- Nhà nước xem xét nới lỏng các quy định mới về công tác thăm dò, giám sát đề án do hiện nay quá trình thực hiện các công tác trình duyệt báo cáo, xin cấp phép thăm dò gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do các Nghị định, Thông tư mới về công tác thăm dò, giám sát đề án thăm dò…Chỉ thị của Bộ chính trị về công tác quản lý đất đai, rừng tự nhiên ngày càng chặt chẽ.
- Linh hoạt hơn trong giải quyết thủ tục trình duyệt, cấp phép tại các Bộ, Ban ngành, Sở Tài nguyên và Môi trường để giảm bớt thủ tục giấy tờ, hồ sơ liên quan.
- Hiện nay theo quy định của Luật và các văn bản dưới Luật thì hầu hết sản phẩm tư vấn đều phải được các cơ quan Nhà nước thẩm định, mặt khác trong giai đoạn vừa qua các Bộ ngành cũng thực hiện tái cơ cấu nên đầu mối thụ lý hồ sơ có quá nhiều thay đổi xáo trộn. Việc này đồng nghĩa với phát sinh rất nhiều chi phí để thực hiện cho công tác tư vấn, tốn thêm nhiều thời gian, hiệu quả về kinh tế cho công tác tư vấn rất thấp. - Đối với các công trình cải tạo môi trường: Hệ thống các quy phạm thiết kế của nước ta đối với thiết kế các công trình cho vùng mỏ than hoặc các công trình trên bãi thải (nền đất yếu) nên trong quá trình thiết kế cần phải vận dụng các quy phạm của các chuyên ngành khác. Điều đó thường có nhiều sai khác trong việc tính toán kết cấu và khả năng chịu tải của công trình so với quy phạm thiết kế chuyên ngành, dẫn đến việc trình duyệt và giải trình thường phức tạp, căn cứ lỏng lẻo hoặc khi trình duyệt không được chấp nhận quy phạm vận dụng.
- Nhà nước chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư, tham gia thị trường dịch vụ kỹ thuật, tư vấn bảo vệ môi trường, tư vấn địa chất… đảm bảo phát triển kinh tế xã hội,quốc phòng an ninh các vùng miền và an ninh năng lượng theo đúng mục tiêu quy hoạch nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn và bảo vệ môi trường.
- Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế. Nhà nước có cơ chế chính sách cho doanh nghiệp vay vốn phát triển sản xuất kinh
doanh, Nhà nước ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, giảm tối thiểu ô nhiễm, sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên nhiên.
- Cần quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, đô thị đảm bảo sự phát triển đồng bộ hài hoà giữa quy hoạch phát triển và kết cấu hạ tầng giao thông. Xây dựng hạ tầng các công trình khai thác chế biến than khoáng sản thuận tiện cho các phương tiện ra vào đảm bảo trật tự an toàn, phát triển an ninh năng lượng.
- Xem xét vấn đề xoá bỏ các thủ tục và lệ phí bất hợp lý, xóa bỏ các quy định chồng chéo, nhiều loại phí, lệ phí do Nhà nước và các địa phương quy định.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của V T gồm 5 nhóm giải pháp tập trung chủ yếu là: Giải pháp về tái cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động toàn Công ty cho tinh gọn, linh hoạt; Giải pháp về đổi mới công nghệ, kỹ thuật; Giải pháp về quản lý đầu tư; Giải pháp đối với các lĩnh vực quản lý khác. Đây là các giải pháp được tác giả đưa ra sau khi phân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài Công ty, năng lực canh tranh hiện tại, các giải pháp này giúp nâng cao năng lực canh tranh của Công ty trên thị trường.
Luận văn đã đề xuất những kiến nghị với Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, có biện pháp hỗ trợ hơn nữa cả về nguồn lực lẫn cơ chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi và thị trường ổn định cho Công ty phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã có những kiến nghị với Chính phủ xem xét tạo hành lang pháp lý, môi trường kinh tế thuận lợi hơn để các doanh nghiệp trong và ngoài ngành khai thác than khoáng sản có thể hoạt động hiệu quả, cạnh tranh một cách lành mạnh, góp phần vào sự tăng trưởng chung của kinh tế đất nước.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Khi nước ta ra nhập WTO, Nhà nước đang thực thi chính sách mở cửa thị trường, tiến tới tự do hoá thị trường theo xu hướng chung của Thế giới. Vấn đề khai thác tài nguyên khoáng sản an toàn, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường là yêu cầu ngày càng được đề cao và chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Bối cảnh này tạo nên nhiều cơ hội cho thị trường ngành tư vấn xây dựng, tư vấn giám sát, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác. Nhu cầu tăng cao, dẫn tới nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành, cuộc cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần ngày càng trở nên gay gắt. Công ty V T ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, một mặt phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty trong nước, mặt khác trong tương lai phải cạnh tranh với Công ty nước ngoài với trình độ khoa học kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại và tài chính vững mạnh. Vì vậy, tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh để Công ty phát triển nhanh, bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm cấp thiết.
Luận văn tiếp cận với cơ sở khoa học về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, mô hình Porter’s Five Forces, mô hình SWOT, phân tích các điều kiện bên trong của Công ty, môi trường kinh doanh bên ngoài để từ đó đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường và năng lực cạnh tranh của Công ty VITE, đề ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Qua những nội dung nghiên cứu, luận văn có những đóng góp chính sau đây:
- Hệ thống cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh qua các vấn đề như: khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, mô hình Porter’s Five Forces, mô hình SWOT, phân tích các nguồn lực...
- Nghiên cứu đặc điểm của thị trường tư vấn giám sát môi trường, thi công thăm dò địa chất làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu để phân tích mức độ cạnh tranh của thị trường.
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty VITE. Các giải pháp chủ yếu luận văn đề ra được chia làm 6 nhóm giải pháp đối với Công ty bao gồm: Giải pháp tái cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lực lượng lao động toàn Công ty cho tinh gọn, linh hoạt; Giải pháp về đổi mới công nghệ, kỹ thuật; Giải pháp về quản lý đầu tư; Giải pháp về tài chính, quản trị chi phí; Các giải pháp trong lĩnh vực quản lý khác.
Với những nội dung chủ yếu trên đây, luận văn đã hệ thống cơ sở khoa học về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời ứng dụng vào điều kiện thực tiễn của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. Tuy nhiên do giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, luận văn chưa có điều kiện nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh trong nước và trên thế giới một cách sâu rộng. Nội dung và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Vinacomin cũng mới chủ yếu mang tính định hướng. Trong quá trình thực hiện cần triển khai thành các kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của Công ty.
2. Kiến nghị
Với luận văn này, tác giả mong muốn được đóng góp một phần nghiên cứu trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội, thách thức của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin, để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi và vận dụng một cách tốt nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty. Ðồng thời, tác giả cũng xin mạnh dạn kiến nghị một số vấn đề đối với các Bộ, Ngành của Chính phủ nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình phát triển của hoạt động tư vấn khảo sát địa chất, bảo vệ môi trường nói chung và của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin nói riêng.
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức thực tế của tác giả còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến từ Quý Thầy, Cô nhằm giúp cho nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Từ điển kinh doanh, Anh (1992)
[2] Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển Bách khoa (1996)
[3] Michael Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (1996) [4] Michael Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (1996) [5] Michael Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (1996) [6] Micheal Porter, Competitive advantage Lợi thế cạnh tranh, dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh (2009)
[7] Barney J, Firm resources and sustained competitive advantage, Journal of
Management (1991)
[8] Michael Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội (1996) [8] K. Prahalad & G. Hamel The core competence of the corporation, Harvard Business Review (May–June 1990) (1990)
[9] Nguyễn Thị Kim Anh, Quản trị chiến lược, NXB Khoa học và Kỹ thuật (2007) [10] Lê Xuân Bá –Trần Kim Hào –Nguyễn Hữu Thắng, Doanh nghiệp nhỏ và vừa của
VN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia,HN (2006)
[11] Lê Xuân Bá –Trần Kim Hào –Nguyễn Hữu Thắng, Doanh nghiệp nhỏ và vừa của
VN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia,HN (2006)
[11] Chu Văn Cấp, Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN trong quá trình
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (2003)
[12] Công ty VITE, Giới thiệu Công ty: www.vite.vn;
[13] Lê Chí Hoà, Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
[14] Đào Duy Huân, Quản trị chiến lược trong toàn cầu hoá kinh tế, NXB Lao động Xã hội (2010)
[15] Pháp luật về cạnh tranh, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2016.
[16] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Kinh tế Chính trị học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội (2002)
[17] Vũ Hoàng Phúc, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Tạp chí Doanh nghiệp, số 21 (141) 2017
[18] Quốc hội, Luật cạnh tranh, Số 27/2004/QH11, ngày 03/12/2004. (2004) [19] Quốc hội, Luật doanh nghiệp, Số 68/2014/QH13, ngày 26/11/2014. (2014) [20] Quốc hội, Luật đấu thầu, Số 43/2013/QH13, ngày 26/11/2013. (2013) [21] Quốc hội, Luật Lao động, Số 10/2012/QH13, ngày 18/6/2012. (2012)
[22] Quốc hội, Luật Bảo vệ môi trường, Số 55/2014/QH13, ngày 23/6/2014. (2014) [23] Quốc hội, Luật Khoáng sản, Số 60/2010/QH12, ngày 17/11/2010. (2010)
[24] Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Công ty, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. (2018)
[25] Quy chế quản lý lao động và tiền lương, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. (2018)
[26] Quy chế quản lý nội bộ về Quản trị, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. (2018)
[27] Điều lệ tổ chức và hoạt động, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. (2018)
[28] Quy chế quản lý nợ, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. (2017)
[29] Báo cáo sản xuất kinh doanh các năm 2015-2018, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin.
[30] Báo cáo tài chính các năm 2015-2018, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin.
[31] Báo cáo mục tiêu thi đua các năm 2015-2018, Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin.