L ỜI NÓI ĐẦU
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác quảnlý ch
ĐTXDCB từ NSNN tại Ban QLDA thành phố Lạng Sơn
2.4.2.1 Những hạn chế
Công tác quản lý chi đầu tư XDCB cho các công trình giáo dục từ nguồn ngân sách trên địa bàn thành phố Lạng Sơnngày càng được hoàn thiện và đã có những tiến bộ rõ rệt nhưng vẫn chưa thực sự chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, do còn tồn tại ở hầu hết các khâu trong quá trình quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN.
a) Bộ máy quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước
Hạn chế trong tổ chức bộ máy quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN: Bộ máy quản lý chi ngân sách ở cấp thành phố có thể nói chủ yếu là bộ máy của cơ quan tài chính, KBNN thành phố và các Ban quản lý dự án (Chủđầu tư). Trong thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế sau:
Bộ máy nhân sựở Phòng TCKH thành phố có 20 cán bộ, trong đó có 16 cán bộ biên chế và 4 cán bộ hợp đồng. Phòng TCKH thành phố Lạng Sơn gồm 1 Trưởng phòng và
3 phó Trưởng phòng, được phân công thành 3 bộ phận: bộ phận quản lý ngân sách, bộ phận ĐTXDCB và bộ phận kế hoạch. Bộ phận quản lý ngân sách gồm 10 cán bộ chiếm 50% tổng số cán bộ hiện có của phòng; bộ phận ĐTXDCB gồm 7 cán bộ chiếm 35% tổng số cán bộ hiện có của phòng; bộ phận kế hoạch gồm 03 cán bộ chiếm 15% tổng số cán bộ hiện có của phòng. Phòng TCKH thành phố Lạng Sơn bao gồm 20 cán bộ, trong đó 10 cán bộ nữ, 10 cán bộ nam; 100% cán bộ được đào tạo đại học theo đúng chuyên ngành, trình độ thạc sỹ 4/20 người, tuy nhiên cán bộ phụ trách thẩm tra, quyết toán công trình chưa thực sựđảm bảo tiến độ thẩm tra, dẫn đến kéo dài thời gian thẩm tra.
Chủđầu tư, Ban QLDA chưa được tiêu chuẩn hoá, chưa mang tính chuyên nghiệp nên rất lúng túng trong thủ tục đầu tư và xây dựng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện thủ tục tạm ứng, thanh toán, quyết toán công trình. Ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng cũngnhư chống thất thoát, lãng phí các công trình. Mô hình Ban QLDA hiện nay vẫn còn mang nặng tính bao cấp, chưa có cơ chế khuyến khích lợi ích vật chất để cho tổ chức này hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
b) Về kế hoạch
Kế hoạch VĐT XDCB vẫn còn phải điều chỉnh trong năm gây khó khăn
cho việc theo dõi, quản lý, cấp phát thanh toán vốn, làm giảm tính pháp lý của kế hoạch dẫn đến sự không nghiêm túc của các Chủđầu tư trong việc thực hiện kế hoạch. Nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn theo quy chế quản lý đầu tư XDCB vẫn được ghi vào kế hoạch, nhiều dự án kế hoạch vốn hàng năm bố trí không ph hợp với tiến độ thực hiện dự án.
c) Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước Những tồn tại trong khâu kiểm soát, thanh toán VĐT: Việc triển khai thực hiện dự án đầu tư vẫn rất chậm và thường thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứđọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung vào thanh toán ở những tháng cuối của năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát thanh toán VĐT XDCB. Công tác cấp phát, thanh toán VĐT XDCB vẫn chưa được kịp thời và dứt điểm trong năm kế hoạch (thường phải kéo dài thời hạn thanh toán sang quý I của năm sau).
Thực tế tại Lạng Sơn trong những năm vừa qua chủ yếu chỉ mới kiểm tra sự đầy đủ tính hợp lý của hồsơ, thấy đủ điều kiện là giải quyết cho thanh toán. Còn việc kiểm tra dự toán hầu như là chưa thực hiện được. Cho đến nay trong các báo cáo của KBNN thành phố chưa thấy có số liệu nào cho thấy kết quả của việc kiểm tra dự toán. Chưa chỉ ra được những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức đơn giá, còng như phát hiện lỗi số học.
d) Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từngân sách nhà nước
Những tồn tại trong khâu quyết toán VĐT: Công tác quyết toán VĐT XDCB hoàn thành ở thành phố Lạng Sơn còn có những hạn chếcơ bản sau:
+ Quyết toán VĐT nói chung và ở Lạng Sơn thời gian vừa qua thường rất chậm so với quy định. Hầu hết các dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng có thời gian quyết toán chậm nhiều tháng, thậm chí nhiều công trình, dự án chậm nhiều năm nhưng vẫn chưa được Chủđầu tư lập báo cáo quyết toán hoàn thành gửi cơ quan thẩm tra.
+ Chưa có chế tài để buộc các Nhà thầu, Chủ đầu tư phải quyết toán đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu cốtình tăng giá trị quyết toán lên, Chủđầu tư, cơ quan thẩm tra quyết toán, cơ quan kiểm toán, thanh tra phát hiện ra thì chỉ bị cắt giảm phần khai khống mà không bị xử phạt. Việc phát hiện ra sai phạm là hết sức khó khăn, nhưng hiện nay chưa có cơ chế xử phạt cụ thể, đồng thời khuyển khích lợi ích thoả đáng cho những người phát hiện, nên VĐT XDCB vẫn còn thất thoát, lãng phí.
Không đủ cán bộ để làm công việc quyết toán VĐT XDCB. Theo phân cấp hiện nay thì UBND thành phố phê duyệt quyết toán các công trình do thành phố quyết định đầu tư. Ở Lạng Sơn hàng năm số lượng công trình còng như giá trị quyết toán ngày một lớn. Tuy nhiên, số cán bộ làm công việc quyết toán lại ít.
Do đó, khó có thể đảm đương được khối lượng công việcònày, dẫn đến chậm tiến độ hoặc bỏ sót khối lượng thực hiện thực tế, trở thành hình phong, hợp thức hoá cho việc quyết toán sai của Chủđầu tư và Nhà thầu.
e) Các hạn chế khác
Hạn chế trong khâu kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương:
+ Chưa có cơ chếgiám sát tình hình chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với tất cả các chương trình, dự án một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống. Các cơ quan kiểm tra, giám sát chồng chéo, trùng lắp trong chứcònăng quyền hạn và trách nhiệm. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý VĐT XDCB. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ, kịp thời. Trách nhiệm và quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưađược thiết lập.
+ Đã có cơ chế công khai trong quản lý sử dụng VĐTnhưng hầu như chưa thực hiện được trong chi thường xuyên. Cụ thể như phải công khai kế hoạch vốn phân bổ hàng năm cho từng dự án, công khai dự toán, quyết toán công trình nhằm tạo điều kiện nâng cao dân chủ, để toàn thể nhân dân tham gia giám sát quá trình chi NSNN cho các công trình, dựán đầu tư.
Những hạn chế là do các nguyên nhân sau:
a) Nguyên nhân khách quan
Các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi quá nhiều, còn thiếu chặt chẽ, thiếu đầy đủ, đặc biệt là các hướng dẫn cho những trường hợp cụ thể, tính không đồng bộ giữa văn bản Nhà nước và các Bộ đã tạo ra nhiều kẽ hở, tạo cơ chế “xin cho”, trách nhiệm không rõ ràng thuộc về đơn vị, cá nhân nào, tạo “quyền lợi lớn” nhưng “trách nhiệm lại nhỏ”.
Do yếu tố biến động giá nguyên vật liệu; biến động tỷ giá ngoại tệ; Chếđộ tiền lương thay đổi (từtháng 1 đến tháng 9 năm 2011 tăng khoảng 22%, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2011 tăng hơn 100% so với năm 2010); Do khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng xuất phát từ việc thay đổi chính sách đền bù giải phóng mặt bằng. Vì vậy, gây nên những thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư xây dựng nói chung và trong quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB nói riêng.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Sự phân định trách nhiệm giữa các bộ phận tham gia vào công tác quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN chưa được rõ ràng còn chồng chéo, có nhiều cơ quan tham gia. Xét trên góc độ quản lý thì sự phân định rõ ràng phạm vi, trách nhiệm của cá nhân, bộ phận tham gia vào quá trình quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là vấn đề hết sức trọng yếu. Nhờđó giúp các đối tượng tham gia vào hoạt động chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN nắm rõ được phạm vi, quyền hạn cũng như trách nhiệm pháp lý của họ trong việc thực thi công việc của mình, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy hơn, dựa trên nguyên tắc hết sức rõ ràng và minh bạch. Nguyên tắc phân định trách nhiệm pháp lý cần phải được tôn trọng và thể chế hoá. Tuy hiện nay đã có những quy định mới về việc xử lý hành chính đối với các hành vi gây lãng phí, sử dụng VĐT sai mục đích, các dự án xây dựng xong nhưng không đáp ứng được các tiêu chuẩn về k thuật. Song, những biện pháp đó chưa đủ mạnh để những người nắm giữ trách nhiệm quản lý nhà nước về chi NSNN nói chung và chi NSNN cho đầu tư XDCB nói riêng thực hiện nghiêm túc công việc của mình, không bị vật chất “cám dỗ”.
- Chủ trương đầu tư của các cấp, các ngành chưa sát thực với thực tế với tình hình thực tế tại địa phương, do đó mà có những công trình không phát huy được hiệu quả như xây dựng công trình giáo dụcònhưng lại quá nơi dân cư sinh sống, hoặc có những trường quá gần chợ, gây đông đúc, ách tắc giao thông…. ảnh hưởng đến việc học tập của người dân…
- Cơ chế chính sách đền bù GPMB còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, bất hợp lý trong chính sách giá bồi thường đối với đặc thù là thành phố trung tâm của thành phố, làm phát sinh khiếu kiện phức tạp, khiến công tác đền bù , GPMB gặp nhiều khó khăn.
Trong quá trình triển khai thực thiện dự án, công tác tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách, phương án đền b của các xã, thị trấn và các phòng ban chứcònăng thiếu kịp thời, linh hoạt đã ảnh hưởng không nhỏđến tiến độ công việc. Công tác phối, kết hợp giữa thành phố và các cơ quan chức năng của thành phố với Sở, Ban ngành của tỉnh còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, nên việc huy động sức mạnh tổng họp trong việc GPMB còn hạn chế.
- Kế hoạch phân bổ VĐT XDCB hàng năm được xây dựng chưa đúng và chưa sát với khả năng của nhà thầu xây dựng. Đồng thời, chưa có sự tính toán về biến động giá nguyên vật liệu trên thị trường, loại vật liệu phù hợp có thể thay thế khi đơn giá trên thị trường bị biến động gây nên tình trạng thiếu vốn. Đặc biệt, có những dự án được xây dựng để đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH mà thành phố đề ra. Nhưng tại thời điểm phê duyệt đầu tư nguồn vốn cho dự án vẫn chưa được bốtrí đủ, dẫn đến việc vừa xây dựng vừa tìm nguồn để bố trí cho dự án. Đó chính là nguyên nhân chủ yếu của việc có dự án thiếu vốn để thực hiện, nhưng có những dự án vốn được phân bổ trong năm quá nhiều mà thời gian phân bổ lại chậm và kế hoạch vốn phải điều chỉnh nhiều lần trong năm.
- Việc điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn luôn phải thực hiện theo các thủ tục và trình tự của các quy định hiện hành mới được tiến hành bổ sung. Vì thế, các chủ đầu tư luôn xây dựng kế hoạch vốn lớn hơn so với thực tể để đảm bảo khi có sự biến động giá cả trên thịtrường, hay khi đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sẽ không phải điều chỉnh, bổ sung kể hoạch vốn đã xây dựng hàng năm. Và khi chưa thực hiện được hết nguồn vốn hàng năm, các chủ đầu tư sẽ tìm cách “tiêu” hết vốn thay cho việc kết chuyển sang năm tiếp theo.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN chưa cao. Vừa thiếu lại vừa yếu, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý
tài chính của các Ban quản lý. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế nhiều cán bộ chưa theo kịp trình độchuyên môn, chưa thay đổi nề nếp quản lý, cách làm còn cửa quyền, thu vén trong lúc các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đầu tư XDCB lại quá phức tạp, thiếu tập trung. Mặt khác, việc đào tạo bồi dưỡng, cập nhật cơ chế chính sách chưa được chú trọng, mức hưởng nguồn thu nhập lại chưa đảm bảo cuộc sống, chế độ vật chất cho người quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN chưa thoảđáng với trách nhiệm, nên việc lợi dụng sơ hởkhó tránh khi trong cơ quan nhà nước.
- Cán bộ thực hiện công việc quyết toán VĐT XDCB hiện tại còn quá ít, trong khi đó công việc quyết toán luôn được dồn đến cuối năm. Do đó, để kịp
hoàn thiện công việc quyết toán của mình, các cán bộ tham gia công tác quyết toán thường chỉ sử dụng những giấy tờ, hồ sơ do chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp. Và chỉ
kiểm tra việc họp pháp hợp của những loại giấy tờđược cung cấp mà không quan tâm đến thực tế tiến độ của dự án có đúng với những hồ sơ thanh quyết toán hay không. Đồng thời, việc thanh quyết toán đều đã được sự đồng ý “ngầm”, do đó hồ sơ chỉ là việc làm “hình thức” mang tính pháp lý.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Nhiều Chủ đầu tư chậm nộp báo cáo quyết toán nhiều khi là do chi phí quản lý chung, chi phí quản lý dự án thực tếđã chi nhưng không đủ hồsơ chứng từđể quyết toán. Do vậy, phải kéo dài thời gian để hoàn thiện hồsơ, chứng từ. Đó những nguyên nhân làm chậm công tác quyết toán các công trình, dự án hoàn thành.
Qua phân tích thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, cho phép ta đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế. Từđó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN nói chung và trên địa bàn thành phố Lạng Sơn nói riêng.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở những vấn đề lý luận của chương 1, nội dung của chương 2 đã làm rõ thực trạng và những nhân tốảnh hưởng đến chi ĐTXDCB các công trình giáo dục từ nguồn NSNN tại thành phố Lạng Sơn. Để khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả tác giảxin đề xuất giải pháp để hoàn thiện chi đầu tư XDCB cho các công trình giáo dục từ nguồn NSNN tại thành phố Lạng Sơn, ởchương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC TRƯỜNG GIÁO DỤC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN