Những bài học kinh nghiệm từ các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 31 - 35)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.4.1 Những bài học kinh nghiệm từ các nước

Trong điều kiện kinh tế thị trường, bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng cần chú ý hiệu quả, chi ngân sách cũng vậy, cũng cần chú ý đến hiệu quả. Có thể nói theo đuổi hiệu quả lớn nhất hoặc hiệu quả tốt nhất của chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản là điểm xuất phát căn bản của tăng cường quản lý chi ngân sách. Hiệu quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Đánh giá hiệu quả chi ngân sách NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản là tiến hành đo lường hiệu quả KT-XH đã cóđược từchi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản cao hay thấp, nhằm mục đích tăng cường kiểm soát vĩ mô và quản lý vi mô của chi ngân sách, thúc đẩy phân phối và sử dụng hợp lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. • Trung Quốc

Một là, địa phương nào cũng tham gia vào đầu tư xây dựng cơ bản nhưng mức độ tham gia khác nhau phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển KT-XH.

Hai là, thực hiện tối ưu cơ cấu chi NSNN trong đầu tư XDCB. Vì vậy, cần có phương pháp khoa học để xác định rõ ràng phạm vichi để đạt được hiệu quả chi NSNN trong đầu tư XDCB.

Ba là, Nguồn lực ngân sách nhà nước là hạn chế, hơn nữa đầu tư nhà nước không đem lại hiệu quảcao hơn đầu tư tư nhân nên hầu hết các nước trên thế giới đều chuyển đổi

đối tượng mà khu vực tư nhân có thể đầu tư được cho thành phần kinh tế này đảm nhiệm để nâng cao hiệu quảchi NSNNcho đầu tư xây dựng cơ bản.

• Hàn Quốc

Một là, cần có một hướng dẫn cụ thể cho từng khâu quản lýchi NSNN trong đầu tư XDCB, các phương pháp đánh giá, kỹ thuật đánh giá và các chỉ tiêu đánh giá cụ thể cho từng lĩnh vực đầu tư XDCB.

Hai là, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng. Các cơ quan

đánh giá, kiểm tra, thanh tra giúp cho các cơ quan quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB có thông tin, kế thừa và phản hồi để ngày cànghoàn thiện quản lý và nâng cao hiệu quảđầu tư XDCB.

Ba là, chú trọng hơn trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên, cán bộ quản lý chuyên nghiệp tham gia quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB.

Bốn là, quy định trách nhiệm rõ ràng trong từng khâu quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB. Đề cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư là người chủ dựán, có đủ trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm và được hưởng kết quả từđầu tư.

Năm là, tăng cường tính hiệu lực của đánh giá và sau đánh giá. Các đánh giá được sử dụng để rút kinh nghiệm cho các năm sau, màđặc biệt là phải nghiêm túc quy định rõ trách nhiệm của các sai phạm, thất thoát do quản lý. Các đánh giá là cơ sở cho các thưởng phạt nhằm tránh lặp lại sai phạm trong quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB. • Các nước EU

Một là, các nước thuộc EU đều coi trọng công tác lập kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch đầu tư phải gắn kết chặt chẽ với ngân sách, chính sách và chiến lược phát triển của đất nước, của địa phương.

Hai là, các nước áp dụng MTEF (khuôn khổ chi tiêu trung hạn) để quản lý chi tiêu công trong trung và dài hạn nhằm có kế hoạch vốn dài hơi cho đầu tư xây dựng cơ bản.

Ba là, coi trọng công tác thẩm định, đặc biệt là phân tích lợi ích của dự án đầu tư XDCB, nó quyết định một dự án có được chấp nhận hay không, nên phân bổ nguồn vốn hạn chế đó cho dự án A hay dự án B nhằm đạt được hiệu quả cuối cùng của chi ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần hướng dẫn cụ thể hơn các phương pháp, kỹ thuật thẩm định cho từng chính sách, chương trình, dựán đầu tư XDCB; các kết quảđầu ra và kết quả của mỗi chính sách, chương trình,dự án cần có các quy định rõ ràng và có chỉ tiêu đo lường cụ thể.

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thật sự, kết quả đánh giá được sử dụng để điều chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB ở tương lai.

Tăngcường giám sát của cộng đồng, hoàn thiện cơ chếđể người dân kiểm tra hiệu quả của chi ngân sách.

Năm là, hoạt động đầu tư của các nước đều được quản lý bằngluật, các điều khoản cụ thể, chi tiết đều được đưa vào luật. Có thể thiết lập một sổ tay quản lý đầu tư công cho các cán bộ quản lý để họ có thể nắm quytrình cụ thể, không bị sai sót trong quá trình quản lý. Các nước đều đề cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư, người quyết định đầu tư là người chủ dự án, có đủ trình độ chuyên môn, chịu trách nhiệm và được hưởng kết quả từđầu tư.

Sáu là, nhân tố con người và kỹ năng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản luôn được coi trọng và được chú trọng đầu tư một cách thích đáng.

• Việt Nam

Trong báo cáo của Ngân hàng thế giới “Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo” của năm 2004 – Mặc dù số liệu đã cũ, song cũng đủ minh họa tình hình XDCB cho ngành giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 31 - 35)