Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hải dương (Trang 64 - 70)

2.3 Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

1) Chiến lược khách hàng chưa được xác định phù hợp với tình hình thực tế

Quan hệ tiền gửi và lĩnh tiền của người dân chưa được cải tiền nhiều, các hoạt động này chủ yếu vẫn dựa trên phương thức giao dịch thủ công và trực tiếp tại quầy, chưa có sự linh hoạt nhiều về cách thức giao dịch... Đồng thời hoạt động tiền gửi tiết kiệm ở chi nhánh dân chúng chỉ có lợi ích hưởng lãi mà vẫn chưa có nhiều lợi ích khác mà có thể giúp ngân hàng bán chéo sản phẩm như chuyển đổi chiết khấu hay thanh toán chi trả.

Các khách hàng là tổ chức gửi tiền và có giao dịch với chi nhánh thì đa phần lại có tài khoản ở các ngân hàng bạn chỉ ra việc ngân hàng chưa có dịch vụ đủ sức hấp dẫn cao để khách hàng san sẻ các khoản tiết kiệm và tiền gửi thanh toán sang các ngân hàng khác.

Nguyên nhân của hạn chế này là do hình thức huy động vốn chưa thực sự phong phú và phù hợp với từng đối tượng khách hàng, các hình thức huy động còn bó hẹp trong các sản phẩm truyền thống mà thiếu các sản phẩm linh hoạt theo thị trường như tài khoản tiết kiệm và tài khoản thanh toán có chiết khấu bảo hiểm nhân thọ, du lịch, vận chuyển, du học,... Dù mạng lưới huy động được mở rộng nhưng lại chưa đáp ứng được khách hàng, khách hàng đôi khi chưa thực sự là thượng đế của ngân hàng. Khách hàng có xu hướng tới giao dịch ở các ngân hàng có công nghệ ngân hàng hiện đại, thuận tiện, co bãi đỗ xe rộng... đáp ứng được các đòi hỏi này trong thời gian qua thì chi nhánh có những cải tiến, áp dụng một số công nghệ hiện đại, tăng cường cơ sở vật chất song vẫn chưa có sự chuyển biến lớn. Một nguyên nhân nữa là Chi nhánh chỉ đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo mỗi khi có một đợt cần huy động vốn đáp ứng nhu cầu cấp bách của mình trong một thời gian nào đó. Còn chính sách thu hút vốn trong dân chúng qua những hoạt động dịch vụ hoặc quyền lợi của người gửi tiền thì ít được quảng cáo rộng rãi. Điều này dẫn tới việc khách hàng có rất ít cơ hội biết tới Chi nhánh và sản phẩm của Chi nhánh, khiến cho khả năng huy động vốn của Chi nhánh bị ảnh hưởng. Mặt khách do trình độ của người dân chưa đồng đều, thói quen mở tài

khoản qua ngân hàng và thu nhập của họ không cao nên chưa phát sinh các nhu cầu thanh toán không tiền mặt.

2) Chi nhánh chưa huy động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn

Mặc dù hiện nay, cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực xong tỷ trọng huy động vốn ngắn hạn còn quá cao so với tỷ trọng huy động vốn dài hạn. Tỷ trọng bình quân nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt trung bình 35,5%/năm và thấp dần trong các năm gần đây. Như vậy là so với định hướng và yêu cầu của đầu tư phát triển thì dù tỉ lệ này là không thấp nhưng đối với các năm gần đây thì vẫn dưới mức yêu cầu.

Nguyên nhân, chủ yếu dựa trên việc huy động của ngân hàng có lãi suất còn chưa đủ hấp dẫn đối với phần lớn bộ phận dân cư, dịch vụ của ngân hàng vẫn còn quy mô nhỏ và chưa có tính lan tỏa tới từng khu vực dân cư trên địa bàn. Một tác động khách quan do các tiêu cực về an toàn tiền gửi của các NHTM gần đây đã khiến người dân mất bớt sự tín nhiệm vào gửi tiền ngân hàng cũng đã tác động tới hiệu quả huy động vốn của chi nhánh.

3) Huy động vốn ngoại tệ của khách hàng còn rất hạn chế

Thực tế qua số liệu đã chỉ ra vốn ngoại tệ huy động của khách hàng còn rất hạn chế, số lượng khách hàng nước ngoài tới giao dịch tại chi nhánh chỉ chiếm 1-2%. Việc huy động ngoại tệ chủ yếu do khách hàng đã giao dịch với Sacombank từ trước và có sự tin tưởng với chi nhánh, đồng thời lại có quan hệ giao thương hoặc nhận chuyển tiền quốc tế. Quy mô huy động vốn ngoại tế nhỏ hẹp đã cản trở chi nhánh trong việc bảo đảm an ninh tiền tệ của chi nhánh và toàn hệ thống cũng như cho vay với quy mô vượt biên giới quốc gia.

Nguyên nhân, về nguyên nhân sâu xa do chính sách của NHNN không để thị trường tài chính tại Việt Nam bị “đô la hóa” dẫn tới lãi suất của ngoại tệ này luôn bằng 0% và các ngoại tệ khác cũng có lãi suất thấp chỉ 0,01-0,02% khiến quy định của ngân hàng bị ảnh hưởng theo, điều này cản trở tới hoạt động huy động vốn ngoại tệ của Sacombank. Đồng thời, do cán bộ nhân viên trực tiếp làm việc với khách hàng của Sacombank chỉ có 10% là có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ nhuần nhuyễn dẫn tới việc chăm sóc các khách hàng quốc tế là khó khăn và bị rào cản ngôn ngữ, việc này tác động làm giảm cơ hội để huy động vốn từ vốn ngoại tệ vào cho ngân hàng.

4) Tỷ suất sinh lời vốn huy động trên doanh số cho vay và tỉ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động còn thấp

Từ phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời vốn huy động trên doanh số cho vay và hiệu suất sử dụng vốn (tỉ lệ phản ánh dư nợ cho vay trên vốn huy động- LRD) cho thấy các tỉ lệ này tại chi nhánh Hải Dương còn thấp so với các chi nhánh cùng hệ thống ngân hàng cũng như giữa các ngân hàng với nhau cho dù về giá trị tuyệt đối biểu hiện là lớn và mang lại lợi nhuận không nhỏ cho chi nhánh.

Nguyên nhân, chủ yếu là do chính sách tín dụng riêng của chi nhánh còn quá chặt chẽ và “khó” cho vay hơn các chi nhánh thuộc Sacombank hay các ngân hàng bạn. Trong khi các ngân hàng khác chỉ cần bảo đảm được khoản vay qua địa chỉ của tài sản đảm bảo có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng khả thi thì tại chi nhánh, không những phải tuân thủ theo chính sách tín dụng chung của Sacombank, ban giám đốc chi nhánh cũng quyết định việc cho vay chỉ diễn ra khi khách hàng đảm bảo được tài sản đảm bảo, phạm vi hoạt động và sinh hoạt của khách hàng trong phạm vi khu vực địa lý quản lí của chi nhánh nhằm tối thiểu hóa rủi ro nợ xấu, nợ quá hạn và nợ khó đòi cho ngân hàng. Chính sách này mang ý nghĩa tương đối, một mặt giúp cho tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn ở duy trì ở mức tốt, nhưng một mặt cũng thu hẹp đối tượng khách hàng có thể cho vay và có nhu cầu cho vay của chi nhánh. Khi lượng vốn cho vay thấp thì lợi nhuận thu về của chi nhánh cũng khó có thể cao được.

5) Chính sách Marketing cho huy động vốn của chi nhánh còn chưa đạt hiệu quả

Thực tế cho thấy công tác marketing và truyền thông về thương hiệu và dịch vụ của Sacombank còn kém hấp dẫn, với người dân nơi đây- nơi không phải là xuất phát điểm ban đầu của Sacombank thì ngân hàng cần đẩy mạnh chiến lược truyền thông hơn nữa nhưng hoạt động này tại khu vực Hải Dương còn ít và tần suất xuất hiện không nhiều. Hiện tại chi nhánh Hải Dương cũng không có phòng ban nào nghiên cứu việc truyền thông, quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình tới với công chúng nên các đợt truyền thông của ngân hàng luôn diễn ra nhỏ lẻ và thậm chứ tự phát.

Nguyên nhân, có những nguyên nhân dẫn tới hoạt động marketing của chi nhánh chưa đạt hiệu quả đóng góp cho sự tăng trưởng của huy động vốn, đó là:

Một là, chi nhánh không có phòng ban cụ thể hay nhân sự chuyên nghiên cứu và thực hiện hoạt động Marketing. Hoạt động marketing không có kế hoạch cụ thể và xảy ra tình trạng tự phát nên hiệu quả không cao.

Hai là, công tác marketing của chi nhánh chưa được thực hiện đồng bộ và liên tục, chi nhánh sẽ chỉ truyền thông khi trên hệ thống ngân hàng có sản phẩm mới ra hay dịch vụ mới liên quan trực tiếp tới hoạt động huy động của chi nhánh chứ không quảng bá về dịch vụ và chất lượng phục vụ của chi nhánh liên tục. Do sự quảng cáo chưa đủ trong thời gian dài để người dân hiểu và tin tưởng khiến việc marketing chưa có hiệu quả. 6) Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động còn chưa bắt kịp xu hướng và thị hiếu khách hàng

Việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiện đại và tân tiến sẽ giúp đưa tới trải nghiệm sử dụng dịch vụ hài lòng đối với khách hàng. Tuy nhiên chi nhánh chưa thực sự áp dụng được các công nghệ tiên tiến hiện đại vào nâng cao chất lượng dịch vụ. Khi so sánh với mặt bằng chung các ngân hàng thì Sacombank hiện vẫn ở mức trung bình khá nhưng khi so sánh với các ngân hàng đối thủ, đặc biệt như VP Bank hay TP Bank, các ngân hàng có cùng mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam thì sẽ thấy nhiều nhược điểm công nghệ của ngân hàng. Hiện nay ngân hàng chưa có livebank - dịch vụ ngân hàng online trực tiếp, khách hàng tương tác hoàn toàn với ATM, không cần thông qua phòng hay quầy giao dịch hoặc các ứng dụng công nghệ trên điện thoại chưa được thiết kế bắt mắt và tiện dụng đối với người sử dụng.

Nguyên nhân, điều này xảy ra do kế hoạch nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng chưa có giải pháp tốt và hướng đi chưa thực sự có tính đột phá hay tiên phong. Ngoài ra, tính truyền thống và lâu đời của Sacombank tạo nên sức ì, chưa có độ nhanh nhạy và nhanh chóng thay đổi hợp với tình hình chung của các ngân hàng trẻ như TP Bank hay VP Bank. Đồng thời, ngân hàng khi ứng dụng công nghệ thông tin cũng có gặp tình trạng lỗi kỹ thuật khiến trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm của ngân hàng không được tốt. Thêm vào đó, ngân hàng hiện vẫn đang cân đối giữa nâng cao công nghệ và tiết kiệm chi phí vận hành nên việc áp dụng công nghệ cao còn gặp rào cản cho việc nâng cao chất lượng phục vụ và ứng dụng các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất.

Hoạt động của chi nhánh phần lớn vẫn do sự giao tiếp giữa nhân viên và khách hàng, việc xảy ra sự cố và khiến khách không hài lòng là khó tránh khỏi. Các sự việc chủ yếu thường gặp là số lượng khách hàng qua đông mà nhân viên phục vụ lại ít. Hay như trong hoạt động huy động và cho vay thì hay xảy ra tình trạng sai lệch giờ hẹn, đưa giấy tờ, hồ sơ quan trọng hoặc đưa thiếu, phải bổ sung hồ sơ nhiều lần.

Nguyên nhân, do số lượng nhân viên bố trí phục vụ khách hàng còn ít, đặc biệt vào giờ cao điểm. Ngoài ra, việc làm việc với các con số cần sự tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối nhằm tránh rủi ro thanh khoản nên việc giao dịch của khách hàng luôn bị kéo dài và chưa thể nhanh chóng ngay tức khắc được. Cán bộ nhân viên trong công việc đồng thời cũng chưa có kế hoạch cụ thể cho từng khách hàng và ghi chú cẩn thận, một số nhân viên còn chưa nắm vững sản phẩm dịch vụ khiến khách hàng bị làm phiền nhiều lần và không hài lòngránh khỏi khiếm khuyết còn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu nội dung chương 2, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hải Dương, đánh giá cho thấy công tác huy động vốn của chi nhánh Hải Dương vận hành như thế nào, bên cạnh những ưu điểm thì còn nhiều hạn chế như:

- Hình thức huy động vốn, sản phẩm huy động vốn còn mang tính cạnh tranh cao.

- Các sản phẩm huy động vốn trong năm tuy có triển khai được nhiều nhưng vẫn chưa đủ và chưa tương xứng với sự phát triển của ngân hàng.

- Huy động vốn ngoại tệ của khách hàng còn rất hạn chế.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động còn chưa bắt kịp xu hướng và thị hiếu khách hàng

- Chính sách Marketing cho huy động vốn của chi nhánh còn chưa đạt hiệu quả

nghiên cứu những giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hải Dương trong giai đoạn mới. Đây là vấn đề tác giả quan tâm và đề cập đến trong chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯỜNG TÍN CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hải dương (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)