Với cơ sở lý thuyết và thực tiễn khoa học cùng các phân tích đánh giá dựa trên số liệu môi trường bên ngoài, bên trong của Công ty V T ở chương 1 và chương 2 cho ta thấy được bức tranh năng lực canh tranh của Công ty V T trên thị trường hoạt
động tư vấn. Ta thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty cũng như những cơ hội và đe dọa mà Công ty gặp phải. Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro. Đây là cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VITE.
Tác giả đưa ra một số giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty như sau:
3.2.2.1 Giải pháp tái cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động toàn Công ty cho tinh gọn, linh hoạt
Nguồn nhân lực ngày càng quan trọng trong mối tổng hòa các nguồn lực do sự tiến bộ không ngừng của khoa học, kỹ thuật. Khoa học quản lý, sự tiến bộ của công nghệ thông tin và xu hướng hội nhập làm cho cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Thành công xuất phát từ tư duy sau đó đến hành động của con người. Do đó, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đối với Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin, xuất phát từ thực trạng đó cần có những giải pháp về nguồn nhân lực trên các lực lượng chính sau:
- Thực hiện sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức của Công ty, bố trí lao động phù hợp năng lực trình độ để đảm bảo mô hình tổ chức gọn nhẹ, có hiệu quả phù hợp tình hình thực tế. Năm 2018, lao động Công ty tăng 09 người, giảm 13 người, chỉ tuyển dụng lao động kỹ thuật do nghỉ việc vì nguyện vọng cá nhân, hiện nay đang thiếu hụt lao động công nghệ (kỹ sư giám sát, xây dựng, cơ khí). Công ty cần xem xét chỉnh sửa quy chế, quy định về tuyển dụng lao động đáp ứng yêu cầu công việc của các phòng ban theo từng giai đoạn.
- Tăng cường cử cán bộ chủ chốt đi học tập nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm nâng cao các trình độ bậc tiến sỹ, thạc sỹ, quản lý cấp cao, cấp trung, bồi dưỡng nghiệp vụ...;
- Đào tạo lại những CBNV phải sắp xếp điều chuyển nhiệm vụ do tái cơ cấu, những CBNV bố trí chưa đúng ngành nghề tại các phòng ban sản xuất (Ví dụ: CBNV đã được đào tạo chuyên ngành quản trị doanh nghiệp nhưng đang làm việc ở phòng thí nghiệm phải học sơ cấp, trung cấp ngành Môi trường hoặc Hoá phân tích).
- Trong công tác tuyển dụng lao động: Tuyển mới những cán bộ nhân viên chất lượng cao, ưu tiên có kinh nghiệm làm việc tại cơ sở, có bằng cấp chuyên môn phù hợp để bổ sung cho những cán bộ nghỉ chế độ, chuyển công tác tại các phòng, ban.
- Về kỷ luật lao động: Tăng cường cơ chế giao khoán tự chủ cho các phòng ban trực tiếp sản xuất, các Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý CBNV đơn vị mình đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, uy tín.
- Xúc tiến nhanh việc triển khai thí điểm chương trình Xây d ng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc the KPI, đây là một giải pháp phù hợp để Công ty giải quyết vấn đề quản trị nhân sự, tiến tới đánh giá hiệu quả công việc của cá nhân, bộ phận một cách khách quan, minh bạch; quản trị được hiệu quả mục tiêu hoạt động, góp phần đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh; đặc biệt quản trị hiệu quả đội ngũ nhân sự theo định hướng phát triển của Công ty.
D iến ết quả của giải pháp:
Thực hiện tốt các giải pháp trên giúp Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin ổn định và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển bền vững của Công ty. Các giải pháp này sẽ làm cho Công ty V T có cơ cấu tổ chức linh hoạt,gọn nhẹ và hiệu quả. Năng lực và trình độ quản lý của các cấp quản trị của Công ty được nâng lên khi mà nguồn nhân lực đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xu thế hội nhập, kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và từ đó tạo nên thương hiệu và đem lại nguồn lợi nhuận cho Công ty.
3.2.2.2 Các giải pháp về đổi mới công nghệ, kỹ thuật a. Lĩnh vực công nghệ thông tin, kinh doanh
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất. Tăng cường nghiên cứu và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong tất cả các khâu hoạt động chuyên môn, quản lý của Công ty.
+ Triển khai ứng dụng phần mềm tin học trong nghiệp vụ quản lý và các lĩnh vực địa chất, môi trường, khai thác mỏ, ứng dụng giải pháp tối ưu hóa thiết kế mỏ.
+ Đẩy mạnh việc kinh doanh thiết bị, vật tư cho các đơn vị trong và ngoài TKV.
b. Lĩnh vực Địa chất - Thi công khảo sát thăm dò
+ Nghiên cứu áp dụng các phần mềm chuẩn mực quốc tế trong việc đánh giá nguồn tài nguyên trữ lượng than, khoáng sản.
+ Đưa công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản trị tài nguyên; + Đầu tư nâng cao năng lực thiết bị khoan, trình độ cán bộ công nhân viên để đáp ứng khả năng thi công thăm dò;
+ Duy trì và mở rộng phòng thí nghiệm chuyên ngành địa chất để phân tích các chỉ tiêu cơ lý đá, than nhằm đảm bảo hồ sơ năng lực của nhà thầu khi tham gia đấu thầu công tác khảo sát thăm dò;
c. Lĩnh vực bảo vệ môi trường, tư vấn đầu tư mỏ
+ Tăng cường tham gia đấu thầu công tác tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây lắp các công trình bảo vệ môi trường như: các trạm quan trắc môi trường tự động, các trạm xử lý nước thải, các nhà máy nhiệt điện, xi măng trong và ngoài ngành than; + Nâng cao chất lượng, tiến độ, hiệu quả công tác tư vấn thiết kế các dự án mỏ, các công trình bảo vệ môi trường trong và ngoài ngành than.
+ Tuyên truyền, khuyến khích các ý tưởng sáng kiến, sáng tạo áp dụng trong các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học để tạo ra sự khác biệt, đặc thù riêng của Công ty so với các đơn vị tư vấn trong và ngoài ngành góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
d. Lĩnh vực Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học:
+ Chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với các hiệp hội môi trường và các đối tác Hàn Quốc, Đài Loan về các dự án môi trường để trao đổi nghiệp vụ, nâng cao trình độ ngoại ngữ, quản lý cho cán bộ;
+ Hoàn thành các đề tài NCKH, các dự án thử nghiệm để nâng cao vai trò của Công ty trong lĩnh vực tư vấn, nghiên cứu khoa học.
+ Nghiên cứu xây dựng, ứng dụng các công cụ kinh tế và quản lý trong lĩnh vực môi trường nhằm quản lý công tác đầu tư vào bảo vệ môi trường ngày càng hiệu quả. + Cử cán bộ tham gia các hội thảo ở nước ngoài về bảo vệ môi trường mỏ (xử lý nước thải, quản lý nước thải mỏ, phục hồi bãi thải mỏ…) để học hỏi kinh nghiệm đồng thời giới thiệu các kinh nghiệm và thành tựu đã được Công ty thực hiện trong những năm qua.
D iến ết quả của giải pháp:
Những giải pháp về đổi mới công nghệ, kỹ thuật giúp cho Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin xác định được việc đầu tư vào phát triển công nghệ như thế nào cho phù hợp và hiệu quả. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và các hiệp định thương mại quốc tế khác, sự giao lưu trao đổi công nghệ dễ dàng, thuận lợi hơn, đồng thời sức ảnh hưởng của khoa học, công nghệ đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên.
3.2.2.3 Giải pháp về tài chính, quản trị chi phí
Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin là một doanh nghiệp quy mô vừa, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn trên thị trường cạnh tranh gay gắt. Bằng cách tiết kiệm các chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ kỹ thuật và hiệu quả kinh doanh sẽ giúp nâng cao năng lực canh tranh của Công ty trên thị trường, đặc biệt giành được lợi thế canh tranh về giá dịch vụ. Giáo sư Michael Porter đã chỉ ra rằng chi phí thấp và sự khác biệt là hai chiến lược căn bản để tạo ra giá trị và giành lợi thế cạnh tranh trong một ngành. Để có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin cần có một nguồn vốn đủ mạnh. Giải quyết vấn đề này, Công ty có thể áp dụng các giải pháp sau:
- Tăng cường hiệu quả trong công tác tài chính. Xây dựng và mở rộng được mối quan hệ hợp tác tốt với các tổ chức tín dụng để có thể cho vay với lãi suất thấp hơn và đòi hỏi thế chấp ít hơn, đảm bảo thu xếp đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Về huy động vốn và sử dụng vốn: Tăng cường quản lý dòng tiền, quản lý tài chính ngắn hạn tại Công ty để tăng vòng quay và hiệu quả của đồng vốn. Tăng cường công tác kiểm soát công nợ để giảm thiểu rủi ro tài chính; Thực hiện rà soát các khoản mục chi phí, thực hiện tiết giảm chi phí.
- Tiếp tục thực hiện việc giao khoán chi phí đối với các phòng ban gián tiếp, đồng thời quản lý chặt chẽ đảm bảo chi đúng nội dung theo kế hoạch được duyệt.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp tiết kiệm chi phí, kiểm soát chặt chẽ chi phí từ đầu vào đến đầu ra ở tất cả các công đoạn sản xuất kinh doanh.
- Nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch, quản trị chi phí và điều hành chi phí hàng tháng, hàng quý, năm phù hợp với tình hình thực tế của Công ty
- Điều chỉnh quy chế khoán và quản lý tiền lương phù hợp với thực tế triển khai các công việc trong đó có xét đến các yếu tố đặc thù theo hướng gắn trách nhiệm của người lao động với hiệu quả công việc đem lại, khuyến khích những lao động có trình độ, thực hiện công việc có chất lượng, hiệu quả, có các đóng góp lớn cho sự phát triển ổn định, bền vững của Công ty.
- Hoàn thiện quy chế quản lý tài chính, các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện; Hạch toán chi phí đến từng dự án, từng bộ phận để tăng khả năng kiểm soát, tiết giảm tối đa các chi phí không hiệu quả.
- Xây dựng các nội dung khác để tạo sự chủ động như: Xây dựng khối lượng định biên, phân công cụ thể cho từng vị trí công tác; giao mục tiêu kế hoạch đối với từng cá nhân, bộ phận; tăng cường phân công, phân cấp, ủy quyền của Giám đốc cho các Phó Giám đốc, các Trưởng phòng.
D iến ết quả của giải pháp:
Các giải pháp về tài chính, quản trị chi phí này giúp Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin chủ động về tài chính và nguồn vốn đầu tư, phát triển mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
Các giải pháp giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh là giải pháp quan trọng giúp cho Công ty có chính sách giá dịch vụ cạnh tranh nhất mà vẫn có hiệu quả. Các giải pháp này còn có ý nghĩa hơn trong giai đoạn mà giá than xuất khẩu thấp các doanh nghiệp khai thác than khoáng sản gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, trong khi giá nhập khẩu máy móc thiết bị, chi phí công nghệ tăng cao. Biện pháp giảm chi phí cho tư vấn phục vụ khai thác than khoáng sản nói riêng và tư vấn bảo vệ môi trường các lĩnh vực phục vụ đời sống con người có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp để cạnh tranh trên thị trường.
3.2.2.4 Giải pháp về quản lý đầu tư
- Tập trung đầu tư thiết bị, phần mềm phục vụ cho công việc chuyên môn chính của Công ty để nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo đủ điều kiện cạnh tranh với các đơn vị trong và ngoài ngành.
- Phát huy có hiệu quả các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án đầu tư thiết bị máy khoan sâu để nâng cao năng lực sản xuất trong lĩnh vực như khảo sát thăm dò.
- Tiếp tục đầu tư mở rộng thiết bị cho phòng thí nghiệm để nâng cao năng lực và đa dạng hóa các chỉ tiêu phân tích môi trường, chỉ tiêu phân tích cơ lý than, đá và mở rộng phạm vi của chứng chỉ hành nghề quan trắc môi trường.
- Duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn; Tiếp tục mở rộng phân tích mẫu môi trường cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Mở rộng, nâng cấp phòng thí nghiệm để tăng cường phân tích các chỉ tiêu phục vụ chuyên ngành địa chất. - Đầu tư nâng cấp các thiết bị văn phòng để bổ sung năng lực thiết bị, đẩy nhanh tốc độ xử lý, giải quyết công việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong Công ty.
- Tất cả các dự án đầu tư của Công ty đều được thực hiện trên cơ sở phải đảm bảo hiệu quả, khả năng thu hồi vốn.
D iến ết quả của giải pháp:
Những giải pháp về quản lý đầu tư giúp cho Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin xác định được việc đầu tư vào thiết bị, máy móc, hệ
thống quản lý chất lượng sao cho phù hợp và hiệu quả vừa giảm chi phí đầu tư vừa đạt được yêu cầu kỹ thuật của công tác khoan thăm dò, khảo sát địa chất, phân tích môi trường để nâng cao năng lực sản xuất, đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường.
3.2.2.5 Các giải pháp trong lĩnh vực quản lý khác - Củng cố và hoàn thiện công tác đấu thầu:
+ Công việc tổ chức đấu thầu do con người trực tiếp thực hiện. Mỗi dự án có một đặc điểm khác nhau, yêu cầu khác nhau đòi hỏi người thực hiện cần linh hoạt thích ứng để đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án.
+ Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu của Công ty V T có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu chưa cao nhưng lại thực hiện công việc đấu thầu kiêm nhiệm cùng với các công việc chuyên môn khác nên chất lượng của công tác đấu thầu còn yếu.
+ Để nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, trước hết Công ty phải có biện pháp đổi mới, cải tiến cơ cấu tổ chức nhân sự và có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác đấu thầu. Các phòng ban phải cử cán bộ chuyên trách đảm nhận công tác đấu thầu của phòng. Trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên gia. Xây dựng quy trình kiểm soát trong đấu thầu. + Xây dựng, áp dụng quy trình đấu thầu và lập dự toán theo đúng qui định.
+ Tăng cường công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
- Các giải pháp phát triển thị trường
Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin được thừa hưởng giá trị thương hiệu của Tập đoàn Vinacomin nên cơ hội phát triển thị trường đối với Công ty là khá lớn. Nhà nước cũng quan tâm tạo điều kiện để công tác tư vấn khoan thăm dò địa chất, bảo vệ môi trường được phát triển trong bối cảnh mở cửa thị trường. Bên cạnh thực hiện tốt công tác đấu thầu, Công ty cần có các biện pháp trong