- Liên Minh Hợp tác xã
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỂN
1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về vị trí, vai trò của HTX kiểu mới trong nền
trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa
Đƣờng lối đổi mới do Đại hội VI đề xƣớng đã khẳng định phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế HTX đƣợc khẳng định cùng với kinh tế nhà nƣớc dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân; đồng thời thừa nhận sự tồn tại của kinh tế HTX phải đi đôi với sự phát triển đa dạng của các hình thức kinh tế hợp tác từ thấp đến cao, HTX là bộ phận nòng cốt của kinh tế hợp tác. Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khoá VI) đã khẳng định, kinh tế HTX có nhiều hình thức từ thấp đến cao, mọi tổ chức SX-KD do ngƣời lao động tự nguyện góp vốn, góp sức, đƣợc quản lý theo nguyên tắc dân chủ đều là HTX. Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 5 (khoá VII) tháng 6/1993 làm rõ thêm bản chất của HTX trên cơ sở phát huy tính tự chủ của kinh tế hộ, coi kinh tế hộ là bộ phận khắng khít của kinh tế HTX. Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ (khoá VII) tiếp tục khẳng định và phát
triển quan điểm của Đảng coi kinh tế HTX với nhiều hình thức phong phú và đa dạng từ thấp đến cao, phù hợp với nguyện tác tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân
chủ, kết hợp với sức mạnh của hộ xã viên, làm cho kinh tế hợp tác trở thành một
thành phần kinh tế vững mạnh, cùng với kinh tế quốc doanh trở thành xƣơng sống của nền kinh tế quốc dân. Đến Đại hội VIII, quan điểm phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX; kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nƣớc cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Quan điểm của Đảng đƣợc cụ thể hoá trong Nghị quyết 13-NQ/TW tại Hội nghị Trung Ƣơng 5 (khoá IX) đã nêu:
Thứ nhất:kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX thời gian tới phải phát triển đa dạng về hình thức, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn, bao gồm nhiều hình thức sở hữu, với nhiều trình độ khác nhau, từ tổ hợp tác đến HTX và lên đến trình độ cao là liên hiệp HTX. Sở hữu trong kinh tế tập thể dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi với các thành phần kinh tế khác, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn; Phân phối vừa theo lao động, vừa theo vốn góp và mức độ tham gia của dịch vụ; Nguyên tắc hoạt động: tự chủ; tự chịu trách nhiệm; Thành viên tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân... cùng góp vốn, cựng gúp sức trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
Thứ hai: Kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phải là một tổ chức kinh tế kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của các thành viên và lợi ích tập thể: Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên và phát triển cộng đồng. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh tế tập thể phải trên cơ sở quan điểm toàn diện, cả kinh tế-chính trị-xã hội, cả hiệu quả của tập thể và hiệu quả của các thành viên;
Thứ ba: Khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục phát triển rộng rãi các hình
thức kinh tế tập thể trong tất cả các ngành, lĩnh vực và địa bàn, trong đó trọng tâm là khu vực nông nghiệp, nông thôn; Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại; Khẳng định kinh tế
tập thể tuyệt nhiên không thay thế hoặc thủ tiêu kinh tế hộ, trang trại; Gắn phát triển kinh tế tập thể với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; Thúc đẩy kinh tế tập thể không ngừng phát triển sức sản xuất, vƣơn lên cạnh tranh trong quá trình hội nghập kinh tế quốc tế.
Thứ tư: Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nƣớc và phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong phát triển kinh tế tập thể: Nhà nƣớc ban hành các chính sách trợ giúp kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và phát triển, thông qua việc giúp đỡ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, ứng dụng KH-CN, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trƣờng, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng trƣớc đây, khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn tập thể trong HTX; Phát huy vai trò Liên minh HTX Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia kinh tế tập thể, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát của các thành viên, ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí.
Thứ năm: Nghị quyết 13/NQ/TW chỉ rõ phƣơng châm phát triển kinh tế tập thể trong thời gian tới: Phát triển HTX phải theo phƣơng châm tích cực, chủ động, nhƣng phải vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đa dạng về mô hình, vì hiệu quả thiết thực, trƣớc hết là vì sự phát triển của sức sản xuất, triệt để tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, nhất quyết không nóng vội, chủ quan duy ý chí, áp đặt; Nhƣng cũng yêu cầu cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần khắc phục sự buông lỏng lãnh đạo, bị động ngồi chờ, để mặc sự phát triển tự phát của nền kinh tế, mà chậm trể trong việc nắm bắt và đáp ứng những đòi hỏi của nhân dân về phát triển kinh tế tập thể. Nghị quyết Trung ƣơng yêu cầu phải xác lập môi trƣờng thể chế và tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế hợp tác, HTX phát triển nhƣ: Sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật hiện hành về những vấn đề liên quan đến kinh tế tập thể, bảo đảm tính nhất quán giữa các luật, Luật Đất đai, Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức Tín dụng, các Luật về Thuế, Bộ Luật Dân sự, Luật về Bảo hiểm xã hội, Pháp lệnh Cán bộ công chức... tạo điều kiện cho Luật HTX đi nhanh vào cuộc sống
theo hƣớng giảm tối đa thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh, thành viên HTX bao gồm cả thể nhân và pháp nhân; cán bộ công chức đƣợc tham gia HTX với tƣ cách là xã viên; phân định rõ chức năng quản lý của Ban quản trị và chức năng điều hành của Chủ nhiệm; Chủ nhiệm có thể là xã viên hoặc ngoài HTX do ban quản trị thuê; HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lựa chọn ngành, nghề kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu, đa dạng lĩnh vực hoạt động phù hợp với nhu cầu thị trƣờng; Ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản dƣới luật, sửa đổi bổ sung Điều lệ mẫu phù hợp với đặc thù của các loại hình HTX để dễ vận dụng; Hƣớng dẫn về tổ chức, hoạt động đối với tổ hợp tác theo Bộ luật Dân sự.
Tạo lập môi trƣờng tâm lý xã hội thuận lợi cho kinh tế hợp tác, HTX phát triển bằng việc: Tăng cƣờng tuyên tryền chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển kinh tế hợp tác, HTX và các mô hình làm ăn có hiệu quả; Biểu dƣơng, khen thƣởng những cá nhân và tập thể có thành tích và đóng góp cho kinh tế hợp tác, HTX; Đƣa nội dung phát triển kinh tế hợp tác, HTX vào giảng dạy trong các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.