Kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ban ngành chức năng của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 80 - 83)

L ỜI NÓI ĐẦU

4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ban ngành chức năng của tỉnh

- Công tác kế hoạch phải thực sự được xây dựng từ cơ sở và thực hiện theo quy chế dân chủ, hàng năm UBND tỉnh thông báo sớm các chỉ tiêu kế hoạch, danh mục công trình, thành lập các ban quản lý dự án, các Ban quản lý từ cấp huyện, xã, phường để kiểm tra quá trình thực hiện từ khâu xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công đến nghiệm thu, quản lý công trình đưa vào sử dụng.

- UBND tỉnh sớm kiện toàn các Ban quản lý dự án.

- Sớm ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của tổ giám sát đầu tư, hướng dẫn thực hiện phân cấp đầu tư, đặc biệt là công tác thẩm định kỹ thuật dự án.

- Giao sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở ban ngành, địa phương từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu các nhà thầu trên địa bàn, cung cấp năng lực, kinh nghiệm nhà thầu cho các chủ đầu tư. Hàng tháng, hàng quý phát hành tờ tin về công tác đầu tư, giới thiệu các dự án, thông tin vềđấu thầu, chỉđịnh thầu, chất lượng công trình… - Áp dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân trong việc lập dự án và đề xuất dựán đầu tư hạ tầng nông nghiệp nông thôn.

- Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các công ty tư vấn hiện đang trực thuộc các sở, ngành nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh đối với các công ty tư vấn và tránh hiện tượng vừa quản lý Nhà nước, chủđầu tư, tư vấn.

- Kiên quyết không bố trí chủđầu tư dự án cho các đơn vịđã vi phạm quản lý dây dưa, kéo dài thời gian quyết toán công trình không theo quy định của pháp luật.

- Không chấp nhận dựán đầu tư, khi chủ trì kiến trúc không có chứng chỉ hành nghề được cấp của cơ quan có thẩm quyền (Sở xây dựng).

- Không cho phép cán bộ giám sát thi công công trình không có chứng chỉ về tư vấn giám sát do cơ quan có thẩm quyền cấp (cục giám định nhà nước và chất lượng công trình xây dựng - Bộ xây dựng).

- Các nhà thầu có vi phạm những điều sau đây không được tham gia đấu thầu công trình tại Lạng Sơn:

+ Thi công công trình trước đó đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng không thực hiện quyết toán theo quy định;

+ Phạm quy từ 2 lần trở lên khi tham gia dự thầu tại tỉnh Lạng Sơn (hồsơ bị loại…). - Chỉđạo các Sở, ban, ngành thực hiện và chấp hành tốt Chỉ thị số 1792/CT- TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủtướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB tại các địa phương...; Công văn số 1192/BTC-ĐT ngày 23/01/2013 của Bộ Tài chính, công văn số 6976/BTC-ĐT ngày 31/5/2013, công văn số 9988/BTC-ĐT ngày 31/7/2013 của Bộ Tài chính về việc báo cáo kết quả và xử lý nợ đọng XDCB tại các địa phương....

KẾT LUẬN

Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách Nhà nước cấp tỉnh tại địa phương là một lĩnh vực quản lý khá khó, chịu sự tác động của nhiều nhân tố như cơ chế chính sách, con người và các điều kiện khách quan khác. Vì vậy đểđổi mới, hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách Nhà nước cấp tỉnh tại địa phương cần một thời gian và điều kiện nhất định.

Tỉnh Lạng Sơncó điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế không đáng kể, các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển quá nhỏ bé so với yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh. Trong những năm gần đây nhiều chỉ tiêu kinh tế tỉnh Lạng Sơnđạt và vượt kế hoạch. Tốc độ xây dựng trên địa bàn ngày càng nhanh, nhiều dự án đầu tư đúng hướng đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần đưa cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quảđạt được, quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn còn nhiều bất cập.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cho các trường học tại địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010- 2016, rút ra nguyên nhân thành công và hạn chế, kết hợp với kinh nghiệm quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cấp tỉnh của một số địa phương, luận văn đã đề xuất một số giải pháp sát với yêu cầu thực tiễn nhằm nâng cao trình độ, năng lực quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cho các trường học trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2016, với một số giải pháp chủ yếu như: Một là hoàn thiện các văn bản pháp lý của tỉnh Lạng Sơn có liên quan đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB, hai là hoàn thiện công tác lập kế hoạch đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN, ba là nâng cao chất lượng công tác quản lý và thực hiện dự án đầu tư, bốn là nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB tỉnh Lạng Sơn.

Đây là lĩnh vực đang được các cấp, các ngành quan tâm. Với khảnăng còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong và cảm ơn sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô, nhà khoa học, nhà quản lý và bạn đọc...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Xây dựng (2005), Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà XB xây dựng, Hà Nội.

[2]. Bộ Xây dựng (2006) Luật đấu thầu, Luật xây dựng và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nhà XB Xây dựng.

[3]. Bộ Xây dựng (2000), Cẩm nang kinh tế xây dựng: Định mức và đơn giá xây dựng cơ bản lập dự toán công trình xây dựng quản lý dự án và thanh quyết toán vốn đầu tư, Nhà XB Xây dựng.

[4]. Bộ Tài chính (2003), Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nhà XB Tài chính

[5]. Bộ Tài chính (2003), Những điều cần biết về quản lý tài chính trong đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà XB Tài chính

[6]. Bộ Tài chính (2006), Cẩm nang kiểm soát chi NSNN, Nhà xuất bản Bộ Tài chính. [7]. Bộ tài chính (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cải cách quản lý tài chính công.

[8]. Vũ Hồng Sơn (2007), “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN thuộc Kho bạc Nhà nước”.

[9]. Lê Hoằng Bá Huyền (2008), “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn Huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa”.

[10]. Nguyễn Thanh Minh (2011),“Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định”. [11]. Trần Văn Hồng (2002), “Đổi mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước” .

[12]. Thịnh Văn Vinh (2001), “Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành”.

[13]. Nguyễn Khắc Đức (2002), “Đổi mới cơ cấu chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”.

[14]. Lê Ngọc Châu (2004), “Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng tin học”.

[15]. Nguyễn Văn Bình (2010), “Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ở Việt Nam”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)