- Luận văn thạc sĩ: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn mỏ và Công nghiệp - Vinacomin" tác giả Bùi Thị Thanh Mai (2016) - Trường Đại học
Thương Mại, tác giả đã: Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn mỏ và Công nghiệp – Vinacomin; Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tư vấn mỏ và Công nghiệp – Vinacomin.
- Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” tác giả Nguyễn Xuân Trường - Đại học Ngoại thương (2014): Ở luận văn này tác giả phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam và những thách thức khi hội nhập. Đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Các công trình khoa học nghiên cứu về năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế ” của tác giả Vũ Khoan. “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mại. “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá” của tác giả Trần Sửu.
Các công trình khoa học nghiên cứu một số vấn đề khác liên quan đến đề tài: “Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác và liên kết trong hội nhập” của tác giả Đinh Trọng Thịnh.. “Chủ trương của Đảng về thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại các Tập đoàn Kinh tế nhà nước - Những vướng mắc và vấn đề đặt ra” của tác giả Phạm Thị Lương Diệu.
Một số công trình khoa học đã đưa ra khái niệm cạnh tranh, sức cạnh tranh và toàn cầu hoá kinh tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã chỉ ra bài học kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Kết luận chương 1
Chương này đã trình bày tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Cơ sở lý luận được nghiên cứu qua các vấn đề như: khái niệm cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, các công cụ, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các cơ sở lý luận này được nghiên cứu và phát triển dựa trên việc hệ thống lý luận về năng lực cạnh tranh mà chủ đạo là lý thuyết của mô hình Porter’s Five Forces của Giáo sư Michael Porter và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mô hình SWOT phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong chương này, luận văn đã làm rõ hệ thống cơ sở lý luận khoa học để đánh giá mức độ cạnh tranh trên thị trường đồng thời so sánh được năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp với các đối thủ hiện hữu. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và phương hướng phát triển cho Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin là đối tượng mà luận văn đang nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ở chương tiếp theo, luận văn sẽ đi sâu vào phân tích tổng quan về thị trường công việc tư vấn, phân tích đánh giá mức độ cạnh tranh của thị trường trong những năm gần đây và từ đó làm cơ sở để phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin. Phân tích thực tiễn năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin trên cơ sở lý luận khoa học, các tiêu chí và các chỉ tiêu ở chương 1. Phân tích, thống kê với các số liệu mới nhất về nguồn lực, kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2014 – 2018 và quí năm 2019 nhằm đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh của Công ty. Từ kết quả này làm cơ sở cho việc đi vào nghiên cứu để đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin trong chương 3.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG - VINACOMIN
2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tin h c, Công nghệ, Môi trường -
Vinacomin
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin.
Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin Informatics, Technology, Environment Joint Stock Company.
Tên viết tắt: Vinacomin VITE. JSC
Địa chỉ: Đơn nguyên A, nhà B15, khu đô thị mới Đại Kim, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
Biểu tượng Công ty:
Trụ sở chính: Toà nhà B15, KĐT mới Đại Kim, P Đại Kim, Q Hoàng Mai, TP Hà Nội Số điện thoại: 024 - 62842542 Số Fax : 024 - 62842546
Website: http://www.vite.vn
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần: Mã số doanh nghiệp: 0101919181
Loại hình doanh nghiệp: Là công ty cổ phần (nhà nước nắm quyền chi phối), có tư cách pháp nhân hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin là công ty con của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chuyển đổi cổ phần hoá từ Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường theo Quyết định 4019/QĐ -
BCN ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Công nghiệp. Tiền thân của Công ty là Trung tâm ứng dụng tin học, công nghệ cao và môi trường được thành lập ngày 30/11/1996 theo quyết định số 3630/QĐ - TCCB của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Ngày 01/6/1998 Trung tâm được đổi tên thành Công ty Phát triển Tin học, Công nghệ và Môi trường theo quyết định số 1169/QĐ - HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty than Việt Nam. Công ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần từ ngày 03/4/2006 với vốn điều lệ là 2,6 tỷ đồng. Đến ngày 31/12/2015, vốn điều lệ tăng lên là 18,2 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam nắm giữ 51% số cổ phần.
Ngày 04/10/2011, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin (VITE). Mặc dù Công ty còn phải đi thuê trụ sở làm việc, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một phòng thí nghiệm môi trường đạt tiêu chuẩn SO/ C 17025:2005 do Văn phòng công nhận chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Chứng chỉ V LAS 588, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu V MC RTS 030. Đây là điều kiện rất quan trọng để Công ty thỏa mãn điều kiện pháp lý về hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Hiện tại, Công ty đang đầu tư bổ sung thiết bị và con người để có thể phân tích trên 40 chỉ tiêu về môi trường, đồng thời mở rộng phạm vi hoạt động của phòng thí nghiệm để phục vụ công tác địa chất thăm dò như phân tích mẫu than, cơ lý đá... đã đầu tư trang bị phòng thí nghiệm môi trường và địa chất đạt chuẩn Vilas, trang thiết bị về cơ bản đáp ứng đủ năng lực tư vấn thiết kế cho ngành thiết kế tư vấn khai thác và địa chất mỏ. Với bề dày hơn 20 năm hoạt động (30/11/1996 - 30/11/2017), Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin đã dần khẳng định uy tín và là một trong những công ty tư vấn hàng đầu của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Một số công trình tiêu biểu đã thực hiện:
Tr ng l nh v c Công nghệ thông tin: Lập dự án, lập thiết kế thi công, giám sát thi công “Hệ thống giám sát lưu chuyển than tại TKV”, phần mềm “quản lý tài sản, thiết bị”, “quản lý hợp đồng - kho vật tư” Công ty kho vận Đá Bạc; Hệ thống mạng LAN tại trụ sở TKV- 226 Lê Duẩn; hệ thống giám sát người ra vào lò các Công ty
Than Hồng Thái, Than Hạ Long, Than Mạo Khê; Than Uông Bí; hệ thống thông tin liên lạc, camera trong lò Công ty Than Hạ Long, Công ty CP Đồng Tả Phời, Công ty Hóa chất mỏ…
Tr ng l nh v c địa chất: Hoàn thiện và liên tục cập nhật CSDL địa chất TKV; Giải pháp phần mềm Địa chất trắc địa (Vgeo); Phần mềm xác định cấp đất đá; Cơ sở dữ liệu (CSDL) của toàn bộ các mỏ than và một số mỏ khoảng sản (ngoài than) thuộc TKV được Nhà nước giao quản lý; Hoàn thành 34 báo cáo Tổng hợp tài liệu, tính lại trữ lượng; Hoàn thành 40 báo cáo xác định chi phí sử dụng thông tin, số liệu kết quả điều tra thăm dò khoáng sản của Nhà nước đối với các giấy phép khai thác được Nhà nước cấp cho TKV …
Tr ng l nh v c môi trường: Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho các qui hoạch: Điều chỉnh phát triển ngành than đến năm 2020, xét triển vọng đến 2030; Khai thác, vận chuyển, chế biến than đồng bằng sông Hồng; Lập đề án bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo hiện trạng môi trường Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2016; Thực hiện quan trắc môi trường định kỳ TKV và các công ty con; cập nhật cơ sở dữ liệu môi trường…
Tr ng l nh v c công nghệ mỏ: Lập DAĐT xây dựng các công trình: Khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao; Khai thác lộ thiên mỏ Khe Hùm - Bù Lù; Nghiên cứu, phân tích tính tự cháy của than và đề xuất giải pháp thiết kế hệ thống phòng chống tính tự cháy tại mỏ than Đông Tràng Bạch - Công ty than Uông Bí;…
2.1.2 Ngành nghề inh doanh
- Kinh doanh: Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh, lắp ráp, bảo trì thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm .
- Thiết kế công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình thủy lợi.
- Công nghiệp mỏ và vật liệu xây dựng: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đầu tư, khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than, khoáng sản, vật liệu xây dựng và các tài nguyên khoáng sản khác;
- Địa chất - trắc địa: Nghiên cứu, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, lập phương án, báo cáo, thi công các công trình thăm dò tài nguyên khoáng sản; khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn, đo đạc địa hình; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, địa hình và các cơ sở dữ liệu tương tự;
- Bảo vệ môi trường, vật liệu mới: Nghiên cứu tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, đầu tư, xây lắp, vận hành, bảo trì các công trình bảo vệ môi trường, sản xuất vật liệu mới và các công trình liên quan khác; quan trắc, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
- Công nghệ thông tin, điện tử - tự động hoá. - Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Giám sát công tác xây dựng và hoàn thiện công trình. - Lập hồ sơ mời thầu, Đánh giá hồ sơ dự thầu
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin được tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, từ Ban Giám đốc xuống thẳng các phòng ban mà không cần qua một khâu trung gian nào. Tính đến ngày 31/12/2018, tổng số cán bộ công nhân viên Công ty là 157 người, trong đó có trình độ đại học là 122 người và trên đại học là 35 người. Hiện tại, đội ngũ cán bộ đang được đào tạo nâng cao trình độ phục vụ sản xuất của Công ty, gồm: Nghiên cứu sinh bậc Tiến sỹ: 05 người; Thạc sỹ: 18 người.
Công ty V T được điều hành bởi Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc Công ty.
+ Hội đồng quản trị: 03 người + Ban kiểm soát: 03 người
+ Ban giám đốc điều hành; 05 người, gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc, 01 Kế toán trưởng.
Công ty hiện có 12 phòng ban chia làm 02 khối: Khối nghiệp vụ quản lý gián tiếp (04 phòng): Văn phòng, Kế hoạch đầu tư, Tài chính kế toán và Tổ chức nhân sự; Khối sản xuất kinh doanh trực tiếp (08 phòng): Địa chất, Thi công thăm dò, Môi trường, Công nghệ môi trường, Dự án Than, Dự án Khoáng sản, Kinh doanh và Công nghệ thông tin. Lao động bình quân: 158 người.
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty VITE [12]
2.1.4 Mô hình hoạt động inh doanh
2.1.4.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn TKV được Tập đoàn giao nhiệm vụ thực hiện công việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty V T bao gồm: - Lĩnh vực địa chất: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất than Việt Nam; Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất các mỏ khoáng sản Việt Nam; Lập phương án kỹ thuật, phương án thi công, tính trữ lượng, xin cấp phép khai thác, báo cáo tổng kết của các mỏ than thuộc Tập đoàn TKV. Thi công khoan thăm dò các đề án của Tập đoàn TKV.
- Lĩnh vực môi trường: Tư vấn thiết kế các trạm xử lý nước thải mỏ; Lập phương án CTPHMT mỏ; Lập ĐTM, ĐMC, báo cáo xả thải của các dự án; Quan trắc môi trường các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn TKV;
- Lĩnh vực công nghệ thông tin: Vận hành mạng thông tin liên lạc của Tập đoàn TKV; Xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát người ra vào lò ...
Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban trong Công ty:
+ Văn phòng: Tổ chức các hoạt động của cơ quan, thực hiện công tác hành chính, quản lý con dấu, hợp tác quốc tế, quản lý kho vật tư, thiết bị, hóa chất, quản lý xe ô tô, đón tiếp khách, quản trị cơ quan, tổ chức công tác truyền thông.
+ Phòng Kế hoạch đầu tư: Quản lý trong lĩnh vực kế hoạch - hợp đồng, khoán - quản trị chi phí, quản lý đầu tư, vật tư, xây dựng, điều chỉnh các quy định, quy chế, định mức của Công ty.
+ Phòng Tổ chức nhân sự: Công tác tổ chức và cán bộ, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, định mức - lao động tiền lương và công tác xã hội, thi đua khen thưởng, thanh tra pháp chế, y tế, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của Công ty cho cán bộ, người lao động.
+ Phòng Tài chính kế toán: Tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 lĩnh vực chủ yếu là tài chính, kế toán và thống kê, thu nhập, kiểm soát chứng từ, lưu trữ chứng từ, thực hiện công tác báo cáo tài chính.
+ Phòng Địa chất: Tham mưu trong lĩnh vực tư vấn địa chất – trắc địa, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu địa chất chung của toàn Tập đoàn TKV; xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất than, khoáng sản và các cơ sở dữ liệu liên quan khác. Thực hiện phát triển công nghệ, tin học hóa, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực địa chất – trắc địa.
+ Phòng Thi công thăm dò: Thực hiện công tác thi công khoan thăm dò than và khoáng sản; khảo sát địa hình, địa chất; kiểm tra, giám sát, cập nhật và thành lập các tài liệu địa chất lỗ khoan và các văn bản pháp lý liên quan đến công tác nghiệm thu.