Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 59 - 72)

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý đưa lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Cơ cấu vốn là thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà

doanh nghiệp huy động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp vì:

- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp.

- Cơ cấu vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

Để xem xét cơ cấu vốn của Công ty ta đi phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn như sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2014- 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tài sản 31/12/2014 31/12/2015 31/12/2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

A-TSNH 102.723,5 70,21 113.502,9 71,68 153.289 77,3

I.Tiền và khoản tương đương tiền 10.423,6 7,12 12.081,5 7,63 18.345 9,25

II-Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 874,6 0,6

III- Các khoản phải thu ngắn hạn 44.465 30,4 45.028 28,44 83.411,1 42,06

1.Phải thu khách hàng 41.042,4 28,05 41.301,2 26,08 79.279,3 39,98

2.Trả trước cho người bán 1.380,4 0,94 2.035,8 1,29 1.588 0,8

3.Phải thu khác 2.042,2 1,4 1.691 1,07 3.148,6 1,99

4.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -604,8

IV.Hàng tồn kho 45.134,5 30,85 53.907,6 34,04 46.906,1 23,65 1.Hàng tồn kho 45.134,5 30,85 53.907,6 34,04 46.927,2 23,66 2.DP GG HTK -21,1 -0,01 V.TSNH khác 1.825,8 1,25 2.485,8 1,57 4.626,8 2,33 B. TSDH 43.595,4 29,79 44.843,3 28,32 45 015,7 22,7 I.TSCĐ 42.661 29,16 44.041,1 27,81 44.108,5 22,24 1.TSCĐHH 42.661 29,16 41.815 26,41 43.276,6 21,82 Nguyên giá 59.700,7 40,8 62.506,2 39,47 69.005 34,8

Giá trị hao mòn lũy kế -17.039,7 -11,65 -20.691,2 -13,07 -25.728,4 -13

2.Chi phí XDDD 2.226,1 1,41 831,9 0,42

II.TSDH khác 934,4 0,64 802,2 0,51 907,2 0,46

Tổng Cộng 146.318,9 100 158.346,2 100 198.304,7 100

(Nguồn: Trích BCTC của công ty cổ phầnquản lý và xây dựng giao thông Lang sơn giai đoạn 2014-2016)

Tổng tài sản của công ty cuối năm 2016 là 198.304,7 triệu đồng tăng 39.958,5 triệu đồng ( tăng 25,23% )so với đầu năm, khoản mục nàycuối năm 2015 là 158.346,2 triệu đồng tăng 12.027,3 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 8,22% điều đó cho thấy quy mô kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng, trong đó:

Tài sản ngắn hạn cuối năm 2016 so với đầu năm tăng 39.786,1 triệu đồngtương ứng với tỷ lệ tăng 35,05%, cuối năm 2015 so với đầu năm tăng 10.779,4 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 10,49%, từ bảng tính ta có thể thấy số tăng chủ yếu do các khoản phải thu và tiền và các khoản tương đương tiền.

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 2016 so với đầu năm tăng 6.263,5 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 51,84%. Năm 2015 sovới năm 2014 tăng 1.656,9 triệu đồng với tỷ lệ tăng 15,91%. Nguyên nhân trong giai đoạn 2014- 2016 nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, cùng với các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát công ty hạn chế đầu tư vào các tài sản dài hạn thay vào đó lượng tiền dự trữ của công ty ngày càng tăng cụ thể là tiền gửi ngân hàng tăng, việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng là hình thức rất thuận tiện trong các giao dịch mua bán vật tư, máy móc, thiết bị từ nước ngoài, hay nộp thuế vào NSNN và nó đang dần rở thành hình thức thanh toán chính của các mối quan hệ tài chính. Bên cạnh đó tiền gửi ngân hàng còn mang lại cho công ty khoản lãi trên tiền gửi, tuy không nhiều nhưng so với tiền mặt nó vẫn là vốn có khả năng sinh lời.

Các khoản phải thu cuối năm 2015 tăng so với năm 2014 là 258,8 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 0,63%. Đến năm 2016 khoản này tăng lên nhiều với mức tăng so với năm 2015 là 38.383,1 triệu đồng với mức tăng 85,24% chứng tỏ lượng vốn bị chiếm dụng của công ty là rất lớn. Khoản phải thu của khách hàng là khoản thu tăng chủ yếu chứng tỏ công ty chưa tổ chức tốt công tác thu hồi nợ để bị chiếm dụng vốn quá nhiều và gây tình trạng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán.

Hàng tồn kho năm 2015 so với năm 2014 tăng 8773,1 triệu đồng ứng với tỷ lệ 19,44%. Nhưng đến năm 2016 hàng tồn kho đã giảm 7.001,5 triệu đồng so với năm 2015 ứng với tỷ lệ -12,99%. Hàng tồn kho giảm ở khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở

dang và nguyên vật liệu. Điều này có thể thấy rằng trong kỳ công ty đã giảm thiểu tình trạng ứ đọng vốn tại các công trình xấy dựng, gặp ít khó khăn trong công tác thanh toán với các đơn vị thi công.

TSDH của công ty năm 2015 so với năm 2014 tăng 1.247,9 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,86%. Năm 2016 tăng so với năm 2015 là 172 triệu đồng ứng với 0.38 %. Trong năm 2015 TSDH của công ty tăng chủ yếu là do chi phí xây dựng dở dang của công ty tăng, còn năm 2016 công ty đã tăng cường mua sắm máy móc, thiết bị thu

công. Cụ thể:

so với mức trích khấu hao của công ty. Trong khi đó chi phí xây dựng dở dang tăng

2226,1 triệu đồng. Đi vào xem xét TSCĐ hữu hình giảm là do trong kỳ có một số máy móc bị thanh lý. Qua chênh lệch giữa nguyên giá và hao mòn có thể thấy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải của Công ty đều mới được trang bị nhằm đáp thi công các

công trình. Ta thấy TSCĐ năm 2016 tăng so với năm 2015 là 1.461,6 tương ứng với tỷ

lệ là 3.5% chủ yếu là do nguyên giá TSCĐ tăng. Trong năm 2016 công ty đã chú trọng

đổi mới máy móc thiết bị nên tiến độ thi công các công trình tốt hơn các năm.

- Cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh, Công ty đã kết hợp sử dụng các nguồn vốn khác nhau. Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ta chú trọng đến mối quan hệ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Một cơ cấu vốn hiệu quả phải đảm bảo được sự cân bằng hợp lý giữa hai nguồn vốn này để tạo sự an toàn về tài chính, mặt khác lại giúp Công ty phát huy tối đa ảnh hưởng tích cực của đòn bầy tài

chính trong kinh doanh.

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của công ty CP QL và xây dựng GT Lạng Sơn.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A- Nợ phải trả 91.517,70 62,55 99.864,00 63,07 138.933.,90 70,06 I- Nợ ngắn hạn 79.615,40 54,41 88.669 56,00 128.153,10 64,62

1. Vay và nợ ngắn hạn 16.366,50 11,19 32.063 20,25 56.639,90 28,56

2.Phải trả người bán 26.306,20 17,98 7.172,60 4,53 24.000,30 12,10

3. Người mua trả tiền trước 29.959,80 20,48 31.600,80 19,96 23.250,40 11,72

4.Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước 1.980,70 1,35 7.363,50 4,65 11.623 5,86

5. PT người lao động 2.725,50 1,86 6.923,10 4,37 7.600,50 3,83

6. Chi phí phải trả 38,70 0,03 194,90 0,12 155,60 0,08

7. PT, phải nộp khác 2.176,80 1,49 3.213,40 2,03 4.653,90 2,35

8.Quỹ khen thưởng phúc lợi 61,20 0,04 137,80 0,09 229,50 0,12

II. Nợ dài hạn 11.902,30 8,13 11.194,90 7,07 10.780,80 5,44

1. Vay và nợ dài hạn 11.902,30 8,13 11.194,90 7,07 10.780,80 5,44

B. Vốn chủ sở hữu 54.801,10 37,45 58.482,00 36,93 59.371 29,94 I. Vốn chủ sở hữu 54.801,10 37,45 58.48,.00 36,93 59.371 29,94

1. Vốn đầu tư của CSH 49.195 33,62 50.000 31,58 50.000 25,21

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

3. Quỹ dự phòng tài chính 51,4 0,04 270,8 0,17 592,9 0,30

4. LNST chưa phân phối 5.349 3,66 7.566,70 4,78 6.797,40 3,43

Tổng cộng 146.318,80 100 158.346,00 100 198.305,00 100

Tỷ suất tự tài trợ 0,37 0,37 0,3

Hệ số nợ 0,63 0,63 0,7

( Nguồn: Trích BCTC của công ty giai đoạn 2014-2016)

Tương ứng với sự gia tăng về quy mô của tổng tài sản là sự gia tăng về nguồn vốn. Tổng nguồn vốn năm 2015 là 158,346 triệu đồng tăng 12,027.2 triệu đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng là 8,22%. Năm 2016 tăng 39.959 triệu với tỷ lệ tăng là 25,24% so với năm 2015. Trong đó:

- Nợ phải trảtăng do nợ ngắn hạn tăng: Cuối năm 2015 tăng 8.346,3 với tỷ lệ tăng là 9,12% so với năm 2014. Năm 2016 tăng 39.069,9 triệu với mức tăng là 39,12%, điều này cho thấy công ty đang gia tăng chiếm dụng vốn ngân hàng, các khoản nợ đến hạn trả cho chủ nợ, nhà cung cấp, các khoản người mua trả tiền, tăng việc huy động vốn từ

cán bộ công nhân viên. Khoản phải trả người lao động năm 2015 tăng 4.197,6 triệu

đồng ứng với tỷ lệ tăng 164,01%. Năm 2016 mức tăng 677,4 triệu đồng với tỷ lệtăng 9,78%. Đây là một khoản chiếm dụng tốt nếu được sự đồng ý của cán bộ, nhân viên trong công ty và nó không ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ công nhân viên vì nó là khoản chiếm dụng có chi phí nhỏ, độan toàn cao và tăng thêm sự gắn bó, trách nhiệm của người lao động đối với hoạt động của công ty.

Ta thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn lớn hơn rất nhiều lần so với nợ dài hạn (nợ ngắn hạn chiếm 44,53% năm 2016 và 64,62% năm 2015) điều này có thể thấy công ty luôn trong tình trạng áp lực phải trả các khoản nợ đến hạn và nó có thể mang lại rủi ro cho công ty nếu công ty không kịp thời hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.

- VCSH của công ty cuối năm 2015 tăng 3.680,9 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 6,72%

so với năm 2014. Trong năm 2015 công ty đã phát hành thêm cổ phiếu mới ra thị trường điều này cũng làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu. Khoản này cuối năm 2016

so với đầu năm không đổi chứng tỏ mức độ tự chủ của công ty không thay đổi( tỷ

trọng VCSH giảm từ 6,72% xuống 1,52%). Việc tăng lên VCSH là do nguồn vốn của Quỹđầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính.

Trong cơ câu nguồn vốn của công ty thì NPT chiếm tỷ trọng lớntrong tổng nguồn vốn (64,62% năm 2015 và 44,53% năm 2016) điều này hoàn toàn hợp lý đối với các Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vì nhu cầu vốn của các công ty này khi thực hiện các công trình rất lớn mà nguồn vốn chủ của Công ty thì có hạn. Bên cạnh đó đi liền với đặc điểm của công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng là hàng tồn kho và TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn.

Việc sử dụng vốn vay là một nhân tố quan trọng kích thích Công ty tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính để gia tăng lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh doanh của Công ty luôn biến động, một cơ cấu vốn sử dụng nợ cao hoặc vốn chủ sở hữu có thể phù hợp với giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác. Cho nên khi nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của Công ty, mặc dù các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn so VCSH trong tổng nguồn vốn nhưng với tình hình kinh tế đang ngày một ấm dần lên thì điều này hoàn toàn hợp lý. Bởi cơ hội đang mở ra đối với doanh nghiệp sau cuộc khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu đầu tư cao, mặc dù đã huy động tối đa nguồn vốn chủ sở hữu nhưng vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu, buộc Công ty phải gia tăng huy động từ nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, để tránh hệ số nợ quá cao có thể làm Công ty mất khả năng kiểm soát trong trường hợp xảy ra rủi ro, Công ty phải kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư bất động sản, hợp đổng ủy thác, có kế hoạch thu hồi vốn, trả nợ đúng hạn và xây dựng phương án dự phòng khi yếu tố không thuận lợi xảy ra.

Như vậy, qua phân tích cơ cấu vốn của Công ty có thể thấy mặc dù nợ phải trả và hệ số nợ tăng lên nhưng cơ cấu vay nợ vẫn còn thấp do là một Công ty mới thành lập trên thị trường nên khả năng vay vốn còn có phần hạn chế, mặt khác Công ty chưa mạnh dạn trong việc tìm kiếm nguồn nên chỉ huy động nguồn vốn nhỏ ở bên ngoài còn chủ yếu là từ các đơn vị trong ngành. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn chủ làm cho nó còn hạn chếvì việc sử dụng đòn bẩy tài chính càng thấp, thì cơ hội gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) càng nhỏ nhưng mức độ rủi ro trong hoạt động tài chính nhỏ. Do đó, Công ty cần cân nhắc, xem xét tùy theo tình hình hiện tại để sử dụng đòn bẩy tài chính cho phù hợp.

Để thấy rõ hơn mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ta đi phân tích tình hình sử dụng nợ vay thông qua khả năng thanh toán của Công ty

- Khả năng thanh toán của công ty

Bảng 2.8: Tình hình khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2014- 2016

Chỉ tiêu Đơn vi Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng Tài Sản Triệu 146.318,9 158.346,2 198.304,7

Tài sản ngắn hạn Triệu 102.723,5 113.502,9 153.289,0

Tổng nợ phải trả Triệu 91.517,7 99.864,0 138.933,9

Nợ ngắn hạn Triệu 79.615,4 88.669 128.153,1

Hàng tồn kho Triệu 45.134,5 53.907,6 46.906,1

Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu 10.423,6 12.081,5 18.345,0

Khả năng thanh toántổng quát (1)/(3) Lần 1,60 1,59 1,43

Khả năng thanh toán hiện thời (2)/(4) Lần 1,29 1,28 1,2

Khả năng thanh toán nhanh [(2)-(5)]/(4) Lần 0,72 0,67 0,83

Khả năng thanh toán tức thời (6)/(4) Lần 0,13 0,14 0,14

( Nguồn: Trích BCTC của công ty cổ phần QL và xây dựng GTLS giai đoạn 2014- 2016)

Hình 2.6: Khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2014 -2016

Qua bảng 2.10 ta thấy rằng khả năng thanh toán giai đoạn 2014 – 2016 của công ty thông qua các chỉ số là rất tốt, cụ thể:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty: Nhìn chung trong 3 năm hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đều lớn hơn 1,điều này có nghĩa là công ty có tình hình tài chính an toàn lành mạnh. Năm 2015 và năm 2016 hệ số khả năng thanh toán tổngquát có sụt giảm nhưng không đáng kể. Nhìn chung hệ số này vẫn đảm bảo

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng đều nhỏ hơn 1 trong giai đoạn này. Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ gần đến hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2016 có tăng với năm 2015 tỷ lệ tương đối 23,81% và năm 2015 giảm so với cuối năm 2014.Vì vậy công ty vẫn chưa đảm bảo được khảnăng thanhtoán nhanh vì hệ số nàyluônbé hơn 1

- Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ đã đến hạn cần thanh toán ngay của công ty. Tuy lượng tiền và tương đương tiền của công ty năm sau cao hơn năm trước nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong suốt 3

năm.Điều này ảnh hưởng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nhưng hệ số này thấp cũng là dấu hiệu tốt bởi lượng tiền dự trữ không nhiềusẽ tránhxảy ra tình trạng ứ đọng vốn.

Qua phân tích tác động của từng chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn theo

phương trình Dupont, ta rút ra một số kết luận và đưa ra nguyên nhân của những hạn chế về việc sử dụng vốn của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn.

2.2.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông Lạng Sơn.

VCĐlà một bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, là khoản vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, quy mô vốn cố định sẽ quyết định quy mô tài sản cố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần quản lý và xây dựng giao thông lạng sơn (Trang 59 - 72)