* Điểm yếu:
Vốn và tài sản còn hạn chế. Hình thức trả lương, thưởng khuyến khích lao động còn phụ thuộc nhiều vào cơ chế của nhà nước…
Không có bí quyết công nghệ, sản xuất kinh doanh đặc thù, không có nhiều đăng ký sở hữu trí tuệ.
Hệ thống quản trị marketing yếu: Trong cơ chế thị trường hoạt động kinh doanh không thể thiếu hoạt động marketing, tuy nhiên hiện nay công ty chưa có phòng Marketing mà nhiệm vụ marketing giao cho các bộ phận kinh doanh đảm nhiệm và phối kết hợp với các phòng ban.
Mô hình tổ chức bộ máy còn chưa hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng, cơ cấu lao động chưa điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn, hiệu quả, hiệu lực quản lý chưa cao; hàng năm năng suất lao động đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên chưa đảm bảo được yêu cầu đặt ra.
Cán bộ hiện tại thực hiện chuyên một nghiệp vụ, chưa đảm nhận được nhiều công việc đa dạng, dẫn đến khó khăn trong bố trí công việc, nhiều cá nhân chưa có điều kiện phát huy hết sở trường. Số lượng cán bộ có năng lực, khả năng làm việc độc lập còn ít, thiếu, trong khi các công trình lại dàn trải trên nhiều địa bàn dẫn đến thiếu người có đủ năng lực bao quát, điều hành, quản lý do đó khả năng cạnh tranh kém. * Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan từ bên trong Công ty:
+ Chưa có các cơ chế phù hợp để tăng khả năng cạnh tranh.
+ Cơ chế quản lý của Công ty còn nhiều bất cập, mặc dù Công ty đã thực hiện cơ chế khoán lương đến từng công trình, từng vị trí chức danh công việc. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận, phân công công việc chưa hợp lý, phân phối lương còn mang tính chất cào bằng chưa tạo được động lực mạnh mẽ người lao động, làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Chưa khai thác được hết năng lực, sở trường của người lao động, tính chủ động ở mỗi phòng chưa được phát huy. Lực lượng lao động giải quyết các công việc trung gian nhiều. Hiệu quả, hiệu lực quản lý chưa cao, tính chủ động ở một số người lao động và cán bộ quản lý phòng còn hạn chế.
+ Một số cán bộ tham mưu chưa phát huy hết khả năng, trí tuệ trong việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, chưa thực sự dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao.
+ Khối nghiệp vụ quản lý hoạt động chưa thực sự có hiệu quả, nhiều đầu mối nhưng khả năng phối hợp, làm việc nhóm kém; Qua phân công, định biên cho từng cá nhân
thuộc khối lao động quản lý thấy nhiều cá nhân có khối lượng công việc ít, năng suất lao động thấp. Các quy định chưa được triệt để, chưa tạo được động lực cao để các bộ phận, cá nhân mạnh dạn hơn nữa để tìm mọi cách chủ động, tăng năng suất lao động. + Một số phòng sản xuất chưa tích cực trong việc tiếp xúc với đối tác để tìm kiếm việc làm; còn tình trạng khi có việc phòng chưa cố gắng để tổ chức thực hiện. Việc lập và hoàn thiện hồ sơ thủ tục chứng từ, hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản nghiệm thu, quyết toán… vẫn còn tình trạng chậm trễ và xảy ra sai sót.
+ Sự phối kết hợp giữa một số bộ phận, giữa các phòng chưa thực sự gắn kết ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nguyên nhân khách quan đến từ các yếu tố vĩ mô:
+ Hiện nay quá trình thực hiện các công tác trình duyệt báo cáo, xin cấp phép thăm dò gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do các Nghị định, Thông tư mới về công tác thăm dò, giám sát đề án thăm dò…Chỉ thị của Bộ chính trị về công tác quản lý đất đai, rừng tự nhiên ngày càng chặt chẽ.
+ Công tác lập các đề án đóng cửa mỏ cho các doanh nghiệp trong ngành than thường kéo dài trong nhiều năm do thủ tục trình duyệt trên Bộ Tài nguyên và Môi trường còn nhiều vướng mắc, các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến mỏ theo quy định để phục vụ cho đóng cửa mỏ thiếu nhiều (các doanh nghiệp mỏ để thất lạc hoặc không có,..).
+ Hiện nay theo quy định của Luật và các văn bản dưới Luật thì hầu hết sản phẩm tư vấn đều phải được các cơ quan Nhà nước thẩm định, mặt khác trong giai đoạn vừa qua các Bộ ngành cũng thực hiện tái cơ cấu nên đầu mối thụ lý hồ sơ có quá nhiều thay đổi xáo trộn. Việc này đồng nghĩa với phát sinh rất nhiều chi phí để thực hiện cho công tác tư vấn, tốn thêm nhiều thời gian
+ Đối với các công trình cải tạo môi trường: Hệ thống các quy phạm thiết kế của nước ta đối với thiết kế các công trình cho vùng mỏ than hoặc các công trình trên bãi thải (nền đất yếu) nên trong quá trình thiết kế cần phải vận dụng các quy phạm của các chuyên ngành khác. Điều đó thường có nhiều sai khác trong việc tính toán kết cấu và khả năng chịu tải của công trình so với quy phạm thiết kế chuyên ngành, dẫn đến việc
trình duyệt và giải trình thường phức tạp, căn cứ lỏng lẻo hoặc khi trình duyệt không được chấp nhận quy phạm vận dụng.
Qua các chỉ tiêu phân tích, có thể thấy, năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin ở thời điểm nghiên cứu cao hơn như mang tính không bền vững so với Công ty CP Liên minh Môi trường và Xây dựng và thấp hơn so với Viện Khoa học Công nghệ mỏ - Vinacomin, từ đó vấn đề cấp thiết đặt ra là cần có nhiều giải pháp áp dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đã khái quát tình hình thị trường công việc tư vấn trong và ngoài ngành khai thác than – khoáng sản, phân tích mức độ cạnh tranh trên thị trường, thấy được thuận lợi, khó khăn thời cơ và thách thức. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết từ chương 1 và các số liệu của thị trường cũng như của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin đã làm sáng tỏ thêm về mức độ cạnh tranh trên thị trường. Các phân tích dựa trên phân tích nguồn lực, trên cơ sở lý thuyết mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Giáo sư Michael Porter, mô hình SWOT, phân tích đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với ngành. Từ những phân tích và nhận định về thị trường ngành, tập trung phân tích các yếu tố bên ngoài - môi trường vĩ mô và thực trạng bên trong – yếu tố vi mô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. Từ đó, đánh giá các nguồn lực và năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua phân tích so sánh với các đối thủ, thấy được điểm mạnh, yếu, những kết quả đạt được và tồn tại hạn chế cũng như nguyên nhân hạn chế năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. Tiếp theo, trong Chương 3, luận văn sẽ trình bày một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin đồng thời đưa ra những kiến nghị với Tập đoàn TKV, kiến nghị với Nhà nước, đồng thời đề xuất đưa ra các cơ chế chính sách giúp cho môi trường kinh doanh ngành tư vấn thực sự là thị trường canh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trước xu hướng hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG -
VINACOMIN
3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Tin h c, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin
3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển
Với mục tiêu phát triển đa dạng ngành nghề nhưng tập trung chính vào thế mạnh của mình, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin đã tạo được uy tín với các đối tác bạn hàng. Song hành với sự phát triển Công ty cũng luôn khẳng định được giá trị cốt lõi và xây dựng định hướng phát triển trong tương lai.
Giá trị cốt lõi đã được hình thành, đúc kết và xây dựng qua nhiều thế hệ CBCNV Công ty, tạo nên thành công đó là: “Kh a h c công nghệ cùng với nguồn Nhân l c có trách nhiệm và tư duy đổi mới” tạo ra các sản phẩm có giá trị chất xám cao và dịch vụ kỹ thuật thực tiễn, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của Tập đoàn TKV và đất nước.
Mục tiêu phát triển:
- Giữ ổn định các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính, phát triển và mở rộng ngành nghề theo Luật doanh nghiệp mới: Tập trung giữ vững uy tín và thị trường công việc về các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Môi trường, Địa chất, Khoan thi công thăm dò và Công nghệ mỏ. Phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực khoáng sản khác, tạo ra các sản phẩm dịch vụ khoa học có giá trị và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Cung ứng các giải pháp về phần mềm phục vụ tổng thể công tác quản lý, thiết kế, tối ưu hóa các mỏ sản xuất than, khoáng sản; cung cấp dịch vụ khoa học địa chất và môi trường; quản lý và cung cấp dữ liệu địa chất và môi trường; thiết kế, thi công, cung cấp lắp đặt thiết bị cho các dự án xử lý môi trường; đưa công nghệ mới vào khoan thăm dò trong lò xuống các mức sâu.
- Duy trì tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty trung bình > 10%/năm; đảm bảo mức độ thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước trung
bình >10%.
- Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới: Trong giai đoạn tới, kết hợp giữa thực hiện tư vấn các công trình với tích lũy kinh nghiệm, tổng kết kết quả ứng dụng công nghệ kỹ thuật nhằm đúc rút kinh nghiệm và xây dựng cơ sở khoa học về quản lý tiêu hao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đóng góp xây dựng định mức ngành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất và kinh tế cho các công trình kỹ thuật mỏ liên quan.
- Đồng thời với quá trình đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm, ứng dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, phù hợp với hoàn cảnh nước ta và điều kiện của ngành. Phấn đấu trở thành địa chỉ nghiên cứu khoa học ứng dụng đáng tin cậy về lĩnh vực tin học, công nghệ, địa chất trắc địa và bảo vệ môi trường.
Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực:
- Trong giai đoạn 2018 – 2022: Phấn đấu để một số vị trí lãnh đạo của Công ty và cán bộ chủ chốt quản lý cấp phòng tham gia đào tạo nâng cao trình độ học vị Tiến sĩ, số cán bộ kỹ thuật có học vị Thạc sĩ khoảng 35%.
- Đến năm 2022: Đặt mục tiêu tất cả các cán bộ quản lý nghiệp vụ từ cấp phó phòng trở lên có bằng Thạc sĩ đều phải sử dụng được tiếng Anh trong giao dịch thư từ điện tử, đọc và giao dịch chứng từ với các đối tác nước ngoài bằng tiếng Anh.
- Phát triển nguồn nhân lực Công ty theo hướng: Giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, bắt kịp xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
3.1.2 Cơ hội và thách thức
Tận dụng các cơ hội về thị trường, dự báo tình hình kinh doanh ngành khai thác than – khoáng sản sẽ có nhiều khởi sắc, do nhu cầu tiêu thụ than tăng lên 20-30%, các lĩnh vực khoáng sản, hóa chất … đều tăng trưởng. Đó là những cơ hội để Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomintiếp tục duy trì và phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty.
Trong khi đó Công ty đang phải đối mặt với các thách thức:
- Đề án tái cơ cấu của TKV đã được phê duyệt, Công ty mẹ TKV bắt đầu lộ trình cổ phần hóa đề hoạt động theo mô hình công ty cổ phần vào năm 2020. Năm 2019, Công ty V T sẽ tái cơ cấu trở thành công ty liên kết (TKV 36% vốn điều lệ)
- Sự chảy máu chất xám, một số cán bộ quản lý cấp trung và một số nhân viên chính xin nghỉ việc, chuyển đến làm việc ở các công ty là đối thủ cạnh tranh của Công ty. - Sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty tư vấn trong và ngoài ngành.
- Vốn và tài sản công ty nhỏ, khó tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng phục vụ sản xuất - Không có bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh đặc thù, không có nhiều đăng ký sở hữu trí tuệ
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng ca năng l c cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin h c, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin
3.2.1 Giải pháp chiến lược
3.2.1.1 Phân tích chiến lược của Công ty theo mô hình SWOT
* Môi trường bên tr ng
- Những điểm mạnh của Công ty VITE:
+ Là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng là khách hàng lớn, truyền thống của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. Đây là lợi thế rất lớn –lợi thế so với các công ty ngoài ngành muốn xâm nhập lĩnh vực tư vấn khai thác than khoáng sản
+ Có thương hiệu Vinacomin, thương hiệu lâu năm, uy tín lớn mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Nguồn nhân lực có trình độ được đào tạo chính quy tại các trường chuyên ngành, có trình độ tốt, có sức trẻ và nhiệt huyết đáp ứng công việc. Nhân lực là nguồn lực vô cùng quan trọng của một doanh nghiệp.
+ Tạo lập và duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống là các đơn vị thành viên của Tập đoàn TKV, tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng.
- Những điểm yếu của Công ty VITE:
+ Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin là Công ty cổ phần, cổ đông Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đại diện cho vốn nhà nước chiếm hơn 51%. Là Công ty thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nên có ràng buộc nhất định trong cơ cấu tổ chức, do vậy tính năng động còn hạn chế.
+ Công tác dự báo thị trường còn yếu kém, trước đây sản xuất kinh doanh của Công ty là theo chỉ tiêu kế hoạch trên giao. Nay đã đổi mới nhưng vẫn nhiều còn trì trệ, chưa nhạy bén. Công tác dự báo chưa sát với biến động của thị trường.
+ Chiến lược Marketing của Công ty còn yếu, chưa được coi trọng.
+ Nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu thiếu đồng bộ, chưa có nhiều kinh phí để đầu tư các thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.
+ Công ty không có bí quyết công nghệ, sản xuất kinh doanh đặc thù, không có nhiều đăng ký sở hữu trí tuệ cho nghiên cứu khoa học làm ra.
+ Cơ cấu tổ chức của Công ty chưa linh hoạt, trình độ quản lý còn yếu dẫn đến chưa tận dụng phát huy hết sở trường của người lao động
* Môi trường bên ng ài
- Những cơ hội của Công ty VITE
+ Công ty V T có nhiều cơ hội tìm kiếm công việc, trước dự báo nhu cầu tiêu thụ than, khoáng sản, Alumin... tăng cao. Đòi hỏi cấp bách nhu cầu về tư vấn khai thác, đánh giá trữ lượng, khoan thăm dò, đánh giá bảo vệ môi trường, hệ thống lưu chuyển, phục hồi môi trường... đây là những lĩnh vực V T có thể đảm nhận thực hiện.