Theo loại hình tiền gửi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hải dương (Trang 53 - 59)

2.2 Thực trạng công tác huy động vốn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn

2.2.4 Theo loại hình tiền gửi

Đánh giá tổng thể, tình hình tiền gửi theo loại hình có giá trị tuyệt đối tăng dần theo thời gian, từ 1.523.296 triệu đồng năm 2014 lên 2.678.924 triệu đồng năm 2018, mức tăng lại giảm dần theo thời gian, cụ thể năm 2015 so với 2014 là 38,07% mức tăng

cao nhất và 6,46% mức tăng thấp nhất vào năm 2016 so với 2015. Các sự thay đổi về vốn huy động được theo loại hình tiền gửi như sau:

Đối với tiền gửi tiết kiệm, giá trị tuyệt đối của nguồn vốn huy động này có sự tăng dần đều theo thời gian tuy nhiên là tăng chậm vào năm 2018 (tăng 159.606 triệu đồng), tốc độ tăng qua các năm trong giai đoạn 2015-2018 lại giảm dần là 81,61%, 82,26%, 73,16%, 61,94% và chậm nhất vào năm 2015 là 61,94%. Điều này được giải thích thông qua sự sáp nhập của ngân hàng khiến khách hàng giảm đi niềm tin vào hoạt động của ngân hàng đã ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tiền gửi huy động (như các chỉ tiêu bên trên) trong đó có tiền gửi tiết kiệm. Nhưng thực tế vẫn cho thấy mức độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm dương đã phản ánh hoạt động của ngân hàng vẫn có hiệu quả và chi nhánh cần có biện pháp cụ thể để tăng trưởng kênh huy động này trong các năm tới được hiệu quả hơn.

Đối với tiền gửi thanh toán, tiền gửi này giữ tỉ trọng chỉ đứng sau tiền gửi tiết kiệm và có sự thay đổi tăng giảm không đồng đều qua thời gian năm 2014 là 32,8%, lần lượt các năm 2015 đến 2018 là 17,99%, 17,47%, 26,6%, 37,82%. Loại tiền gửi này vẫn đạt sự tăng trưởng đều về giá trị tuyệt đối từ 253.849 triệu đồng vào năm 2014 và đạt 483.562 triệu đồng vào năm 2016 và chỉ giảm xuống 295.800 triệu đồng trong năm 2017 và tăng lên 352.548 triệu đồng vào năm 2018. Khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng của tiền gửi tiền gửi thanh toán, ta sẽ thấy rõ xu hướng chung sự biến thiên của loại tiền gửi này: duy trì trong khoảng 37-39% trong giai đoạn 2014 - 2016 ( bảng 2.5) và tăng trưởng âm 38,83% năm 2017 rồi tăng trở lại 19,18% năm gần đây. Sự thay đổi lên xuống này là phù hợp với sự phát triển về quy mô của chi nhánh trên địa bàn và sự tái cấu trúc của ngân hàng qua hai năm 2016 - 2017. Đồng thời, đặc thù của tiền gửi này nằm trong tài khoản thanh toán của khách hàng nên nó cũng phụ thuộc nhiều vào xu hướng chi tiêu và thu nhập đổ về tài khoản của khách hàng từng thời kì.

Đối với giấy tờ có giá, chi nhánh có sự tăng trưởng tăng dần qua các năm từ 2014 đến 2018 cụ thể từ 4.761triệu đồng tăng dần và có giá trị lớn nhất là 10.215 triệu đồng. Đây là kênh huy động chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn huy động được của chi nhánh, chỉ chiếm trung bình 0.34% tổng giá trị nhưng lại đóng góp 100% giá trị của chúng để làm tăng cơ cấu tiền gửi huy động trung và dài hạn - kênh huy động mà ngân hàng và chi nhánh đang hướng tới nhằm để đảm bảo tính lành mạnh và “sức khỏe” của

ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi cũng tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua, giai đoạn 2013- 2015 tăng rất thấp, chưa tới 10% một năm và tới giai đoạn sau 2017- 2018 thì tăng mạnh hơn, lần lượt là 22,58% và 56,03%, điều này phản ánh chính sách về huy động tiền gửi trung và dài hạn thông qua phát hành giấy tờ có giá được đẩy mạnh trong ngân hàng vào thời gian vừa rồi. Ở cấp độ ngân hàng, cơ cấu của giấy tờ có giá chiếm tỉ trọng lớn hơn, tuy nhiên ở cấp chi nhánh do không có chức năng phát hành các loại giấy tờ có giá trừ chứng chỉ tiền gửi cho nên nguồn huy động này phụ thuộc hoàn toàn vào lượng chứng chỉ tiền gửi phát hành được của chi nhánh. Tuy đã có sự thay đổi theo hướng tích cực về việc đóng góp của khoản này vào nguồn vốn trung và dài hạn của chi nhánh nhưng đây thực sự vẫn còn là một thực trạng cần thay đổi khi mà tỉ lệ chứng chỉ tiền gửi huy động được còn quá thấp, trung bình chiếm chưa tới 1% trong khi tiêu chuẩn để vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn vào năm 2018 là 40% theo thông tư số 06/2016/TT-NHNN của NHNN, có nghĩa là tỉ lệ vốn trung dài hạn đầu tư trung dài hạn phải chiếm tới 60%. Điều này đặt ra các câu hỏi và thách thức lớn cho ngân hàng để làm sao có thể huy động vốn dài hạn một cách hiệu quả.

Bảng 2. 8 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả huy động vốn tại Sacombank Chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2017 2016 2015 2014

Tỉ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động % 103,12% 103,23% 102,33% 85,93% 91,8%

Hiệu suất sử dụng vốn huy động (LDR) % 48,69% 44,73% 43,07% 36,27% 45,12%

Tổng dư nợ Triệu đồng 2.762.622 2.543.423 2.291.779 1.807.203 1.398.429

Dư nợ cho vay Triệu đồng 1.304.454 1.102.177 964.474 762.783 687.375

Vốn huy động Triệu đồng 2.678.924 2.463.834 2.239.512 2.103.187 1.523.296

Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank Chi nhánh Hải Dương

Trong đó:

Tỉ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động = Tổng dư nợ

Vốn huy động (2.1)

Hiệu suất sử dụng vốn huy động (LDR) = Dư nợ cho vay Vốn huy động (2.2)

Dư nợ cho vay = Cho vay khách hàng

Vốn huy động = Tiền gửi của khách hàng + Giấy tờ có giá + Thuế TNDN hoãn lãi phải trả + các khoản lãi, phí, công nợ phải trả (2.4) Khác với các bảng trên phân tích về hiệu quả các nguồn huy động vốn của chi nhánh, theo bảng 2.8, có hai chỉ tiêu đánh giả hiệu quả huy động vốn của Sacombank chi nhánh Hải Dương bao gồm chỉ tiêu tỉ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động và chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn huy động.

Theo đó với chỉ tiêu tỉ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động, tỷ lệ này tại chi nhánh luôn dao động quanh khoảng 85% - 103%, cao nhất vào năm 2017 là 103,23%, điều này cho thấy chi nhánh có mức độ huy động vốn là hiệu quả vì tổng dư nợ của chi nhánh bao gồm các khoản cho vay khách hàng và các tài sản khác (tiền mặt, vàng bạc, đá quý,...) lớn hơn số lượng vốn huy động về trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Điều này rõ ràng đảm bảo cho khả năng thanh khoản và thanh toán của chi nhánh vì chi nhánh luôn luôn có tài sản quy đổi được ra tiền để thanh toán các nguồn vay được từ dân cư. Tuy nhiên có một thực tế cũng phải xem lại khi tổng dư nợ lớn hơn so với lượng vốn huy động được mà vốn lúc này tại chi nhánh “một phần” sẽ trở thành nhàn rỗi, không được đưa vào đầu tư hay cấp tín dụng mà chỉ để đảm bảo cho tính thanh khoản các nguồn vốn huy động được.

Một chỉ tiêu quan trọng hơn, đó là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn huy động (LDR), được tính bằng dư nợ cho vay trên vốn huy động. Tại chi nhánh, con số này thường rơi vào khoảng trên 45%, có xu hướng giảm dần qua các năm từ 2015-2017 là 44,73% xuống 36,27%. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh đang có vấn đề để tạo ra doanh thu bù đắp chi phí huy động và có lợi nhuận. Thông thường, theo thực tế, LDR ngành ngân hàng sẽ rơi vào khoảng 80% là hợp lí. Theo khảo sát tháng 2/2018 thì LDR của các NHTM là 82,06%. Như vậy so với tỉ lệ ngành thì hiệu suất sử dụng vốn huy động của Sacombank chi nhánh Hải Dương còn rất thấp và chỉ chiếm hơn một nửa so với trung bình của các ngân hàng khác. Khi so sánh với chỉ tiêu tỉ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động bên trên ta có thể thấy chi nhánh rõ ràng giữ lại trung bình gần 50% nguồn tài chính chỉ để phục vụ nhu cầu thanh toán và đảm bảo khả năng thanh khoản

các khoản vay từ dân chúng. Việc này lại phản ánh tính không hiệu quả trong hoạt động sử dụng nguồn vốn nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Điều này thực sự là thách thức để chi nhánh tăng hoạt động tín dụng của mình, tạo ra hiệu quả thực sự cho hoạt động huy động và sử dụng vốn.

Bảng 2. 9 Kết quả huy động và cho vay vốn Sacombank chi nhánh Hải Dương giai đoạn 2014 - 2018

Chỉ tiêu 2018 2017 2016 2015 2014

Tổng cho vay 1.304.454 1.102.177 964.474 762.783 687.375

Cho vay ngắn hạn 978.321 826.533 723.455 552.088 515.731

Lãi suất ngắn hạn (%) 13,9% 13,9% 13,5% 14,2% 14,2%

Lãi từ cho vay ngắn hạn 135.979 114.912 97.623 81.236 73.215

Cho vay trung và dài hạn 326.114 275.544 241.118 190.696 171.844

Lãi suất trung - dài hạn (%) 15,2% 15,2% 15,3% 15,5% 15,8%

Lãi từ cho vay trung - dài hạn 49.579 41.893 36.881 29.568 27.119

Tổng lãi thu cho vay 185.559 156.785 134.544 110.794 100.357

Tổng vốn huy động 2.678.924 2.463.834 2.239.512 2.103.187 1.523.296

Huy động ngắn hạn 1.515.658 1.373.561 1.034.599 741.981 494.879

Lãi suất ngắn hạn (%) 6,9% 6,7% 6,8% 7,0% 7,1%

Chi phí trả lãi ngắn hạn 104.58 92.029 70.353 51.939 35.136

Huy động dài hạn 680.948 659.771 609.256 565.648 528.822

Lãi suất trung - dài hạn (%) 7,1% 6,9% 7,2% 7,4% 7,5%

Chi phí trả lãi trung - dài hạn 48.337 45.514 43.867 41.868 39.692

Chi phí lãi huy động 152.929 137.563 114.229 93.787 74.758

Tỷ suất sinh lời vốn huy động/doanh số cho vay 2,5% 1,7% 2,1% 2,2% 3,7%

Bảng 2.9 chỉ ra kết quả về lãi thu về của chi nhánh thông qua hoạt động “đi vay để cho vay” tức là huy động vốn và sử dụng nguồn nãy để cho vay nhằm tạo ra lợi nhuận. Thông qua tính toán lãi thu về từ cho vay và chi phí bỏ ra từ huy động (tính toán từ lãi suất cho vay và huy động) để tính ra được chỉ tiêu quan trọng là tỷ suất sinh lời của vốn huy động trên doanh số cho vay, chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả của hai hoạt động tối quan trọng trong ngân hàng.

Thông qua các chỉ tiêu trên có thể thấy tỉ suất sinh lời vốn huy động/doanh số cho vay của chi nhánh có sự biến thiên từ năm 2014 tới 2018 lần lượt là 3,7%, 2,2% 1,5%, 1,7%, 2,5%, sự thay đổi không đồng đều và chia làm hai giai đoan từ năm 2014 - 2016 là giảm đi, giai đoạn 2016 - 2018 lại có sự tăng lên dù không còn tăng mạnh như đầu những năm giai đoạn trước, điều này cho thấy tình hình sử dụng vốn của chi nhánh chưa có hiệu quả cao dù đã nỗ lực để thay đổi tình hình. Sự giảm đi này một phần vẫn do việc tái cấu trúc ngân hàng gây nên hiệu ứng người dân bớt tin tưởng và giảm đi lượng huy động cũng như sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng. Khi so sánh chỉ tiêu này của chi nhánh với mặt bằng chung các NH TMCP trên thị trường thì có thể thấy, chỉ tiêu của chi nhánh vẫn còn rất thấp, thậm chí thấp hơn cả chỉ tiêu của chính hệ thống Sacombank và việc này đặt ra thách thức lớn để làm tăng hiệu quả huy động vốn của chi nhánh

Đánh giá chung về tình hình lãi thu được từ hoạt động sử dụng vốn có thể thấy chi nhánh đã thu về được mức lãi lớn (năm 2018 đạt 32,6 tỷ đồng) và đạt mức trung bình khá của so với toàn Sacombank khu vực lận cận. Tuy nhiên về mặt tỉ lệ thì rõ ràng chi nhánh có tỉ suất sinh lời vốn huy động trên doanh số cho vay còn rất thấp so với trung bình ngành. Điều này đặt ra vấn đề cần phải giải quyết là tăng nhanh lượng tiền cho vay của chi nhánh so với lượng tiền huy động vào, nhằm để đảm bảo cho mọi đồng vốn trong chi nhánh đều có khả năng sinh lời nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản và đem lại mức lợi nhuận cao hơn cho chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín chi nhánh hải dương (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)