Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter đối với Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường vinacomin (Trang 57 - 59)

Căn cứ cơ sở lý luận tại mục 1.1.3.1 và hình số 1.3 mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter. Năm yếu tố Michael Porter được sử dụng để phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của Công ty V T bao gồm:

Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng:

Các đối thủ tiềm năng đã và sắp gia nhập ngành tư vấn môi trường có thể kể đến là; Các đơn vị quản lý Nhà nước chuyên ngành như Sở Tài nguyên môi trường các tỉnh, các Trung tâm của Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ, đã và sẽ gia nhập tham gia công việc lĩnh vực môi trường, quan trắc môi trường. Một số đơn vị trong Tập đoàn TKV mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực chính của Công ty V T đang hoạt động ví dụ như Viện Cơ khí năng lượng và mỏ - Vinacomin cũng mở thêm lĩnh vực sản xuất: Quan trắc môi trường …

Áp l c cạnh tranh của các đối thủ hiện tại tr ng ngành:

Sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty tư vấn trong và ngoài ngành đang gây ra sức ép lớn buộc Công ty phải thay đổi, nâng cao năng lực cạnh. Một số đối thủ cạnh tranh có sức ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của Công ty V T có thể kể đến như: Viện khoa học Công nghệ mỏ - Vinacomin, Công ty TNHH MTV Môi trường – TKV , các công ty ngoài ngành như Công ty TNHH Tư vấn đầu tư 3T, Công ty cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng. Chất lượng dich vụ của các công ty tương đối đồng đều nhau và đều không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư thiết bị, công nghệ … để duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện hữu và thiết lập các mối quan hệ mới.

Áp l c từ phía hách hàng:

Công ty V T có hệ thống khách hàng khá rộng lớn, tập trung số lượng lớn tại tỉnh Quảng Ninh và rải rác ở các tỉnh miền Bắc, Miền Trung, Tây nguyên, trong đó khách hàng lớn nhất của Công ty phải kể đến là Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên. Trong bối cảnh hiện tại, hầu hết các công ty cùng lĩnh vực đều chú trọng vào giá dịch vụ để duy trì khách hàng hiện hữu và thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới. Do đó, giá các hợp đồng có thể sẽ bị giảm xuống để có thể cạnh tranh. Mặt khác, hiện tại nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ khó khăn nên nguồn ngân sách dành cho hoạt động trong lĩnh vực sản xuất than khoáng sản bị cắt giảm. Chính vì vậy, Công tyV T gặp sức ép rất lớn từ phía công ty sử dụng dịch vụ, các chủ đầu tư trong việc điều chỉnh chi phí dịch vụ.

Áp l c của nhà cung ứng:

Khác với các loại sản phẩm hàng hoá khác, sản phẩm trong hoạt động trong lĩnh vực tư vấn là một loại dịch vụ hữu hình mà chất lượng được đánh giá trực tiếp sau khi khách hàng sử dụng loại sản phẩm này. Nhà cung cấp dịch vụ này cũng là các đơn vị tư vấn. Do đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn không chịu sức ép từ phía nhà cung cấp.

Áp l c từ các sản phẩm thay thế:

Hoạt động thị trường công việc tư vấn là các hoạt động hữu hình, gần như không có sản phẩm thay thế. Chính vì điều đó, Công ty không phải chịu sức ép từ sản phẩm thay thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường vinacomin (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)