Tuổi của nữ
Ở nữ giới, tuổi thể hiện một phần chức năng hoạt động và dự trữ của buồng trứng. khả năng sinh sản giảm dần theo tuổi do số lượng noãn ngày một mất đi mà không sinh thêm. Khả năng có thai ở phụ nữ lớn tuổi sẽ giảm và tỉ lệ phôi thai bất thường về di truyền tăng cao; Vì vậy, khả năng có thai ở phụ nữ lớn tuổi sẽ giảm và số thai nhi bất thường cao hơn[19]
Goto và cộng sự nghiên cứu trên 1488 chu kì chuyển phôi cho thấy: chất lượng Blastocyst giảm dần theo các nhóm tuổi càng cao[20]
Tuổi thai thích hợp nhất cho người phụ nữ về mặt sinh học, là khoảng 20-30 tuổi. Trên 30 tuổi khả năng có thai bắt đầu giảm. Từ 35 tuổi, khả năng có thai giảm rất nhanh. Sau 40 tuổi khả năng có thai đã giảm rất thấp, trên 1/3 phụ nữ ở tuổi này không còn khả năng sinh con[20]
Tuổi nam giới
Đã từ lâu, mọi người đều biết rằng cơ hội sinh con của phụ nữ sẽ giảm dần từ tuổi 35, nhưng theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Pháp, nam giới cũng suy giảm khả năng sinh sản từ độ tuổi đó.
Qua nghiên cứu của Sloter và cộng sự, có sự gia tăng đáng kể tỷ lệ tinh trùng mang nhiễm sắc thể 1 đứt đoạn hoặc nhân đoạn ở những nam giới lớn tuổi (65-80 tuổi) so với nam giới trẻ tuổi (22-28 tuổi)[17]
Nghiên cứu của De la Rochebrochard E. và Thonneau P. cho thấy nguy cơ vô sinh liên quan đến tuổi của nam giới. Nam giới từ 40 tuổi trở lên được xem là yếu tố nguy cơ cho vô sinh[21]
Eskenazi và cộng sự đã nghiên cứu mối liên quan giữa tuổi nam giới và chất lượng tinh trùng cho thấy: Thể tích tinh trùng giảm 0,03ml mỗi tuổi, tinh trùng di động giảm 0,7% mỗi tuổi, tinh trùng tiến tới giảm 3,1% mỗi tuổi và tinh trùng tiến tới nhanh giảm 4,7%. Tóm lại: tuổi của nam giới liên quan mật thiết với số lượng và chất lượng tinh trùng[21]. Theo nghiên cứu của Ron – El và cộng sự (1991) và Parinaud và cộng sự (1993), chất lượng tinh trùng kém dẫn đến sự phát triển của phôi kém. Miler và Smith nghiên cứu cho thấy có giảm đáng kể số phôi tiến đến giai đoạn Blastocyst ngày thứ 5-6 và các phôi có chất lượng tốt trong nhóm có giảm về số lượng và chất lượng tinh trùng [19].
Phác đồ kích thích buồng trứng
Thành phần của Gonadotropin sử dụng trong KTBT có ảnh hưởng lên chất lượng phôi. Nghiên cứu cho thấy số phôi có chất lượng tốt nhiều hơn ở phác đồ kích thích buồng trứng bằng HP-hMG (hMG tinh khiết cao) so với rFSH (FSH tái tổ hợp)[21]
Kurzawa và cộng sự nghiên cứu ở bệnh nhân buồng trứng đa nang, không béo phì dùng GnRH đồng vận và đối vận. Kết quả thu được số trứng trưởng thành và số phôi tương đương nhau ở hai nhóm[18].
Phân tích gộp của Pu và cộng sự gồm 14 nghiên cứu từ 1974-2010, so sánh hiệu quả của GnRH đồng vận với GnRH đối vận trong KTBT có đáp ứng kém cho thấy không có sự khác biệt giữa số trứng thu được, số trứng trưởng thành, chu kỳ hủy điều trị và tỉ lệ mang thai lâm sang nhưng có nhiều ưu điểm hơn khi kích thích buồng trứng bằng GnRH đối vận[19]
Nồng độ nội tiết cơ bản ngày 2-3
Nồng độ các hormone cơ bản ngày 3 là các dấu chỉ điểm quan trọng cho chức năng sinh sản. Theo Scott và cộng sự, nồng độ FSH cơ bản cao (>15UI/l) và nồng độ inhibin B thấp ( <45 pg/ml) liên quan với dự trữ buồng trứng. Nồng độ FSH ngày 3 là yếu tố tiên lượng cho khả năng thành công của IVF[20].
Nghiên cứu của Mikkensen và cộng sự cho thấy nồng độ FSH và số nang noãn cơ bản có thể tiên lượng số trứng thu được. Nhóm có nồng độ estradiol ngày 3 thấp (<200 pmol/l) có tỷ lệ mang thai cao hơn so với nhóm có nồng độ estradiol cao[19].
Thum MY và cộng sự nghiên cứu trên 1368 phụ nữ có FSH ngày 3 <= 10 UI/l và 492 phụ nữ có FSH > 10 UI/l. Kết quả: Số trứng thu được ở nhóm có FSH ngày 3 <= 10 UI/l cao hơn nhóm >10 UI/l. số phôi thu được ở nhóm phụ nữ <= 43 tuổi cao hơn ở nhóm có FSH <= 10 UI/l so với nhóm >10 UI/l. Tuy nhiên, với phụ nữ > 43 tuổi, số phôi phụ tinh bình thường tương đương nhau giữa 2 nhóm[12]
Môi trường nuôi cấy phôi
Một trong các nguyên nhân chính liên quan đến tỷ lệ thành công thấp trong IVF- chuyển phôi liên quan đến môi trường nuôi cấy không tương thích như môi trường trong cơ thể người (Braude et al.,1991). Nghiên cứu của Leese năm 1991 cho thấy môi trường của vòi tử cung và tử cung là nơi phôi phát triển giai đoạn sớm có đặc điểm nồng độ oxy <5%. Trong khi đó, phôi người nuôi cấy trong ống nghiệm có nồng độ oxy lên đến 20%. Noda và cộng
sự chứng minh rằng, áp lực oxy thấp làm cải thiện sự phát triển của phôi trong ống nghiệm. Kết quả phân tích gộp của Sobrinho và cộng sự so sánh kết quả có thai khi nuôi cấy phôi ở nồng độ O2 5% và 20%. Kết quả mang thai khác nhau không có ý nghĩa thống kê khi chuyển phôi ngày 2,3; Nhưng kết quả mang thai cao hơn ở nhóm nuôi cấy phôi ở nồng độ O2 5% so với nhóm 20% khi chuyển phôi ngày 5,6[19].
Ngày nay, người ta còn sử dụng môi trường co- culture ( làm từ nguyên sợi cơ tử cung bò hoặc tế bào biểu mô vòi trứng bò) để cải thiện kết quả điều trị. Qua các nghiên cứu cho thấy rằng, môi trường co-culture làm cải thiện đặc điểm và sự phát triển của phôi bào, giảm tỷ lệ mảnh vỡ và làm tăng số lượng các phôi tiến đến giai đoạn Blastocyst[20].
Chất lượng tinh trùng
Kellerman và cộng sự nghiên cứu ảnh hưởng của hình thái học tinh trùng và tinh trùng tại tinh hoàn lên chất lượng phôi. Tác giả nghiên cứu gồm 2402 phôi thụ tinh từ chu kì IVF và ICSI được phân thành hai nhóm phôi chất lượng tốt ( good-quality embryos- GQEs) và phôi chất lượng kém (poor- quality embryos- PQEs). Hình thái học của tinh trùng được phân thành P- pattern (<5% tinh trùng bình thường), G-pattern (5-14% tinh trùng bình thường), N-pattern (>14% tinh trùng bình thường và tinh trùng từ tinh hoàn) ( tinh trùng chưa trưởng thành, chỉ trong nhóm ICSI)
Kết quả nghiên cứu: Hình thái học tinh trùng (P,G,N – pattern) và tinh trùng tại tinh hoàn chưa trưởng thành không ảnh hưởng lên chất lượng phôi ngày 2 đến ngày 3 bằng phương pháp ICSI( p=0,082) và phôi thụ tinh bằng IVF (p=0,64). Có sự gia tăng phôi chất lượng tốt từ ngày 2 đến ngày 3 trong nhóm P-pattern (33%-39%, p=0,002) và nhóm tinh trùng tại mào tinh (30- 35%, p=0,014) ở trong các trường hợp ICSI[19].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU