Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hải dương (Trang 36 - 40)

Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp nhất, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong các phương pháp tốt để giải quyết vấn đề của mình trong bối cảnh hiện nay là các ngân hàng thương mại phải tăng cường hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước, từ đó có thể đảm bảo khả năng thanh toán, phát triển các hoạt động đầu tư và cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

Các vấn đề về vốn, huy động vốn, quản lý sử dụng vốn huy động, hiệu quả công tác huy động vốn, cũng như các vấn đề liên quan tới ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần,… đã được một số tác giả ở Việt Nam nghiên cứu từ cuối những năm 80.

Các đề tài nghiên cứu tập trung vào một vấn đề hoặc của một loại tổ chức ngân hàng cụ thể:

huy động vốn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Phú Thọ”.

Điểm mạnh của đề tài, tác giả đã đề cập khá sâu đến phương pháp, kỹ thuật và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động huy động vốn. Và tác giả đưa ra kinh nghiệm huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Phú Thọ là tác động mạnh vào phân cấp khách hàng, trọng tâm huy động vào đối tượng khách hàng là các tổ chức kinh tế.

Phần giải pháp và vận dụng chủ yếu tập trung vào đặc thù của ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Phú Thọ.

Với luận văn cao học của tác giả Trương Khánh Linh (năm 2012) với đề tài “Giải pháp huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh”.

Điểm mạnh của đề tài, tác giả đã đề cập thực trạng công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh. Và đưa ra kinh nghiệm quản lý huy động vốn tại NHTMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là theo hướng phát triển bán lẻ, NHTMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã thiết kế được một số sản phẩm có nhiều tính năng hơn các ngân hàng khác như Tiết kiệm tặng bảo hiểm, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm bậc thang lãi thưởng, tiết kiệm 15-24 (gửi kỳ hạn 15 tháng, hưởng lãi suất theo kỳ hạn 24 tháng) được quyền rút trước hạn toàn bộ với các mức lãi suất được hưởng ưu đãi khi rút trước hạn.

Ngoài ra VCB đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn với quà tặng ấn tượng như: Gửi tiền đầu xuân - Lì xì may mắn, Du lịch vòng quanh thế giới với chứng chỉ tiền gửi 366 ngày, Quà tặng vàng, tiền gửi kỳ hạn lẻ, hay gửi thiệp chúc mừng sinh nhật, tặng quà với cá nhân có số dư tiền gửi lớn…

Phần giải pháp và vận dụng chủ yếu tập trung vào công tác quản lý huy động vốn, với đặc thù của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.

cạnh tranh nhằm huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên”.

Đề tài đề cập vấn đề thực trạng khả năng cạnh tranh nhằm huy động vốn tại VIB chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đưa ra kinh nghiệm khả năng cạnh tranh nhằm huy động vốn tại VIB chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đó là:

- Khả năng ứng phó nhanh nhạy và kịp thời trước sự biến động phức tạp, không theo quy luật của lãi suất.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động tập trung vào Doanh nghiệp, dân cư.

- Nâng cao chất lượng phục vụ và uy tín của VIB chi nhánh tỉnh Thái Nguyên - Nhân tố con người của VIB chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tạo nên sự khác biệt.

Phần giải pháp và vận dụng chủ yếu tập trung vào tăng khả năng cạnh tranh nhằm huy động vốn tại VIB chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Tác giả Bùi Xuân Thu (năm 2012) trong luận văn cao học “Giải pháp thúc đẩy công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh”. Tác giả đã hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm lý luận về vốn và hiệu quả công tác huy động vốn của NHNN&PTNT tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng trưởng nguồn vốn cho NHNN&PTNT tỉnh Bắc Ninh.

Ngoài ra, còn khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước khác liên quan tới công tác huy động vốn tại các ngân hàng, Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu của các tác giả trong nước cho đến nay chủ yếu đi sâu vào xem xét một trong số các vấn đề: vốn, công tác huy động vốn, khả năng cạnh tranh nhằm huy động vốn, quản lý huy động vốn, hiệu quả công tác huy động vốn… các nghiên cứu hầu hết giới hạn phạm vi trong một ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần cụ thể, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến nâng cao khả năng huy động vốn gắn với Ngân hàng Thương mại Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hải Dương.

Chính vì vậy, luận văn cần làm rõ nội dung, vai trò, sự cần thiết phải tăng cường huy động vốn trong NHTM, các hình thức huy động vốn, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác

huy động vốn. Đồng thời, phải làm rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các vấn đề này, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hải Dương

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn, tác giả đã đưa ra được thế nào là Ngân hàng Thương mại, hoạt động, nguyên tắc, huy động vốn của NHTM . Đồng thời giải quyết các nội dung như: - Tổng quan thực tiền về công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong ngoài nước.

- Các bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hải Dương.

- Các công trình liên quan đến đề tài.

Ngoài ra, chương này cũng đề cập tới các chỉ tiêu xác định hiệu quả huy động vốn, nền tảng cho sự phân tích thực trạng sâu hơn về Sacombank Chi nhánh Hải Dương

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2018

2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hải dương (Trang 36 - 40)