Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2012) cho rằng chi phí đào tạo sẽ quyết định việc lựa chọn các phƣơng án đào tạo. Các chi phí này có thể gồm các chi
phí trực tiếp nhƣ các chi phí: cơ sở vật chất, tiền lƣơng cho giáo viên, các tài liệu, chi phí tổ chức cũng nhƣ công tác phục vụ trong suốt quá trình học.
Việc xác định chi phí đào tạo rất quan trọng trong công tác tổ chức đào tạo vì nó quyết định việc lựa chọn phƣơng pháp đào tạo và ảnh hƣởng đến hiệu quả trong và sau quá trình đào tạo. Việc xác định kinh phí phù hợp cần phải đƣợc tính toán kỹ lƣỡng dựa trên cơ sở ngân sách đào tạo của tổ chức, nội dung, mục tiêu của khóa đào tạo sao cho hợp lý sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, tránh lãng phí.
Chi phí đào tạo bao gồm chi phí tài chính và chi phí cơ hội, trong đó:
- Chi phí tài chính: bao gồm chi phí cho ngƣời dạy nhƣ tiền lƣơng, tiền công, phụ cấp cho giáo viên; chi phí cho ngƣời học nhƣ học phí, phụ cấp, chi phí đào tạo khác (chi phí đi lại, ăn, ở...); chi phí cho phƣơng tiện dạy và học: phòng học, máy tính, máy chiếu, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu...; chi phí cho ngƣời quản lý chƣơng trình và các chi phí khác: tiền lƣơng, tiền công cho các cán bộ quản lý, chi phí quản lý...
- Chi phí cơ hội: Là những chi phí không phải bằng tiền mà doanh nghiệp hay cá nhân nguời đi học phải chịu khi tham gia đào tạo, bao gồm: doanh thu, lợi nhuận hoặc hiệu suất công việc giảm sút do việc cử ngƣời đi học làm giảm thời gian cống hiến cho công việc, thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động của ngƣời lao động giảm do phải tham gia đào tạo, các cơ hội khác mà doanh nghiệp hay cá nhân ngƣời lao động bỏ qua trong thời gian tham gia đào tạo...