.1 Phân loại các nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường vinacomin (Trang 27)

Nguồn lực tài chính Khả năng nợ, các mức tín dụng, tài sản hiện có, dự trữ tiền mặt, các tài sản tài chính khác ...

Nguồn lực vật chất Nhà xưởng, máy móc, đồ đạc, thiết bị văn phòng, phương tiện sản xuất… Nguồn lực nhân lực Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của nhà quản lý và nhân viên. Khả năng

thích ứng

Công nghệ Bằng phát minh, sáng chế, bản quyền, bí mật công nghệ.

Danh tiếng Nhãn hiệu, uy tín sản phẩm, hình ảnh ..

Các mối quan hệ Với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, quan hệ với các cơ quan Nhà nước, cộng đồng.

- Năng lực cốt lõi: Là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những năng lực khác, năng lực đó mang tính trung tâm đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp nên xác định và tập trung vào 3 hoặc 4 năng lực cốt lõi khác biệt nhau.

- Năng lực khác biệt: Là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh, nó cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh. Giá trị của bất kỳ lợi thế nào tạo ra phụ thuộc vào tính bền vững và khả năng thích ứng của nó. Có 3 loại năng lực khác biệt là cơ cấu hợp tác, sự đổi mới và danh tiếng.

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

- Môi trường địa lý, tự nhiên: Các yếu tố địa lý tự nhiên có ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên của con người đã làm thay đổi và khan hiếm nguồn tài nguyên. Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp

cần chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, không làm ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái, lãng phí tài nguyên.

- Môi trường chính trị, luật pháp: Bao gồm tất cả những hệ thống pháp luật, các văn bản chính sách mà Nhà nước dùng để điều chỉnh hoạt động kinh doanh, điều chỉnh hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Xã hội ổn định về chính trị sẽ tạo tâm lý an tâm đối với các nhà đầu tư. Mặt khác, quan hệ quốc tế tốt đẹp sẽ thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các nước, là điều kiện tốt để các doanh nghiệp trong nước có được nhiều cơ hội thâm nhập thị trường bên ngoài.

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế là tổng thể các yếu tố về cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các yếu tố điều hành vĩ mô khác như mức độ phát triển ổn định của nền kinh tế, của thị trường tài chính, thị trường lao động,… Một môi trường kinh tế tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm đáng kể các chi phí giao dịch, ổn định sản xuất và có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp cận với các cơ hội kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Khoa học - công nghệ: Trình độ khoa học – công nghệ quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Khoa học – công nghệ còn tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp. Khi trình độ công nghệ thấp thì giá và chất lượng có ý nghĩa ngang bằng nhau trong cạnh tranh. Khoa học – công nghệ phát triển làm ảnh hưởng đến bản chất của cạnh tranh, chuyển từ cạnh tranh giá bán sang chất lượng, cạnh tranh phần giá trị gia tăng của sản phẩm, cạnh tranh giữa các sản phẩm và dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao.

- Văn hóa, xã hội: Các yếu tố về văn hóa, xã hội là căn cứ để doanh nghiệp nghiên cứu mở rộng thị trường và sáng tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với môi trường văn hóa xã hội đó.

1.1.4.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô

- Nguồn nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực bao gồm trình độ quản trị, kiến thức, kỹ năng và tính chuyên nghiệp của cả đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Khả năng quản lý và điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp quyết định đến hiệu quả sử

dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và sẽ quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một đội ngũ lao động lành nghề, kỷ luật lao động sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng (có hàm lượng chất xám cao).

- Trình độ công nghệ: Trình độ công nghệ đóng vai trò quan trọng tạo tiền đề nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trình độ công nghệ của một doanh nghiệp được đánh giá không chỉ dựa trên việc sử dụng thành thạo những kỹ thuật công nghệ sẵn có mà còn bao gồm cả khả năng tiếp nhận các công nghệ hiện đại được chuyển giao và việc đầu tư cho nghiên cứu và triển khai. Điều này giúp đảm bảo duy trì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong tương lai.

- Năng lực tài chính: Vốn của doanh nghiệp là tiền đề cho doanh nghiệp có được lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp không chỉ là số vốn hiện có mà còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài doanh nghiệp nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tối thiểu hóa chi phí để tận dụng lợi thế theo quy mô và đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận và san sẻ rủi ro.

- Chiến lược marketing: Chiến lược marketing của doanh nghiệp được hiểu là định hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cả ngắn hạn và dài hạn, Chiến lược marketing bao gồm các mục tiêu và các biện pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó. Xây dựng chiến lược kinh doanh là xác định một hướng đi đúng đắn, một kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai [9]. Chiến lược marketing không chỉ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hiện tại mà là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại, vị thế tuơng lai của doanh nghiệp trong môi trường hội nhập.

- Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần mang đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp[10]. Văn hóa doanh

nghiệp xác lập một hệ thống giá trị được mọi người trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó, đồng thời đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp hướng mọi người tới một mục tiêu chung, đồng bộ trong quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh, nó giúp tạo ra uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp [11]. Do đó, văn hoá sẽ ảnh hưởng mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.5.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng

Nhiều nhà kinh tế học đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khác nhau. Các cách đánh giá đều xoay quanh các tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tài sản hữu hình và tài sản vô hình… Những yếu tố đó tạo cho doanh nghiệp khả năng khai thác mọi hoạt động, tiềm năng với hiệu suất cao hơn đối thủ.

- Thị phần:

Thị phần là phần tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Đây là một chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thị phần (Tp) = Doanh thu của các doanh nghiệp

x 100% (1.1) Doanh thu của thị trường

Tiêu chí này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trường của hàng hoá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết chính xác được hết tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ cạnh tranh, do vậy ta tìm thị phần so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất (Ttc), đây là tiêu chí đơn giản, dễ tính so với tiêu chí thị phần do các đối thủ cạnh tranh mạnh thường có nhiều thông tin hơn.

- Tiêu chí so thị phần với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất (Ttc): Thị phần (Ttc) = Doanh thu của các doanh nghiệp

x 100% (1.2) DT của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

- Tiêu chí tỷ trọng thị phần tăng hàng năm (Tthn) [%] T(thn) = thị phần năm sau – thị phần năm trước (%)

Tiêu chí này cho chúng ta biết mức độ tăng của thị phần năm nay so với năm trước là bao nhiêu và như thế nào. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn có lợi cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như tập trung phát triển sản xuất một hoặc một số nhóm mặt hàng là thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu

(1.3)

Trong đó:

GTt: Tốc độ tăng trưởng theo doanh thu thời kỳ nghiên cứu DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu

DTt-1: Doanh thu kỳ trước.

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng lên hoặc giảm đi của thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, đồng nghĩa với sự lớn lên hay giảm sút sức cạnh

tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo lợi nhuận

GRt = (Prt - Prt-l)/ Prt-l (1.4)

Trong đó:

GRt: Tốc độ tăng trưởng theo lợi nhuận kỳ nghiên cứu Prt:Lợi nhuận kỳ nghiên cứu

Prt-l: Lợi nhuận kỳ trước đó

- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn. + Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn:

Tỷ lệ nợ (The Debt Ratio) = Tổng nợ phải trả / Tổng vốn (%) (1.5) + Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn:

Tỷ lệ vốn cố định = Vốn cố định / Tổng tài sản (%) (1.6) Tỷ lệ vốn lưu động = Vốn lưu động / Tổng tài sản (%) (1.7)

- Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả:

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu (%) (1.8) + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư = Lợi nhuận / Tổng vốn đầu tư (%) (1.9) + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có = Lợi nhuận / Tổng vốn chủ sở hữu (%) (1.10)

1.1.5.2 Nhóm chỉ tiêu định tính

- Uy tín của doanh nghiệp: Là yếu tố tác động tới tâm lý và đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Uy tín là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Khi giá trị nguồn tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng cao.

- Thương hiệu: Thương hiệu là tài sản vô hình đóng vai trò to lớn với doanh nghiệp, đáp ứng 3 mục đích quan trọng: xác định nguyên bản gốc của sản phẩm; cung cấp một sự đảm bảo chất lượng và tạo ra sự trung thành của khách hàng. Thương hiệu là phương tiện hữu hiệu để cạnh tranh. Ngoài ra, thương hiệu là công cụ để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, thương hiệu được pháp luật bảo hộ nếu các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu tại các cơ quan sở hữu công nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự nổi tiếng của thương hiệu và thương hiệu có thể được chuyển nhượng sử dụng làm ra lợi nhuận.

- Lợi thế thương mại: Các yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, giao thông, dân cư... ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển các hoạt động thương mại.

- Chất lượng các dịch vụ: Chất lượng dịch vụ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu khác như: trình độ của đội ngũ lãnh đạo, chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật….

1.2 Kinh nghiệm th c ti n về năng l c cạnh tranh của d anh nghiệp

1.2.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ở một số doanh nghiệp

Địa chỉ trụ sở: Số 3, Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.

Viện được thành lập ngày 24/10/1972 với tên gọi ban đầu là Phân viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Than (trực thuộc Bộ Điện và Than). Từ tháng 5/1996 đến nay Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Viện Khoa học Công nghệ mỏ - Vinacomin đang thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, trong 12 lĩnh vực chính: Nghiên cứu công nghệ Khai thác hầm lò; Nghiên cứu công nghệ khai thác lộ thiên; Nghiên cứu công nghệ xây dựng công trình ngầm và mỏ ; Tuyển, chế biến than – khoáng sản; Nghiên cứu An toàn mỏ; Tư vấn, thiết kế xây dựng mỏ mới; Điều kiện tự nhiện, địa cơ mỏ; Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị mỏ; Nghiên cứu Điện – tự động hóa mỏ; Nghiên cứu Sử dụng năng lượng tiết kiệm & hiệu quả; Nghiên cứu Môi trường mỏ; Sản xuất kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật.

Một số các công trình đã thực hiện của Viện: Cung cấp thiết bị, lắp đặt, đào tạo vận hành dây chuyền sàng tuyển than bằng công nghệ huyền phù tự sinh tại khu vực Hà Ráng, Công ty than Hạ Long; Dự án sản xuất thực nghiệm chế tạo giàn chống mềm chế tạo trong nước – Công ty than Mạo Khê; Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò mỏ than Núi Béo; Dự án cải tạo công nghệ - Nhà máy tuyển than Vàng Danh; Lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sàng tuyển than Khe Chàm…

Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, tạo chuẩn hóa các quy trình hoạt động, Viện đã xây dựng tài liệu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn SO 9001: 2008, từ ngày 18/1/2016, Viện đã ban hành và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn SO 9001 ÷ 2008 trong các hoạt động của Viện.

Năm 2016 Viện được QUAC RT cấp Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn SO 9001:2008, trong các lĩnh vực hoạt động: 1) Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học công nghệ; 2) Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế, khảo sát địa chất, địa hình và quản lý dự án đối với công trình mỏ và công nghiệp; 3) Tư

vấn lập báo cáo đánh giá tác động, phương án cải tạo phục hồi môi trường và các dịch vụ quan trắc môi trường

Về nâng cao năng lực cạnh tranh:

+ Viện đặt ra mục tiêu bao gồm luôn hoàn thành các kế hoạch được Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giao;

+ Nghiệm thu các đề tài theo đúng tiến độ đồng thời tiếp tục đề xuất, đăng ký các đề tài dự án KHCN các cấp cho những năm tiếp theo;

+Tập trung triển khai các công trình mang tính trọng điểm, cấp thiết; + Tập trung cao độ đến công tác an toàn, môi trường và than sạch.

+ Chủ động hơn nữa trong xúc tiến và tìm việc. Tổ chức thực hiện các đề tài, dự án, hợp đồng dịch vụ kỹ thuật đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí.

+ Chăm lo và giữ ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho CBCVN...

+ Tăng cường công tác tuyển dụng lao động chất lượng cao, đào tạo nâng cao chất lượng lao động chuyên môn phù hợp, đẩy mạnh đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ quy hoạch. Tăng cường kỷ luật lao động, kịp thời tuyên dương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. Chú trọng công tác thi đua , khen thưởng, có các chính sách hỗ trợ gia đình CBCNV khó khăn để tạo tâm lý ổn định cho CBCNV yên tâm công tác.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường vinacomin (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)