Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 103 - 107)

Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo hành lang pháp lý và môi trường hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp đặc biệt có những cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng và sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Tuy nhiên hiện nay còn nhiều bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động xây dựng,

giao thông gây ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động và thực hiện cho các doanh nghiệp xây lắp nói chung và Công ty CP quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn nói riêng mà Nhà nước cần xem xét điều chỉnh.Cụ thể:

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB, kinh doanh các ngành nghề theo hướng hiện đại và theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cần hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật có liên quan như quy chế đấu thầu, quy chế quản lý đầu tư XDCB, hệ thống định mức đơn giá tiêu chuẩn… cũng như kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan điều hành, quản lý các lĩnh vực xây dựng.

- Sửa đổi quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng tại các Nghị định số

209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ theo hướng gọn nhẹ nhằm giảm bớt khối lượng các biên bản nghiệm thu, điều này đồng nghĩa với việc giảm nhân lực tham gia làm hồ sơ và rút ngắn thời gian hoàn chỉnh hồ sơ. Vì chất lượng đối với các phần việc xây dựng đã được thực hiện tại công trình, dự án bất luận luôn thuộc trách nhiệm bảo hành, sửa chữa của các doanh nghiệp đã thi công trong trường hợp xảy ra lỗi hỏng.

-Theo quy định, trong hồ sơ dự toán thi công xây dựng một công trình không tính đến khoản chi phí lãi vay mà DN xây dựng phải bỏ ra để triển khai thực hiện thi công mặc dù có tiền ứng trước từ chủ đầu tư không bị tính lãi. Tuy nhiên trên thực tế, các DN đều phải chi cho khoản lãi vay này cho dù DN sử dụng nguồn vốn tự có. Để đảm bảo cho DN xây dựng SXKD có lãi, kiến nghị trong quy định lập hồ sơ dự toán công trình xây dựng tính toán bổ sung thành phần chi phí này.

- Hiện tại, các dự án xây dựng giao thông lớn đang được Chính phủ quan tâm chú trọng đầu tư. Mặc dù đã có cơ chế đặc thù 797-400 của Chính phủ và các quy định khác cho việc đầu tư các dự áỡnây dựng giao thông. Tuy nhiên đối với các dự án xây dựng giao thông, với đặc điểm vừa thiết kế vừa thi công, vị trí xây dựng nằm ở vùng sâu nên việc khảo sát thiết kế tính toán các khối lượng thi công không thể đúng với thực tế, dẫn đến khối lượng phát sinh, thay đổi lớn.

- Việc thanh toán giá trị khối lượng phát sinh, thay đổi này chỉ được tối đa bằng 85% giá trị thực hiện khi dự toán chưa được phê duyệt. Điều này gây khó khăn rất lớn về tình hình tài chính của DN đặc biệt là đối với công ty khi tham gia thi công một số dự án lớn của Chính phủ. Kiến nghị quy định tăng mức tạm thanh toán này lên vì thực tế giá trị các khối lượng đó đã được triển khai thực hiện xong, thậm chí đã được bàn

giao.

- Có chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách thuế, chính sách khuyến khích đầu tư cho các DN xây lắp, phù hợp trong từng giai đoạn thời điểm tạo điều kiện tốt nhất cho các DN vượt qua khó khăn, khủng hoảng.

- Đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn, Sở GTVT quan tâm, tạo điều kiện thêm công ăn việc làm cho cán bộ công viên trong công ty trong thời gian tới, cho công ty được vay những nguồn vốn vay ưu đãi, lãi suất thấp để công ty sản xuất kinh doanh.

-Trên đây là những giải pháp chủ yếu gắn liền với các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài của Công ty và những kiến nghị về cơ chế chính sách với Nhà nước nhằm mục đích mang lại hiệu quả SXKD cao nhất và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.

-Trong thời gian tới còn nhiều khó khăn, bất lợi đặc biệt trong tình hình kinh tế có nhiều biến động và suy thoái như hiện nay. Vì vậy, Công ty cần nỗ lực, cố gắng hơn nữa, bám sát diễn biến của môi trường kinh doanh, kịp thời có các giải pháp điều hành linh hoạt, thích ứng với thị trường nhằm duy trì, ổn định SXKD, tăng cường công tác quản lý, tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế tồn tại và tiếp tục tìm ra những giải pháp phù hợp, kịp thời để nâng cao hiệu quả

SXKD nói chung và hiệu quả sử dụng VKD nói riêng trong các năm tới nhằm tối đa hóa lợi nhuận và lợi ích cho các cổ đông của Công ty.Để công ty ngày càng phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Doanh nghiệp nhà nước đang là mối

quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước trong thời kỳ công nghiệp,hiện đại hóa đất nước: Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Quản lý và Xây Dựng giao thông Lạng Sơn” đã bước vào phân tích và hệ thống hóa các vấn đề hệ quả sử dụng vốn. Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng sử dụng vốn tại công ty, khóa luận tốt nghiệp đã đưa ra được những thành công và hạn chế và nguyên nhân của qua trình này dưới góc độ tổng vốn, vốn cố định, vốn lưu đông, có kiến nghị với nhà nước, UBND tỉnh Lạng Sơn.

Để hoàn thiện đề tài này có sự giúp đỡ của nhiều thầy cô trong khoa Kinh tế và quản lý của Trường Đại học Thủy lợi, thầy giáo PGS,TS Bùi Ngọc Toàn, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp. Do thời gian, kinh

nghiệm còn hạn chế không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Bùi Văn Vần- TS. Vũ Văn Ninh, “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính, 2013.

[2]Nguyễn Hải Sản, “Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp”, NXB Tài chính [3] Th.s Bùi Anh Tuấn – Th.s Nguyễn Hoàng Sam, “Quản trị Tài chính doanh nghiệp”

[4] Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tỉnh Lạng Sơn (Đã chỉnh sửa theo kết luận sau cuộc họp thường vụ Tỉnh uỷ ngày 7/6/2016).

[5] Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2016 do Sở GTVT Lạng Sơn lập năm 2016.

[6] Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn: Báo cáo tình hình, thực trạng phát triển Giao thông vận tải thời kỳ 2011 – 2016, thời kỳ 2016 – 2020 và dự ước cả thời kỳ 2021 – 2026.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 103 - 107)