Quy hoạch đầutư phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 68 - 72)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.1.2 Quy hoạch đầutư phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

3.1.2.1 Định hướng

Quy hoạch phát triển giáo dục là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, góp phần chủ động trong xu thế hội nhập và phát triển. Việc xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục góp phần thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020. UBND tỉnh xây dựng "Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2020", cụ thể như sau:

Giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực, mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, tỷ lệ huy động trong độ tuổi đến trường ngày một tăng, chất lượng giáo dục ngày một tiến bộ. Tỉnh Lạng Sơn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ năm 1997; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục đại trà được duy trì; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học đã giảm, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông được củng cố, ổn định trên 90%. Giáo dục mũi nhọn được quan tâm, kết quả bồi dưỡng và thi học sinh giỏi các cấp ổn định và có chiều hướng tích cực trong nhiều năm qua.

Đánh giá một cách tổng quát, giáo dục Lạng Sơn đứng vào tốp trung bình của cả nước và tốp khá trong khu vực.Tuy nhiên giáo dục Lạng Sơn còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

Hệ thống giáo dục tỉnh Lạng Sơn chưa được quy hoạch tổng thể. Mạng lưới trường mầm non khu vực khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn chưa được đầu tư, quan tâm đầy đủ. Nhiều trường chưa được quyhoạch đất đai, chưa được xây dựng kiên cố, thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị phục vụ cho giáo dục và đào tạo.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học được bố trí cơ bản đủ về số lượng, trình độ đào tạocơ bản đạt chuẩn theo quy định luật giáo dục, tuy nhiên năng lực, chất lượng thực chất của đội ngũ còn thấp; trình độ tin học ở mức độ thấp, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giáo dục còn nhiều hạn chế.

Công tác xây dựng trường chuẩnquốc gia, phổ cập giáo dục đã được quan tâm, đầu tư, tuy nhiên cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhiều trường còn thiếu, chất lượng giáo dục và đào tạo chưa cao.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trên, nhu cầu Quy hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 là cần thiết và phù hợp với điều kiện KT-XH của tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh; đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thúc đẩy KT-XH phát triển, tạo điều kiện xây dựng trường chuẩn quốc gia; đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và công tác phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học.

3.1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể giai đoạn (2016-2020) a. Phát triển mạng lưới trường lớp

Củng cố, hoàn thiệnhệ thống trường lớp mầm non và giáo dục phổ thông hiện có, ổn định hệ thống trườngPhổ thông dân tộc nội trú, phát triểnmạnh trường mầm non nông thôn các xã thuộc khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Dự kiến trong giai đoạn thành lập thêm 9 trường mầm non ở các xã thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường mầm non;

Dự kiến thành lập 10 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở trên cơ sở tách10 trường phổ thông cơ sở;

Thành lập 04 trường trung học phổ thông trên địa bàn các huyện. Khuyến khích thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Thành lập 26 trường phổ thông dân tộc bán trú, nâng tổng số trườngphổ thôngdân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh là: 58 trường (30 trường tiểu học và 28 trường THCS)

Với định hướng trên, kết thúc giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh dự kiến có 769 trường, trung tâm (trong đó 232 trường mầm non; 261 trường tiểu học; 216 trường THCS; 11 trường phổ thông cơ sở; 34 trường THPT, 11 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 01 trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp - Hướng nghiệp; 01 Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và 01 trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và 01 trường Cao đẳng sư phạm); Phấn đấu thành lậptrường Đại học Lạng Sơn.

b. Qui mô phát triển, chất lượng giáo dục b1) Giáo dục mầm non:

Huy động trên 50% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và trên 99% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp, trong đó mẫu giáo 5 tuổi đạt trên 99,5%. Duy trì 100% trường học 2 buổi/ngày, trong đó trên 50% trườngtổchức học bán trú; trên 92% số trẻ 5 tuổi đạt chuẩn phát triển về cân nặng, chiều cao; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm ở mức dưới 8%, tăng tỷ lệ trẻ em kênh A tại các cơ sở giáo dục mầm non đạt trên 92%; trên 80% nhóm, lớp mầm non bán trú, chuẩn bị tâm thế, tiếng Việt cho trẻ em trước khi vào lớp 1; trên 80% trường tiếp cận với tin học, ngoại ngữ. Đến năm 2020 có 70 trường chuẩn quốc gia.

b2) Giáo dục phổ thông:

- Giáo dục tiểu học: Huy động trên 99,7% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; trên 95% trẻ khuyết tật được giáo dục hoà nhập, đảm bảo có 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ ngày; trên 85% trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu. Năng lực đọc hiểu và làm toán của học sinh được nâng cao rõ rệt, phấn đấu đạt 40% học lực giỏi môn tiếng Việt; 50% học lực giỏi môn toán; có trên 35% học lực giỏi văn hóa; trên 98% học sinh có hạnh kiểm thực hiện đầy đủ; có trên 90% học sinhđạt yêu cầu trong các đánh giá quốc gia về đọc hiểu và tính toán; 100% học sinh từ lớp 3 trở lên được học chương trình ngoại ngữ mới.

- Giáo dục trung học: Học sinh được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông, được học một cách liên tục và hiệu quả chương trình ngoại ngữ mới.Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đại trà, tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở các lĩnh vực.

- Trung học cơ sở: Tiếp tục duy trì tỷ lệ huy động trên 99% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào học lớp 6; 100% học sinh THCS được giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp và học tin học, trên 50% trường Trung học cơ sở dạy 2 buổi/ ngày; 14% học lực giỏi; trên 40% học lực khá và dưới 3% xếp loại yếu;

- Trung học phổ thông: Thu hút trên 85% học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT; 100% học sinh THPT được học giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông; trên 5% học lực giỏi; trên 35% học lực khá và học lực yếu còn dưới 5%; Hàng năm có trên 15% học sinh tốt nghiệp THPT loại khá, giỏi;

Trên 35% học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng; trên 50% học sinh dự thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực đạt giải cao. 100%

trường THPT dạy tin học và ngoại ngữ đạt yêu cầu về chất lượng. Học sinh tốt nghiệp có thể sử dụng tốt 1 ngoại ngữ và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công việc.

- Đối với trường Trung học phổ thông chuyên, phấn đấu đến hết năm 2020 đạt các chỉ số: có 2% tổng số học sinh THPT của tỉnh; trên 50% cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;trên 50 % học sinh có học lực giỏi; trên 70% học sinh giỏi tin học.

b3) Giáo dục thường xuyên

Giáo dục thường xuyên được tiếp tục đẩy mạnh, tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình

- Tiếp tục huy động từ 10-15% học sinh tốt nghiệp THCS vào học chương trình GDTX cấp THPT, tăng cường dạy nghề cho học viên trong các trung tâm GDTX và các đối tượng xã hội có nhu cầu.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng; các Trung tâm Tin học, ngoại ngữ ngoài công lập giúp người học có kiến thức, kỹ năng tiếp tục tham gia các chương trình liên thông, đa dạng và đáp ứng được yêu cầu công việc, nâng cao chất lượng cuộc sống.

b4) Giáo dục chuyên nghiệp

Mở rộng qui mô và ngành nghề đào tạo có trình độ cao đẳng tại các trường cao đẳng và dạy nghề trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội. Đến năm 2020, quy mô tuyển sinh chuyên nghiệp và dạy nghề khoảng 20.000 người, trong đó cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp 4300 người; cao đẳng và trung cấp nghề 3200 người và nghề dưới 12 tháng: 12.500 người

Mở rộng hợp lý quy mô đào tạobậcđại học,cao đẳng, phấn đấu bình quân đạt 300 sinh viên /1 vạn dân vào năm 2020.

Coi trọng chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên với mục tiêu phấn đấu khi ra trường có kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống, giỏi về kiến thức, vững về tay nghề. Có phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, có khả năng sử dụng tốt tin học vàngoại ngữ.

Tỷ lệ học sinhkhá, giỏi đạt 40% trở lên, Tỷ lệ tốt nghiệp đạt trên 98%. Nâng tỷ lệ đào tạo nghề cho người lao động của tỉnh lên trên50%.

Đến năm 2020 có 100% trường chuyên nghiệp dạy ngọai ngữ đạt yêu cầu về chất lượng. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có thể sử dụng tốt 1 ngoại ngữ và sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công việc.

+) Công tác phổ cập giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia

- Tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng kết quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có 158/226 (70%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; phổ cập giáo dục trung học cơ sở một cách bền vững trên 85%. Phấn đấu phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở khu vực thành phố, thị trấn và các xã có điềukiện.

- Triển khai mạnh mẽ xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học. Dự kiến đến năm 2020 toàn tỉnh có 265 trường đạt chuẩn quốc gia (70 trường mầm non; 100 trường Tiểu học; 80 trường Trung học cơ sở, 15 trường Trung học phổ thông).

- Đến 2020 có 85% thanh, thiếu niên trong độ tuổi có bằng tốt nghiệp THCS. Hầu hết các phường, thị trấn và các xã vùng I, II đạt chuẩn phổ cập giáo dục THPT (bao gồm THPT, bổ túc THPT, Trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp)

Phấn đấu đến năm 2020 : 100% trường học đủ phòng học văn hóa; phòng học bộ môn, phòng học chức năng, thư viện, nhà đa năng theo quy định đối với cấp học; đủ phòng làm việc của cán bộ, giáo viên theo quy định; trường có khuôn viên tường rào, nhà xe, nhà bảo vệ, khu vệ sinh, hệ thống cấp nước sạch theo quy chuẩn, đáp ứng sử dụng lâu dài.

Dự kiến giai đoạn 2016-2020 xây dựng mới 1443 phòng học kiên cố; 2679 phòng học bộ môn, thư viện; 2343 phòng làm việc; 310 phòng công vụ và phòng nội trú; 183 nhà đa năng; 950 khu vệ sinh; 90 phòng học trung tâm học tập cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 68 - 72)