Nồng độ FSH được định lượng vào ngày 2 hay 3 của chu kỳ kinh là một xét nghiệm đã được sử dụng từ lâu và phổ biến trong đánh giá dự trữ buồng trứng.
Theo bảng 3.5, nồng độ FSH trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 7,6 ± 4 UI/L, thấp nhất là 1,56 UI/L và cao nhất là 40,48 UI/L. Nồng độ FSH đầu chu kỳ kinh dưới 10 IU/L chiếm tỉ lệ cao nhất 84,2%, thấp nhất là nhóm có FSH > 12 IU/L chiếm tỷ lệ 3.8%. Nồng độ FSH đầu chu kỳ kinh
dưới 10 IU/L chiếm tỷ lệ cao nhất vì số lượng bệnh nhân làm TTTON chủ yếu ở độ tuổi sinh sản, xét nghiệm FSH vẫn còn trong giới hạn bình thường.
Nghiên cứu của La Marca và cs (2013) nồng độ FSH trung bình của các bệnh nhân làm TTTON là 6,3 ± 3,4 IU/L [33]. Vương Thị Ngọc Lan và cs (2016) là 7,55 IU/L [16] và nghiên cứu của Boer và cs (2013) [35] là 7,45 IU/L, nghiên cứu của Tingfang và cs (2015) [37] nghiên cứu trên 1287 bệnh nhân, nồng độ FSH trung bình là 7,85 ± 1,74 IU/L , của Arce (2012) là 7 IU/L [34].
Như vậy nồng độ FSH dưới 10 IU/L được coi là bình thường nhưng vẫn có khả năng chỉ thu được phôi chất lượng kém.
4.1.6. Số nang thứ cấp
Số lượng nang thứ cấp (AFC) được xác định bằng siêu âm đầu dò âm đạo vào ngày 2-3 của chu kì kinh. Đó là những nang buồng trứng có kích thước từ 2-10mm. Đếm và ghi nhận kết quả ở cả 2 buồng trứng. Cần phân biệt nang tồn dư hay nang nước cạnh vòi trứng, nang lạc nội mạc tử cung.
Việc đếm nang thứ cấp được thực hiện trước khi lựa chọn phác đồ điều trị. Nang thứ cấp cùng với các yếu tố tuổi, FSH cơ bản, AMH giúp tiên lượng dự trữ buồng trứng từ đó chọn phác đồ và liều FSH ban đầu phù hợp. Bệnh nhân có số nang AFC < 4 nang thì liên quan đến đáp ứng kém và tỷ lệ hủy bỏ chu kì rất cao (41% so với 6,4%), tỷ lệ có thai thấp hơn. Tuy nhiên số lượng nang thứ cấp chỉ tiên lượng được số số lượng noãn, không tiên lượng được chất lượng noãn và khả năng có thai.
Ở nghiên cứu của chúng tôi theo bảng 3.7 số lượng nang thứ cấp >7 nang chiếm tỷ lệ cao nhất 49,6%, tiếp theo là nhóm 5-7 nang chiếm tỷ lệ 25,6%, thấp nhất là nhóm ≤ 3 nang chiếm tỷ lệ 9,8%. Số nang thứ cấp trung bình đếm được là 8,17 ± 4,39 nang.
Có trường hợp AFC là 30 nang kích thích buồng trứng bằng phác đồ antagonist với liều FSH ban đầu là 150 UI/L thu được 15 nang trưởng thành nhưng chỉ có 4 noãn MII và chỉ tạo được 3 phôi chất lượng kém.
Nghiên cứu của Sonal Panchal và cs (2012) [38], AFC trung bình của bệnh nhân làm TTTON là 14 nang. Theo nghiên cứu của Jayaprakasan và cs (2012), số nang thứ cấp trung bình của nhóm bệnh nhân đáp ứng bình thường với kích thích buồng trứng là 15,7 ± 4,3 nang (5-12 nang), số nang thứ cấp trung bình của nhóm đáp ứng kém là 8,6 ± 1,5 (5-12 nang) [39].
Như vậy, số nang thứ cấp trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với số nang thứ cấp trung bình của nhóm đáp ứng kém với kích thích buồng trứng.
4.1.7. Nồng độ AMH
AMH là xét nghiệm mới nhất được đưa vào, để đánh giá dự trữ buồng trứng. Ưu điểm của AMH so với các xét nghiệm hormone hướng sinh dục là có thể thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nên bệnh nhân không phải chờ đến đầu kỳ kinh mới làm xét nghiệm.
Theo bảng 3.6 nồng độ AMH trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,72 ± 2,51 ng/ml, trong đó nhóm AMH thấp hơn 2 ng/ml chiếm tỷ lệ cao nhất 50,4%, tiếp theo là nhóm có AMH từ 2-6,8 ng/ml chiếm tỷ lệ 41,4 %. AMH trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Vương Thị Ngọc Lan và cs (2016) là 3,09 ± 2,52 ng/ml [16] và theo Malek Mansour Aghssa và cs (2015) nghiên cứu 105 bệnh nhân AMH trung bình là 4,2 ng/ml [40].
4.1.8. Nguồn gốc tinh trùng và đặc điểm tinh dịch đồ
Theo bảng 3.8 nghiên cứu của chúng tôi có 88% nam giới xuất tinh làm xét nghiệm tinh dịch đồ, 6% lấy tinh trùng bằng chọc hút mào tinh và 6% sinh thiết tinh hoàn.
Bảng 3.9 trong nhóm xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường là 89,7%, tỷ lệ tinh dịch đồ bình thường là 10,3%. Các nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài trên các đối tượng TTTON nói chung có tỷ lệ
tinh dịch đồ bình thường và bất thường như bảng:
Bảng 4.2. Tỷ lệ tinh dịch đồ bình thường và bất thường trong các nghiên cứu
Tác giả Năm nghiên cứu đồ bình thườngTỉ lệ tinh dịch Tỷ lệ tinh dịchđồ bất thường Lê Thị Hương Liên
(n= 704) [41] 2008 34,1% 65,9% Lại Văn Tầm [42] 2011 5,1% 94,9% Phạm Thị Yến [43] 2013 42,2% 57,8%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tinh dịch đồ bất thường thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Lại Văn Tầm [42] nhưng cao hơn so với nghiên cứu Lê Thị Liên Hương [41], nguyên nhân có thể do sự khác biệt về cách chọn đối tượng nghiên cứu, quy mô nghiên cứu cũng như mô hình bệnh tật. Tỷ lệ bất thường tinh dịch đồ có xu hướng gia tăng, nguyên nhân có thể do sức khỏe sinh sản ngày càng được quan tâm, nhận thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các cặp vợ chồng đã được cải thiện rõ, vì thế họ đi khám và điều trị sớm hơn so với trước đây và cũng có thể do điều kiện sống môi trường ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia tăng tình hình bệnh tật.