3.3 Kiến nghị
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.2.1 Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát các ngân hàng
Cần xử lý nghiêm các ngân hàng lách luật để thực hiện huy động với lãi suất cao và mua bán ngoại tệ với tỷ giá cao hơn quy định của NHNN, hay thu các loại phí đối với hoạt động cho vay để đưa lãi suất thực của đầu ra lên cao, gây nên sự cạnh tranh không bình đẳng và làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHNN và Chính phủ.
3.3.2.2 Đẩy nhanh hiện đại hoá hệ thống ngân hàng
Để tạo sự cạnh tranh lành mạnh, ổn định trong hoạt động, nâng cao sức mạnh và uy tín của hệ thống ngân hàng trong dân chúng thì đòi hỏi NHNN phải sớm thực hiện dự án cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong đó hoàn thiện đề án cơ cấu lại NHTM nhà nước là nội dung quan trọng nhất. Trên cơ sở sắp xếp lại hoạt động của TCTD theo hướng hợp nhất, cơ cấu lại cả quy mô và chất lượng, làm trong sạch bảng cân đối tài sản, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh…
Hiện đại hoá công nghệ được coi như chìa khoá để ngành ngân hàng bước vào hội nhập kinh tế thế giới đặc biệt trong giai đoạn đầu ra nhập WTO, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Do vậy NHNN cần phải nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán, các biện pháp thúc đẩy như: Sử dụng hình thức trả lương thông qua tài khoản, cơ chế phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, cơ chếthanh toán liên ngân hàng mang tính đồng bộ, bắt buộc qua hệ thống điện tử.
Phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xem xét vấn đề bảo hiểm tiền gửi. Theo quy định hiện nay, hàng năm tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho bảo hiểm tiền gửi Việt Nam một tỷ lệ phí tính trên số dư tiền gửi bình quâncủa các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, đối tượng tiền gửi được bảo hiểm ở đây còn bó hẹp trong phạm vi tiền gửi của cá nhân, dân cư bằng nội tệ. Như vậy, tiền gửi của tổ chức kinh tế xã hội bằng nội tệ là toàn bộ tiền gửi ngoại tệ đều không thuộc đối tượng tiền gửi được bảo hiểm.
3.3.2.3 CIC thuộc NHNN, thực hiện việc cung cấp thông tin tín dụng cho hệ thống ngân hàng
Tuy nhiên, các thông tin do CIC cung cấp chưa đảm bảo tính cập nhật và chính xác cao. Để CIC hoạt động có hiệu quả, NHNN cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác để các NHTM khai thác và làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn.
+ Hiện nay trung tâm thông tin tín dụng (CIC) được coi là kênh thông tin chính thức duy nhất để các ngân hàng vào đó tra cứu tình hình quan hệ tín dụng, tài chính của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của trung tâm CIC rất cần thiết. Thực tế hiện nay thông tin về tình hình tài chính của các khách hàng trong kho dữ liệu của CIC đều là những thông tin do các ngân hàng cung cấp, những thông tin này hầu hết là các thông tin chưa được kiểm toán, hoặc khác biệt rất lớn so với các thông tin mà các khách hàng này cung cấp cho cơ quan thuế. Vì vậy, thông tin tài chính mà các ngân hàng mong muốn có được ở đây là các thông tin đã được kiểm toán hoặc các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan thuế.
+ Ngân hàng nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng đồng thời nên có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng về khách hàng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch, báo cáo thông tin không cập nhật. Bên cạnh đó có biện pháp khuyến khích các ngân hàng xử lý thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay
3.3.2.4 Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Để tăng cường huy động vốn, Sacombank cần xây dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn.
- Trong đó, Ngân Hàng nên điều chỉnh biểu lãi suất huy động để tăng cao khả năng cạnh tranh đối với các NHTM cổ phần trong nước.
- Ngân Hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì Ngân Hàng nên dùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp.
- Về nhân sự, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chi nhánh cũng cần được thúc đẩy, để các chi nhánh có điều kiện giúp nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Kết luận chương 3
Căn cứ vào thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hải Dương giai đoạn năm 2014- 2018 đã phân tích ở chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Hải Dương như: - Thay đổi về nhận thức của cán bộ cấp lãnh đạo trong chi nhánh
- Nâng cao hiệu quả điều hành và vận hành hoạt động của chi nhánh - Đa dạng hóa các hình thức huy động
- Giảm chi phí huy động vốn - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Nâng cao và cải thiện chất lượng, trình độ và kỹ năng của cán bộ nhân viên Sacombank
- Đẩy mạnh công tác marketing trong quảng bá sản phẩm ngân hàng
- Hoàn thiện việc sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá tài chính và hiệu quả kinh doanh Chương 3 đã nêu lên được chiến lược tổng quát và kế hoạch cụ thể về đường lối phát triển của Sacombank Chi nhánh Hải Dương, đồng thời đưa ra các giải pháp đề xuất để hoạt động huy động vốn của chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn và phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của chi nhánh trong thời kì tới.
KẾT LUẬN
Hiện nay, các NH TMCP không ngừng phát triển mạng lưới, quy mô, nghiên cứu, đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Đây chính là điều kiện để thị trường huy động vốn Việt Nam phát triển ngày càng mãnh mẽ và bền vững hơn. Thông qua quá trình nghiên cứu và phân tích, có thể thấy hoạt động huy động vốn của Sacombank Chi nhánh Hải Dương đang có bước phát triển mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh ngày càng lớn giữa sự phát triển nở rộ của các NHTM.
Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên thị trường, đặc biệt đối với chi nhánh nhỏ như Sacombank chi nhánh Hải Dương thì thách thức là không nhỏ. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, chi nhánh đã đạt được những thành tựu và thành công nhất định, khẳng định được sự uy tín đối với khách hàng và có uy thế đối với các đối thủ. Với những thành tích đó, chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động chăm sóc khách hàng và ứng dụng các công nghệ hiện đại trong vận hành và quản lý vốn.
Trong giới hạn thời gian và kiến thức còn hạn chế, dựa trên mục tiêu nghiên cứu đã được đề cập, bài nghiên cứu đã được các kết quả sau:
Thứ nhất, hệ thống lý luận cơ bản về NHTM, hoạt động huy động vốn và các thức đánh giá hiệu quả huy động vốn ở các NHTM.
Thứ hai, khái quát tình hình phát triển của Sacombank Chi nhánh Hải Dương, các kết quả và thành tựu của chi nhánh, đặc biệt là hoạt động huy động và tính hiệu quả trong huy động nguồn lực tài chính.
Thứ ba, chỉ ra môi trường phát triển, nêu được các định hướng của chi nhánh, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính tại Sacombank Chi nhánh Hải Dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quốc hội - Luật Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (2010)
[2] Theo giáo trình Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân (2013)
[3] [Online] https://ebookxanh.com/tai-lieu/cac-thuong-de-trong-kinh-doanh-ngan- hang-329743.html
[4] Ngân hàng Thế giới, Báo cáo khu vực Ngân hàng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (2005)
[5] Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Báo cáo Thống kê khu vực Ngân hàng Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. (2005)
6. Ngân hàng Nhà nước - Thông tư số 06/2016/TT-NHNN (2016)
7. Báo cáo thường niên (nội bộ) Sacombank chi nhánh Hải Dương các năm – Phòng hành chính chi nhánh
8. Website của NHNN Việt Nam
9. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (chủ biên) - Giáo trình Ngân hàng thương mại (2013) – Đại học Kinh tế quốc dân
10. TS. Phạm Quỳnh Mai (chủ biên) – Bài giảng gốc Kinh tế Nguồn lực tài chính – Học viện Tài chính
11. Nguyễn Ngọc Phan Văn (chủ biên) - Phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2016)
12. Học viện Ngân hàng, Giáo trình lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội. (2001)
13. NHNN&PTNT Việt Nam, Quyết định số 115/QĐ-NHNN-KH ngày 19/5/2005 qui định về xây dựng, tổ chức, thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam, Hà Nội. (2005)