Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 36)

Trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, việc bảo toàn VKD và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là yêu cầu sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc quản lý và sử dụng VKD giúp cho DN với số vốn hiện có có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm được chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm, góp phần tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện tình hình kinh doanh cụ thể để đề ra các biện pháp thích ứng quản lý từng thành phần VKD. Tuy nhiên, để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp cần chú ý một số giải pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất: thực hiện chặt chẽ việc thẩm định, đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư. Việc lựa chọn dự án đầu tư tốt hay không có tính quyết định tới sự tồn tại, và phát triển của doanh nghiệp. Để có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn dự án đầu tư đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi thẩm định, đánh giá dự án phải tuân theo những trình tự nhất định, sát với thực tế, phải tính toán đến những yếu tố: khả năng tài chính của doanh nghiệp, tính khả thi, cuối cùng là kết quả dự án đem lại.

Thứ hai:Lựa chọn hình thứchuy động vốn phù hợp đặc điểm và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức khai thác triệt để các nguồn lực đã huy động tránh tình trạng lãng phí, ứ đọng vốn.Cần quan tâm tới nguồn vốn bên trong doanh nghiệp vừa đủ đáp ứng kịp thời vốn sản xuất kinh doanh vừa giảm được chi phí sử dụng vốn chưa cần thiết cho doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường sử dụng công suất máy móc thiết bị, tránh ứ đọng vốn do số tài sản không cần nhiều, sử dụng vốn đúng mục đích nâng cao hiệu quả vốn.

Thứ ba:Cần có biện pháp đánh giá trị thực và tình hình biến động của tài sản trong doanh nghiệp.

- Đối với TSCĐ: Việc đánh giá đúng giá trị còn lại giúp cho việc xác định đúng năng lực sản xuất của tài sản từ đó có biện pháp đầu tư hợp lý nhằm sử dụng tối đa công suất của máy móc.

- Đối với TSLĐ: Việc kiểm kê đánh giá giá trị, số lượng TSLĐ để xác định lượng tồn kho hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn quá nhiều.

Để làm được điều đó doanh nghiệp thường xuyên đối chiếu thực tế với sổ sách với nhu cầu sử dụng. Công tác kế toán tài chính tuân theo nguyên tắc trong quản lý tài chính của Nhà nước, theo dõi sát sao tình hình biến động của nguồn vốn và tài sản thông qua

báo cáo tài chính.

Thứ tư:Cần lập kế hoạch xác định cơ cấu vốn hợp lý

Xác định được cơ cấu vốn hợp lý phải dựa trên cơ sở nhu cầu đối với từng loại vốn cụ thể. Để xác định nhu cầu vốn cần có kế hoạch kinh doanh từ đó tính toán, phân chia nguồn vốn hiện có trên cơ sở huy động được để đầu tư tài sản mà vẫn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn tối ưu, không gây căng thẳng về vốn giúp sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn.

Thứ năm: xây dựng quy chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp một cách rõ ràng, chặt chẽ, có hiệu quả. Việc quản lý tài sản được phân chia cụ thể, giao trách nhiệm cho từng cấp quản lý, xây dựng quy chế khấu hao TSCĐ, quản lý các khoản phải thu, phải trả.

Thứ sáu: tăng cường vai trò, chức năng của tài chính trong việc kiểm tra giám sát, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Phát huy được vai trò, chức năng của tài chính giúpcho người quản lý doanh nghiệp, cơ quan chức năng của Nhà nước... cùng rất nhiều đối tượng khác có những thông tin cần thiết về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp giữa kỳ này so với kỳ trước, so với kế hoạch, từ đó giúp cho lựa chọn phương án đầu tư, giúp Nhà nước thu thuế, nhà đầu tưcó quyết định đầu tưđúng đắn…

Thứ bảy: tránh tổn thất to lớn cho doanh nghiệp bằng cách mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để đảm bảo cho an toàn tài sản, có nguồn bù đắp khi thiếu vốn giúp

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG GIAO THÔNG LẠNG SƠN 2.1 Khái quát chung về công ty Cổ phần Quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Tên công ty tiếng việt: Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn.

- Trụ sở văn phòng công ty: địa chỉ 127 Trần Quang Khải, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

- Số đăng kí kinh doanh: 4900219747

- Tổng vốn điều lệ: 124.074.000.000,0đồng(Một trăm hai tư tỷ, không trăm bẩy mươi bốn triệu đồng)

 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn. tiền thân là Đoạn quản lý đường bộ Lạng Sơn

Ngày 10/04/2009, Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn. đã chính thức được đăng ký kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4900219747 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp.

Công ty trúng thầu và đã thi công các công trình như: Sửa chữa nâng cấp Quốc lộ 4B đoạn Ngô quyền đến Km1+300 QL4B, nâng cấp QL4B đoạn Km47-58QL4B, Sửa chữa nâng cấp đoạn Km14-19 QL4A, Nâng cấp tuyến đường Quốc lộ 31 Đoạn từ thị trân nông trường Thái Bình Km 131-161 QL 31, nâng cấp cầu Phố Muối thành phố Lạng Sơn, sửa chữa nâng cấp cầu Bó củng tại huyện Văn Lãng, xây dựng mới cầu mà Mò Tân Mỹ huyện Văn Lãng và nhiều công trình xây lắp khác.

Hiện nay, Công ty đang thi công các Công trình trọng điểm như: Công trình đảm bảo giao thông nâng cấp đường Mẫu Sơn Lạng Sơn, Công trình Điểm đen tại Km1+100 Quốc lộ 1B, Công trình nâng cấp đoạn Km92-94 QL1B, Công trình nâng cấp đoạn

Km219-229 QL279, sửa chữa nâng cấp đoạn Km42+200- Km42+600 ĐT 236 tại cửa khẩu Chi Ma huyện Lộc Bình. Tuy mới trải qua 4 năm xây dựng và trưởng thành Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn đã có không ít thay đổi. Nhưng những thay đổi ấy đã góp phần đem lại sự tăng trưởng và lớn mạnh về mọi mặt cho công ty như hiện nay. Quy mô của công ty ngày càng mở rộng, cơ cấu ngành nghề sản

xuất ngày càng đa dạng, xâm nhập đượcvào nhiều thị trường mới góp phần nâg cao hình ảnh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn nói riêng trên thị trường trong và ngoài nước.

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn giao thông Lạng Sơn

Hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm:

- Xây dựng nhà các loại; các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế điện;

- Đầu tư xây dựngvà kinh doanh cơ sở hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; - Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản;

- Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 220 KV

- Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ;

- Khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng;

- Nhận thầu thi công bằng phương pháp nổ mìn;

- Đầu tư xây dựng, vận hành khai thác và kinh doanh các nhà máy điện.

- Chế tạo và lắp đặt các cấu kiện cơ khí xây dựng; phụ tùng ô tô, máy xây dựng và phụ

tùng xe máy;

- Dịch vụ sửa chữa ô tô, xe máy và các loại máy xây dựng;

- Xuất nhập khẩu vật tư, phụ tùng, thiết bị công nghệ xây dựng;

- Kinh doanh vận tải hàng hoá, xăng dầu mỡ, bất động sản và văn phòng cho thuê;

- Nhận uỷ thác đầu tư từ các tổ chức và cá nhân;

- Bán buôn máy móc, thiết bị điện, vật liệu điện

- Sản xuất các sản phẩm bằng kim loại, các dịch vụ xử lý, gia công kim loại

Các sản phẩm, dịch vụ truyền thống của Công ty đồng thời cũng là thế mạnh của công ty trong thời gian qua:

- Các sản phẩm xây lắp: các sản phẩm xây lắp của các công trình thủy điện: đập dâng, hồ chứa nước, hệ thống đường giao thông, nhà xưởng…, các máy thủy điện vừa và nhỏ, hệ thống đường dây và các trạm biến thế điện, các công trình giao thông thủy lợi: cầu cống, bến cảng, hệ thống các công trình thủy lợi, hệ thống nền móng các công trình, các sản phẩm xây dựng dân dụng: nhà ở, các công trình kiến trúc, văn phòng làm việc.

+ Quy trình công nghệ

Hình 2.1 Quy trình công nghệ

+ Đặc điểm cơ sở vật chất, kỹ thuật

Một trong những ưu điểm và thế mạnh của công ty chính là năng lực máymóc, thiết bị mới và đồng bộ. Đa phần các máy móc, thiết bị đều được nhập từ: Nhật bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và các quốc gia lớn. Công ty có nhiều loại xe,hh loại máy nhằm đáp ứng các nhu cầu thi công các công trình lớn theo đúng tiến độ của dự án.

+ Các yếu tốđầu vào và thịtrường các yếu tốđầu vào

Hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào hệ thống các máy móc, thiết bịcơ giới để vận hành các máy móc, thiết bị công ty cần một lượng lớn nhiên liệu( xăng, dầu..) các nhà cung cấp nhiên liệu chính của Công ty là: Công ty cổ phần xăng dầu; công ty TNHH

19-5, Công ty cổ phần xi măng Đồng Bành. Hàng năm, công ty tiến hành kí hợp đồng khung tiêu thụ nhiên liệu với các đối tác trên. Do đã duy trì mối quan hệ nhiều năm và

có uy tín trong thanh toán cho nên công ty thường được các đối tác hỗ trợ thêm phần chi phí phần vận chuyển. Nhìn chung đây là những nhà cung cấp lớn trên thị trường. Vì vậy, nguồn nhiên liệu cung cấp cho công ty luôn ổn định, đầy đủ, kịp thời. Trong những năm gần đây, giá cả nhiên liệu trên thị trường thế giới biến động liên tục kéo theo sự tăng giảm giá cả nhiên liệu trong nước, ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của các doanh nghiệp. Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của sự biến động giá xăng dầu đến doanh thu, lợi nhuận, công ty thường ký kết các hợp đồng xây lắp có điều khoản cho phép điều chỉnh giá trị hợp đồng khi có sự biến động của giá cả nhiên vật liệu đầu vào. Tuy nhiên, sự biến động của giá cả xăng dầu có ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp

2.1.3 Cơ cấu bộ máy quản lý và tổ chức công tác kế toán và hoạt động kinh doanh của Công ty của Công ty

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Tính đến 30/3/2016 số lượng cán bộ công nhân viên toàn công ty là: 286 người, trong đó:

San lấp giải

phóng mặt bằng công trình Bàn giao

Xây dựng lắp đặt

Cơ cấu bộ máy của công ty khá gọn nhẹ theo mô hình côngty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, họp mỗi năm một lần sẽ thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi các cổ đông đại diện ít nhất 80% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp chấp nhận.Đại hội cổ đông cũng tham gia góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động và định hướng phát triển của Công ty. Bên cạnh đó, kiểm soát hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát

Mô hình tổ chức của Công ty bao gồm:

- Hội đồng quản trị Công ty gồm 05 thành viên có nhiệm vụ lập chương trình hoạt

động, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp. - Ban kiểm soát công ty: gồm 03 thành viên

- Tổng giám đốc điều hành Công ty là ủy viên hội đồng quản trị Công ty

- Các phòng ban giúp việc của công ty: phòng tổ chức hành chính, phòng kỉ thuật công nghệ, phòng Kinh tế - Kế hoạch, phòng tài chính – Kê toán, phòng quản lý cơ

giới vật tư, phòng Kỹ thuật chất lượng TCAT, phòng Kinh doanh đầu tư

Hình 2.2 : Mô hình tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn:

+ Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ xâydựng và thực hiện các phương án sắp xếp cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý điều phối, tuyển dụng lao động, thực hiện chính sách đối với người lao động, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, làm các thủ tục giấy tờ.

+ Phòng kỹ thuật – công nghệ: theo dõi, kiểm tra, giám sát và kỹ thuật, chất lượng các

công trình đồng thời đề ra các sáng kiến thay đổi biện pháp thi công.

+ Phòng Kinh tế - Kế hoạch: có kế hoạch lập các kế hoạch ngắn và dài hạn báo cáo về Tổng công ty, đồng thời lập kế hoạch giao cho các đơn vị thực hiện kế hoạch.

+ Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức toàn bộ công tác tài chính kế toán của công ty theo đúng luật kế toán và chuẩn mực kế toán hiện hành.

+ Phòng quản lý cơ giới vật tư: quản lý vật tư cơ giới toàn công ty, lập kế hoạch mua sắm và giám sát tình hình sử dụng và dự trữ vật tư, thiết bị của các đơn vị, theo dõi hiện trạng máy móc, thiết bị toàn công ty để tham mưu cho việc thanh lý, mua sắm bổ

sung máy móc.

+ Phòng kiểm tra chất lượng – tổ chức an toàn:

2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ –

BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và thông tư 244/2009/TT – BTC ngày 31/12/2009

của Bộ Tài Chính hướng dẫn sửa đổi và bổ sung chế độ kế toán Doanh nghiệp. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định sửa đổi bổ sung có liên quan của Bộ tài chính

Kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng là Việt Nam đồng (VNĐ)

Hình 2.3 : Tổ chức bộ máy kế toán công ty Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn

(Nguồn: Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn)

2.1.4 Sơ lược tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty vài năm gần đây

* Thuận lợi:

- Tiền thân là một đơn vị Đoạn Quản lý đường bộ Lạng Sơn, là một đơn vị trải qua

hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, với những nỗ lực vượt bậc trong lao động và sáng tạo, cùng các công trình lớn luôn đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống, Công ty luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Sở Giao thông vận tải Lạng Sownvaf các Ban ngành của tỉnh, được giao các phần việc thi công quan trọng đảm bảo giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Về nguồn lực: Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, kỹsư, công nhân kỹ thuật đã có

bề dày kinh nghiệm trong quản lý, thi công, có tinh thần đoàn kết, yêu ngành, yêu nghềvà đầy nghị lực.

- Về thiết bị: Công ty có hơn 30 Phương tiện vận tải như ô tô tự đổ, ô tô fooc, ô tô tải bệ, ô tô tải ben. Cùng với đó là 11 máy xúc đào, 2 máy xúc lật, 9 máy ủi, 2 máy san,

14 máy đầm và các ô tô phục vụ của các nhà chế tạo nổi tiếng như Komatsu, Hitachi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)