Địa chỉ trụ sở: Số 3, Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
Viện được thành lập ngày 24/10/1972 với tên gọi ban đầu là Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Than (trực thuộc Bộ Điện và Than). Từ tháng 5/1996 đến nay Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Viện Khoa học Công nghệ mỏ - Vinacomin đang thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, trong 12 lĩnh vực chính: Nghiên cứu công nghệ Khai thác hầm lò; Nghiên cứu công nghệ khai thác lộ thiên; Nghiên cứu công nghệ xây dựng công trình ngầm và mỏ ; Tuyển, chế biến than – khoáng sản; Nghiên cứu An toàn mỏ; Tư vấn, thiết kế xây dựng mỏ mới; Điều kiện tự nhiện, địa cơ mỏ; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị mỏ; Nghiên cứu Điện – tự động hóa mỏ; Nghiên cứu Sử dụng năng lượng tiết kiệm & hiệu quả; Nghiên cứu Môi trường mỏ; Sản xuất kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật.
Một số các công trình đã thực hiện của Viện: Cung cấp thiết bị, lắp đặt, đào tạo vận hành dây chuyền sàng tuyển than bằng công nghệ huyền phù tự sinh tại khu vực Hà Ráng, Công ty than Hạ Long; Dự án sản xuất thực nghiệm chế tạo giàn chống mềm chế tạo trong nước – Công ty than Mạo Khê; Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo; Dự án cải tạo công nghệ - Nhà máy tuyển than Vàng Danh; Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sàng tuyển than Khe Chàm…
Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, tạo chuẩn hóa các quy trình hoạt động, Viện đã xây dựng tài liệu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn SO 9001: 2008, từ ngày 18/1/2016, Viện đã ban hành và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn SO 9001 ÷ 2008 trong các hoạt động của Viện.
Năm 2016 Viện được QUAC RT cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn SO 9001:2008, trong các lĩnh vực hoạt động: 1) Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học công nghệ; 2) Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, khảo sát địa chất, địa hình và quản lý dự án đối với công trình mỏ và công nghiệp; 3) Tư
vấn lập báo cáo đánh giá tác động, phương án cải tạo phục hồi môi trường và các dịch vụ quan trắc môi trường
Về nâng cao năng lực cạnh tranh:
+ Viện đặt ra mục tiêu bao gồm luôn hoàn thành các kế hoạch được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giao;
+ Nghiệm thu các đề tài theo đúng tiến độ đồng thời tiếp tục đề xuất, đăng ký các đề tài dự án KHCN các cấp cho những năm tiếp theo;
+Tập trung triển khai các công trình mang tính trọng điểm, cấp thiết; + Tập trung cao độ đến công tác an toàn, môi trường và than sạch.
+ Chủ động hơn nữa trong xúc tiến và tìm việc. Tổ chức thực hiện các đề tài, dự án, hợp đồng dịch vụ kỹ thuật đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí.
+ Chăm lo và giữ ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho CBCVN...
+ Tăng cường công tác tuyển dụng lao động chất lượng cao, đào tạo nâng cao chất lượng lao động chuyên môn phù hợp, đẩy mạnh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch. Tăng cường kỷ luật lao động, kịp thời tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Chú trọng công tác thi đua , khen thưởng, có các chính sách hỗ trợ gia đình CBCNV khó khăn để tạo tâm lý ổn định cho CBCNV yên tâm công tác.
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý sản xuất. + Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị, đề xuất sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất. Đổi mới sáng tạo trong sản xuất.
+ Tăng cường tham gia đấu thầu công tác tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thăm dò dịa chất...
+ Hoàn thành các đề tài Nghiên cứu khoa học, các dự án thử nghiệm để nâng cao vai trò của Viện trong lĩnh vực tư vấn, nghiên cứu khoa học.
* Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây d ng (EAC)
Địa chỉ ĐKKD: Tầng 3,4,5 LK 4B - (8), Khu Tái định cư Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Lĩnh vực hoạt động: - Phân tích môi trường; Tư vấn môi trường; Xây dựng hệ thống xử lý; Khai thác thăm dò, đánh giá chất lượng nguồn nước cho các dự án và sử dụng nước ngầm.
Năng lực phân tích: Phòng thí nghiệm phân tích môi trường của Công ty AC có khả năng phân tích hầu hết các thông số môi trường trong các môi trường rắn, lỏng, khí theo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn về Môi trường; cụ thể: Đo đạc, phân tích mẫu không khí, khí thải; Đo đạc, phân tích mẫu nước thải, nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ, nước sinh hoạt, nước ăn uống; Đo đạc, phân tích mẫu đất; Đo đạc, phân tích mẫu trầm tích, bùn thải.
Các chứng nhận: Phòng thí nghiệm Công ty AC đã xây dựng thành công SO 17025:2005(V LAS) và nhận được Chứng chỉ công nhận của Văn Phòng Công nhận Chất lượng (BoA) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST): Chứng nhận V LAS 968, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận Đủ điều kiện hoạt động Quan trắc môi trường. Số hiệu: V MC RTS 066.
Khi thị trường hoạt động tư vấn phát triển mạnh những năm gần đây, cũng như rất nhiều doanh nghiệp khác trong ngành, doanh thu và thị phần của AC bị thu hẹp, giảm sút đáng kể trước sức ép cạnh tranh từ các công ty đối thủ cạnh tranh. Sự sụt giảm này thể hiện AC đang rơi vào tình thế năng lực canh tranh yếu.
Trước bối cảnh đó, Công ty AC xây dựng các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh như:
+ Củng cố và phát triển nguồn nhân lực, xây dựng bộ máy quản lý tinh gọn, khoa học, linh hoạt và hiệu quả.
+ Kêu gọi đầu tư tài chính, kêu gọi đầu tư góp vốn cùng hợp tác phân chia lợi nhuận trong thực hiện các dự án lớn cần đòi hỏi nguồn vốn ban đầu cao và lâu thu hồi vốn.
+ Sử dụng triệt để, hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đồng thời mạnh dạn đầu tư thêm nhiều máy móc, dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc, thiết bị phân tích thí nghiệm.
+ AC xác định nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố then chốt, để phát triển là chất lượng sản phẩm báo cáo.
+ Trước tình hình thị trường công việc tư vấn đang dần chuyển sang hình thức đấu thầu rộng rãi. Công ty AC tiếp tục củng cố, hoàn thiện công tác đấu thầu, lập hồ sơ thầu với chất lượng chuyên môn cao, tích cực tìm kiếm, nhận hồ sơ đề xuất và và tham dự đấu thầu các gói thầu.
Năm 2018, doanh thu của AC có sự gia tăng đáng kể, chỉ tính riêng lĩnh vực phân tích - tư vấn môi trường, doanh thu của AC đạt mức xấp xỉ 30.000 triệu đồng năm 2018, vượt hơn 20% so với năm 2017 đây là con số đáng ghi nhận đối với một công ty còn non trẻ, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường công việc tư vấn.
1.2.2 Những bài học inh nghiệm rút ra cho Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ,
Môi trường – Vinacomin
Trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là yêu cầu mang tính tất yếu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế thị trường. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể rút ra được một số bài học, hướng phát triển cho Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin như:
Bài h c về giữ vững, mở rộng thị trường, đưa l nh v c h ạt động và chiều sâu nhằm tăng trưởng hiệu quả sản xuất inh d anh: Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin (V T ) cần đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất trong Tập đoàn TKV và các đơn vị thành viên. Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tiếp cận với các chủ đầu tư. Bên cạnh đó, cần nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm, giữ vững thị phần đối với các khách hàng truyền thống và từng bước mở rộng thị trường ra ngoài ngành, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Bên cạnh các lĩnh vực truyền thống có thể xem xét khả năng mở rộng hơn nữa các lĩnh vực hoạt động khác, học tập tìm hiểu đưa công nghệ mới phục vụ các lĩnh vực công tác.
Bài h c về tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất: Phát huy các thế mạnh chủ yếu trong các lĩnh vực: Tư vấn công nghệ thông tin; Tư vấn bảo vệ môi trường, cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường… để tạo dựng được uy tín, thương hiệu nhất định của Công ty V T đối với Tập đoàn TKV, các đơn vị thành viên và một số đối tác ngoài ngành than. Để tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, tự chủ trong điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ, Công ty cần đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch. Hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và cấp trên, nâng cao uy tín của Công ty. Kiểm soát được cơ bản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết giảm các chi phí không cần thiết, chủ động hơn trong việc lập, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Xác định mục tiêu trọng tâm là hoạt động hiệu quả và lợi nhuận tăng cao. Hiệu quả hoạt động lành mạnh là yếu tố cần thiết để Công ty tích lũy tài chính, tái đầu tư, nâng cao năng lực chuyên sâu, duy trì và mở rộng thị trường, đảm bảo công việc làm ăn. Đảm bảo hoạt động SXKD hiệu quả, ổn định về tài chính. Tận dụng tối ưu nguồn lực, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty.
- Thực hiện đồng bộ các công tác chuyên môn, tiết giảm thời gian, chi phí, đồng thời nâng cao chất lượng công việc chung. Tạo động lực đối với các bộ phận, cá nhân làm tăng tính tự giác, chủ động với công việc được giao, đặc biệt đối với cán bộ là lãnh đạo, quản lý
Bài h c về xây d ng văn hóa d anh nghiệp và giá trị cốt lõi: Công ty cần xác định rõ giá trị cốt lõi hướng tới. Đồng thời xác định lộ trình tạo dựng và thực hiện văn hóa của doanh nghiệp, xây dựng uy tín, thương hiệu cho Công ty, tạo sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.
1.3 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Luận văn thạc sĩ: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn mỏ và Công nghiệp - Vinacomin" tác giả Bùi Thị Thanh Mai (2016) - Trường Đại học
Thương Mại, tác giả đã: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn mỏ và Công nghiệp – Vinacomin; Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn mỏ và Công nghiệp – Vinacomin.
- Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” tác giả Nguyễn Xuân Trường - Đại học Ngoại thương (2014): Ở luận văn này tác giả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và những thách thức khi hội nhập. Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Các công trình khoa học nghiên cứu về năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế ” của tác giả Vũ Khoan. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mại. “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá” của tác giả Trần Sửu.
Các công trình khoa học nghiên cứu một số vấn đề khác liên quan đến đề tài: “Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và liên kết trong hội nhập” của tác giả Đinh Trọng Thịnh.. “Chủ trương của Đảng về thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các Tập đoàn Kinh tế nhà nước - Những vướng mắc và vấn đề đặt ra” của tác giả Phạm Thị Lương Diệu.
Một số công trình khoa học đã đưa ra khái niệm cạnh tranh, sức cạnh tranh và toàn cầu hoá kinh tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã chỉ ra bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kết luận chương 1
Chương này đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cơ sở lý luận được nghiên cứu qua các vấn đề như: khái niệm cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, các công cụ, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các cơ sở lý luận này được nghiên cứu và phát triển dựa trên việc hệ thống lý luận về năng lực cạnh tranh mà chủ đạo là lý thuyết của mô hình Porter’s Five Forces của Giáo sư Michael Porter và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mô hình SWOT phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong chương này, luận văn đã làm rõ hệ thống cơ sở lý luận khoa học để đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường đồng thời so sánh được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp với các đối thủ hiện hữu. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển cho Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin là đối tượng mà luận văn đang nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ở chương tiếp theo, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích tổng quan về thị trường công việc tư vấn, phân tích đánh giá mức độ cạnh tranh của thị trường trong những năm gần đây và từ đó làm cơ sở để phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. Phân tích thực tiễn năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin trên cơ sở lý luận khoa học, các tiêu chí và các chỉ tiêu ở chương 1. Phân tích, thống kê với các số liệu mới nhất về nguồn lực, kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2014 – 2018 và quí năm 2019 nhằm đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh của Công ty. Từ kết quả này làm cơ sở cho việc đi vào nghiên cứu để đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin trong chương 3.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG - VINACOMIN
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tin h c, Công nghệ, Môi trường -
Vinacomin
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin.
Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin Informatics, Technology, Environment Joint Stock Company.
Tên viết tắt: Vinacomin VITE. JSC