Đặc điểm địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX kiểu mới ở tỉnh vĩnh long (Trang 67 - 69)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ KIỂU MỚI Ở

2.1 THÔNG TIN CHUNG TỈNH VĨNH LONG

2.1.1.4 Đặc điểm địa hình

Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao trình khá thấp so với mực nƣớc biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ

cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hƣớng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hƣởng của nƣớc mặn và ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp nhƣ sau:

- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng nhƣ đất cù lao giữa sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dân cƣ đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông thuỷ bộ. .

- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu là đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tƣới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hƣởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cƣ phân bố ít trên vùng đất này.

- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa)..

Với địa hình trên, trong thế kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tƣợng biến đối khí hậu toàn cầu chung, song không lớn (có 2 dự báo: vào cuối thế kỷ những vùng có cao trình 0,5 m có thể bị lụt, dự báo khác gần 1 m).. (nguồn: Sở kế hoạch đầu tƣ).

2.1.2 Điềukiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Đất đai của tỉnh Vĩnh Long đƣợc hình thành do kết quả trầm tích biển lùi

Holocene (cách nay khoảng 5.000-11.200 năm) dƣới tác động của sông Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhƣỡng của Chƣơng trình Đất tỉnh Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn 90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm 30,81% diện tích), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện

tích).

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh có 147.912,7 ha đƣợc chia ra 5 loại đất sử dụng nhƣ sau (tỉnh không có đất lâm nghiệp): Đất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở đô thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chƣa sử dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.

Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ- CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 2006-

2010 tỉnh Vĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn trái, cây công nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Thực tế sử dụng đất đến 1/1/2010 cho

thấy đất sản xuất nông nghiệp, cũng nhƣ đất trồng cây hàng năm đều đạt mức lớn hơn mục tiêu quy hoạch, chủ yếu theo hƣớng tăng diện tích màu và cây ăn trái. Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lãnh đạo tỉnh, ngành nông nghiệp cũng nhƣ các huyện, thị, thành phố đều thống nhất tăng diện tích cây ăn trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng diện tích luân

canh lúa và hoa màu. (nguồn: Sở kế hoạch đầu tƣ)

* Tài nguyên nước

Vĩnh Long cách biển Ðông gần 200Km, nên hầu nhƣ không có nƣớc mặn. Toàn tỉnh chịu ảnh hƣởng của chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông

thông qua hai sông chính là Sông Tiền, Sông Hậu và đƣợc nối liền bởi Sông Mang

Thít.

Hàng năm một lƣợng lớn phù sa của Sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp nên đất đai màu mỡ thích hợp cho các loại cây trồng. Nhóm đất phù sa chiếm 30,29% diện tích đất tự nhiên, tập trung nhiều ở huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh và một phần của hai huyện Long Hồ và Tam Bình.

Ðây là vùng đất thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế

cao. Tổng diện tích đất sử dụng vào các ngành kinh tế khác nhau của tỉnh là

147.204,84ha. Trong đó diện tích đất dùng vàosản xuất nông nghiệp 119.135ha

* Tài nguyên khoáng sản:

Chủ yếu là cát sông với trữ lƣợng khoảng 143 triệu m3 phân bố nhiều ở khu vực sông Cổ Chiên và đất sét trữ lƣợng khoảng 92 triệu m3 , nằm ở vùng ven thị xã Vĩnh Long và huyện Long Hồ, Mang Thít Ðây là loại đất thích hợp làm nguyên liệu sản xuất đồ gốm, gạch ngói. Từ đất sét Vĩnh Long đã có những sản phẩm gốm mỹ nghệ xuất khẩu sang các nƣớc Châu Âu và thế giới.. (nguồn: Sở kế hoạch đầu tƣ

ngày 02 tháng 6 năm 2015)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX kiểu mới ở tỉnh vĩnh long (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)