Phác đồ cực ngắn
- Đây là phác đồ KTBT dựa vào tác dụng flare-up của GnRHa nhằm tăng nồng độ gonadotropin nội sinh phối hợp với gonadotropin ngoại sinh thêm vào tăng khả năng phát triển của nang noãn.
- GnRHa được dùng chỉ trong 3 ngày đầu chu kỳ, bắt đầu từ ngày 2 với liều thấp. FSH cũng được cho vào từ ngày 2 song song với GnRH và kéo dài cho đến
thời điểm tiêm hCG. Với phác đồ này, tỷ lệ xuất hiện đỉnh LH sớm cao.
Phác đồ ngắn
- GnRHa được dùng từ đầu chu kỳ cùng với FSH và kéo dài đến khi tiêm hCG. Phác đồ này tận dụng cả hai hiệu quả hoạt hóa (flare-up) và ức chế (down regulation) của GnRHa.
- Hai phác đồ trên có ưu điểm là: (1) thời gian cho thuốc ngắn hơn, (2) số lượng thuốc dùng ít hơn và (3) khả năng thành công ở một số phụ nữ lớn tuổi.
- Tuy nhiên khuyết điểm này tồn tại vẫn là nguy cơ cao xuất hiện đỉnh LH sớm, các nang noãn phát triển không đồng bộ.
Phác đồ dài
- Đây là phác đồ kinh điển được dùng trong các chu kỳ TTTON. Phác đồ này dùng GnRHa trong 2-3 tuần từ chu kỳ trước nhằm đạt được tình trạng trơ hóa của tuyến yên. Thời điểm bắt đầu có thể có thể là đầu chu kỳ trước hoặc từ pha hoàng thể ( ngày 21 chu kỳ).
- Sau khi khống chế được nồng độ gonadotropin đến mức cơ bản và buồng trứng không có nang chức năng, FSH được cho vào để kích thích nang noãn song song với GnRHa duy trì ở liều thấp cho đến thời điểm tiêm hCG.
- Phác đồ này tỏ ra có nhiều ưu điểm như: (1) sự phát triển các nang đồng bộ hơn, (2) giảm đến mức tối thiểu nồng độ LH nội sinh đảm bảo chất lượng các nang noãn không bị ảnh hưởng bởi androgen, (3) tránh được đỉnh LH sớm và hiện tượng hoàng thể hóa sớm và (4) ngăn phóng noãn sớm. Tuy nhiên nó vẫn có một số khuyết điểm như: (1) thời gian dùng GnRH kéo dài và tăng thêm chi phí, (2) liều dùng FSH ngoại sinh tăng lên và thời gian dùng kéo dài hơn, (3) cần tăng cường hỗ trợ giai đoạn hoàng thể.
Phác đồ cực dài
GnRHa được dùng với liều cao, thời gian kéo dài, có thể từ 3-6 tháng trước khi kích thích buồng trứng với gonadotropin ngoại sinh.