Giải pháp chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường vinacomin (Trang 73 - 79)

3.2.1.1 Phân tích chiến lược của Công ty theo mô hình SWOT

* Môi trường bên tr ng

- Những điểm mạnh của Công ty VITE:

+ Là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng là khách hàng lớn, truyền thống của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. Đây là lợi thế rất lớn –lợi thế so với các công ty ngoài ngành muốn xâm nhập lĩnh vực tư vấn khai thác than khoáng sản

+ Có thương hiệu Vinacomin, thương hiệu lâu năm, uy tín lớn mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo chính quy tại các trường chuyên ngành, có trình độ tốt, có sức trẻ và nhiệt huyết đáp ứng công việc. Nhân lực là nguồn lực vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp.

+ Tạo lập và duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống là các đơn vị thành viên của Tập đoàn TKV, tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng.

- Những điểm yếu của Công ty VITE:

+ Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin là Công ty cổ phần, cổ đông Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đại diện cho vốn nhà nước chiếm hơn 51%. Là Công ty thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nên có ràng buộc nhất định trong cơ cấu tổ chức, do vậy tính năng động còn hạn chế.

+ Công tác dự báo thị trường còn yếu kém, trước đây sản xuất kinh doanh của Công ty là theo chỉ tiêu kế hoạch trên giao. Nay đã đổi mới nhưng vẫn nhiều còn trì trệ, chưa nhạy bén. Công tác dự báo chưa sát với biến động của thị trường.

+ Chiến lược Marketing của Công ty còn yếu, chưa được coi trọng.

+ Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu thiếu đồng bộ, chưa có nhiều kinh phí để đầu tư các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.

+ Công ty không có bí quyết công nghệ, sản xuất kinh doanh đặc thù, không có nhiều đăng ký sở hữu trí tuệ cho nghiên cứu khoa học làm ra.

+ Cơ cấu tổ chức của Công ty chưa linh hoạt, trình độ quản lý còn yếu dẫn đến chưa tận dụng phát huy hết sở trường của người lao động

* Môi trường bên ng ài

- Những cơ hội của Công ty VITE

+ Công ty V T có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc, trước dự báo nhu cầu tiêu thụ than, khoáng sản, Alumin... tăng cao. Đòi hỏi cấp bách nhu cầu về tư vấn khai thác, đánh giá trữ lượng, khoan thăm dò, đánh giá bảo vệ môi trường, hệ thống lưu chuyển, phục hồi môi trường... đây là những lĩnh vực V T có thể đảm nhận thực hiện.

+ Thị trường công việc của Công ty V T là tư vấn bảo vệ môi trường, trắc địa địa chất, công nghệ thông tin, đây là một thị trường tiềm năng, có nhiều đối thủ cạnh tranh

tham gia. Đây là nhóm ngành chủ yếu khai thác chất xám, dựa vào yếu tố con người để phát triển, với đội ngũ CBCNV có trình độ tốt, V T có nhiều khả năng nắm bắt cơ hội thị trường để tăng trưởng, phát triển.

+ Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện cho các hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo nguồn nước sạch và an ninh năng lượng.

+ Cơ chế hợp tác, mở cửa của Nhà nước làm gia tăng cơ hội hợp tác cho Công ty.

- Những đe doạ của Công ty VITE

+ Gia nhập WTO tạo điều kiện cho đối thủ tiềm ẩn tham gia thị trường dễ dàng hơn. + Tập đoàn TKV bắt đầu lộ trình cổ phần hóa. Lĩnh vực hoạt động của Công ty không phải là lĩnh vực mà Tập đoàn TKV cần nắm giữ cổ phần chi phối. Trong năm tới Tập đoàn TKV sẽ bắt đầu phương án thoái vốn tại Công ty. Việc này đồng nghĩa với sự cắt giảm kinh phí hỗ trợ hoạt động từ Công ty mẹ, không còn nhiều công việc được chỉ định giao thực hiện. Nhiều khó khăn khi phải hoạt động độc lập sau hơn 20 năm trực thuộc.

+ Lạm phát tăng cao, kinh tế chưa thực sự khởi sắc, các cơ chế hỗ trờ về tài chính chưa thực sự có lợi cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ như Công ty.

+ Sự cạnh tranh của các công ty cùng tầm trong và ngoài ngành sẽ dọa thị phần của Công ty VITE.

Dựa vào phân tích mô hình SWOT của Công ty V T tại bảng 2.5 cũng như thực trạng và mục tiêu đã được đề ra đến năm 2020 của Công ty, tác giả xin đề xuất một số giải pháp trên từng lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin như sau:

Bảng 3.1 Các chiến lược nâng ca năng l c cạnh tranh d a trên mô hình SWOT

(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên mô hình SWOT)

Kết hợp SO

(Strengths - Opportunities)

S1S2S3 + O1O2O3

→ Xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, phát triển thị trường, xác định chiến lược cạnh tranh phù hợp theo từng giai đoạn.

Kết hợp ST (Strengths - Threats)

S1S2S3 + T1T2T3

→ Chiến lược đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường, khác biệt hóa chất lượng dịch vụ.

Kết hợp WO

(Weaknesses - Opportunities)

W1W2W3 + O1O2O3

→ Chiến lược đầu tư hướng về thị trường chiến lược marketing để nâng cao thương hiệu và mở rộng thị trường

Kết hợp WO

(Weaknesses - Opportunities)

W1W2W3 + T1T2T3

→ Chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ thích hợp cho quá trình hoạt động tạo năng lực khác biệt, nổi trội trên thị trường

3.2.1.2 Chiến lược kinh doanh

Từ phân tích thực tế cho thấy chiến lược kinh doanh của Công ty V T hiện nay chưa được nghiên cứu xây dựng và thực thi một cách cụ thể. Để đạt được mục tiêu và quy mô hoạt động vào năm 2020, Công ty cần phải có chiến lược kinh doanh khả thi với những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn

* Chiến lược d a trên các ưu thế của Công ty để tận dụng cơ hội thị trường S/O:

- Dựa trên ưu thế đội ngũ CBNV trẻ có năng lực, trình độ ngoại ngữ tốt, đây là các cơ hội thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. - Trong những năm vừa qua, Công ty V T đã được Tập đoàn TKV giao đầu mối triển khai hợp tác quốc tế với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, CHLB Đức...trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tiếp tục thành công của các dự án hợp tác đã thực hiện, trong năm 2019, Công ty chủ động hợp tác với K GAM (Hàn Quốc) trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường, và khoáng hóa cacbon, đồng thời làm cầu nối giữa K GAM với Tập đoàn TKV để triển khai các nội dung hợp tác.

- Công ty hiện đang chủ động tìm kiếm hợp tác với các hiệp hội môi trường và các đối tác như Hàn Quốc, Đài Loan về các dự án môi trường là các giải pháp đang được bắt đầu và nên tập trung triển khai để phát triển.

- Khi nền kinh tế đất nước mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng thì chất lượng nhân lực sẽ được cải thiện, Công ty sẽ có điều kiện tìm kiếm nhân lực trong thị trường lao động phát triển, không những ở trong nước mà còn có sự hợp tác với các chuyên gia nước ngoài khi thực hiện các dự án hợp tác bảo vệ môi trường, thăm dò địa chất của ngành than (chuyên gia Nhật- dự án địa chất với tổ chức Jica, Đức - dự án Rame, Hàn Quốc - dự án Mireco). Đó là cơ hội để CBNV có dịp học hỏi, trao đổi kiến thức kỹ năng kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc chuyên nghiệp với chuyên gia nước ngoài.

- Trước dự báo nhu cầu tiêu thụ than năm tới tăng lên 20-30%, các lĩnh vực Alumin, khoáng sản … đều tăng trưởng. Đó là những cơ hội để Công ty V T tiếp tục duy trì và phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty.

- Công ty đưa ra chiến lược kinh doanh dựa trên việc tận dụng điểm mạnh là mạng lưới rộng các mối quan hệ sẵn có, tăng cường tìm kiếm việc làm để nắm bắt cơ hội đảm nhận công việc

* Chiến lược d a trên các ưu thế của Công ty để tránh nguy cơ của thị trường S/T:

- Với điểm mạnh là nguồn nhân lực trẻ, chính quy, có năng lực. Công ty liên tục vận dụng các chính sách đãi ngộ, chăm lo đời sống cho CBNV, tăng cường khối đoàn kết. - Quy chế lương, thưởng được xây dựng đảm bảo có lợi cho người lao động, có các chế độ thưởng kịp thời khi CBNV hoàn thành nhanh công việc với chất lượng cao, thưởng tìm kiếm việc làm… tâm lý yên tâm công tác sẽ tạo động lực, khích lệ người lao động hăng say làm việc, tạo năng suất lao động cao. Từ đó đảm bảo năng lực nguồn nhân lực để mở rộng ngành nghề, mở rộng thị trường.

- Giảm dần sự lệ thuộc và Tập đoàn TKV trong phân phối công việc, giảm nguy cơ khó khăn gặp phải khi TKV cổ phần hóa và thực hiện thoái vốn tại Công ty.

- Đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ và thu hút lao động chất lượng cao, lực lượng lao động cốt lõi của doanh nghiệp.

* Chiến lược d a trên hả năng vượt qua các yếu điểm của Công ty để tận dụng cơ hội của thị trường W/O:

- Yếu điểm của công ty nằm ở trình độ quản lý còn yếu. Nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, Công ty có thể xem xét cử cán bộ quản lý, kỹ thuật tham gia các hội thảo ở nước ngoài về bảo vệ môi trường mỏ (xử lý nước thải, quản lý nước thải mỏ, phục hồi bãi thải mỏ…) để học hỏi kinh nghiệm đồng thời giới thiệu các kinh nghiệm và thành tựu của Công ty. Từ đó tăng cơ hội hợp tác, tiếp cận khoa học, công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Sửa đổi các quy chế khoán chi phí và phân phối tiền lương, thu nhập mới với cơ chế khoán gọn chi phí cho chủ nhiệm công trình và bổ sung mức lương thu hút với lĩnh vực ngành nghề cần thu hút và để giữ chân người tài.

- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và rà soát năng lực toàn bộ CBNV hàng quý, cơ cấu lại lực lượng lao động là nhiệm vụ thực hiện đáp ứng chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

* Chiến lược d a trên hả năng hạn chế tối đa các yếu điểm của Công ty để tránh nguy cơ của thị trường W/T (Weaknesses – Threats):

- Chế độ đãi ngộ là một trong những cản trở lớn nhất để tuyển dụng người tài. Mặc dù Công ty có mức lương trung bình khá cao trong (10 - 12 triệu đồng/người/tháng) nhưng thường tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thi công khoan thăm dò và lĩnh vực địa chất, mức lương này còn thấp so với mức lương tư vấn của các Công ty liên doanh, Công ty nước ngoài.

- Do là công ty cổ phần Nhà nước, chịu sự chi phối điều chỉnh khá cứng nhắc về mức lương và giãn cách tiền lương nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu của lao động chất lượng

cao. Do vậy, Công ty khó thu hút được lao động chất lượng cao nhất là lĩnh vực Công nghệ thông tin với mức thu nhập trung bình về làm việc tại Công ty.

- Một chiến lược kinh doanh khả thi với những bước đi phù hợp cho từng giai đoạn là chiến lược tiên quyết cho Công ty để cạnh tranh trên thị trường.

- Yếu điểm hiện tại của Công ty là chưa có bộ phận marketing riêng biệt, công tác dự báo thị trường chưa linh hoạt, chưa làm tốt công tác quảng quá hình ảnh, thương hiệu.

Vượt qua được các yếu điểm này bằng việc xây dựng chiến lược marking hiệu quả, khác biệt hóa chất lượng dịch vụ, Công ty sẽ tránh được nguy cơ sụt giảm thị phần do sức ép cạnh tranh từ các đối thủ để tăng trưởng và phát triển trong giai đoạn khó khăn sắp tới.

Tổng hợp chiến lược chung của Công ty:

Chiến lược của Công ty là đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 mở rộng phát triển doanh nghiệp, tận dụng các cơ hội của thị trường trên cơ sở mở rộng ngành nghề kinh doanh, nâng cao và khác biệt hóa chất lượng dịch vụ, đầu tư đổi mới kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh marketing để nâng cao thương hiệu.

D iến ết quả của chiến lược:

Với các chiến lược kinh doanh trên, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin sẽ vận dụng để đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của Công ty ở từng giai đoạn trong quá trình phát triển nhằm tận dụng mọi cơ hội, đẩy lùi thách thức, phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu để khẳng định vị thế cạnh tranh của mình. Mục tiêu là mở rộng phạm vi hoạt động ra các khu vực trong cả nước và tham gia vào các dự án lớn của nước ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường vinacomin (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)