Luân Đôn, Vƣơng quốc Anh, đã định nghĩa HTX nhƣ sau: "Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những ngƣời tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hóa qua mộtxí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ". Năm 1995, định nghĩa này đƣợc hoàn thiện: "Hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những ngƣời sáng lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tƣởng vào ý nghĩa đạo đức, về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc ngƣời khác" [1].

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: HTX là sự liên kết của những ngƣời đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyển giao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó chủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác, phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung v.v...

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về HTX, cũng nhƣ sự khác nhau về đặc điểm, cơ chế tổ chức, phƣơng thức hoạt động v.v. của các mô hình HTX ở các nƣớc trên thế giới, song các loại hình HTX đều có một số đặc điểm chung sau đây:

- HTX là một tổ chức kinh tế do các chủ thể kinh tế tự nguyện góp vốn, góp sức hình thành. Hoạt động của HTX chủ yếu nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh tế của các thành viên tham gia với phƣơng châm giúp đỡ lẫn nhau (cũng là giúp đỡ chính mình). Ngoài ra, hoạt động của HTX còn mang tính cộng đồng xã hội

- tƣơng trợ, giúp đỡ cộng đồng. Do vậy, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của HTX.

- Nguyên tắc cơ bản của HTX là tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ. Ở các nƣớc tƣ bản, kinh tế hợp tác mặc dù chỉ là dòng "Kinh tế phụ", nhƣng nó đặc biệt quan trọng đối với nông dân. HTX giúp đỡ các trang trại, hộ nông dân tồn tại trƣớc những tác động của kinh tế thị trƣờng và ảnh hƣởng của các tổ chức độc quyền lớn. Do vậy, ngoài mục tiêu kinh tế, HTX còn là loại hình kinh tế mang tính chất xã hội - nhân đạo.

Theo Luật Hợp tác xã năm 2012 có khái niệm Hợp tác xã nhƣ sau: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những ngƣời lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp thựchiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế -xã hội”. Nhƣ vậy, theo Luật Hợp tác xã, HTX vừa là một tổ chức kinh tế, vừa là một tổ chức có chức năng xã hội. Tuy nhiên, chức năng kinh tế đƣợc coi trọng hơn.

Quan niệm nhƣ vậy đã góp phần làm cho HTX bình đẳng với các tổ chức kinh tế khác (nhƣ doanh nghiệp Nhà nƣớc, công ty, doanh nghiệp tƣ nhân…)và tạo điều kiện cho HTX tập trung làm tốt chức năng kinh tế của mình.

Luật HTX năm 2003 khái niệm HTX là tổ chức kinh tế và tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

HTX hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn Điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX.

Luật HTX năm 2012 khái niệm Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tƣ cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tƣơng trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX kiểu mới ở tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)