Vai trò chi NSNNcho giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 29 - 31)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.3.2 Vai trò chi NSNNcho giáo dục

Giáo dục là hoạt động hết sức cần thiết đối với phát triển xã hội và tăng cường kinh tế. Không thể có một xã hội phát triển ở trình độ cao mà không có một nguồn lực phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Sản phầm của giáo dục là con người, con người là yếu tố sản xuất hết sức quan trọng. Kỹ năng của con người có tác động đến năng suất lao động, trình độ quản lý và muốn hình thành kỹ năng thì phải có giáo dục. Đặc biệt là trong bối cảnh thế giới bước sang thời đại mới - thời đại trí tuệ và trong môi trường toàn cầu hóa, trong đó, các yếu tố tri thức và thông tin trở thành những yếu tố hàng đầu và là nguồn tài nguyên giá trị nhất thì giáo dục trỏthành đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai, đầu tư hiệu quả nhất.

Đầu tư tài chính giữvai trò như một trong những yếu tố có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, đào tạo công nhân, trung học chuyên nghiệp, đại học đến đào tạo sau đại học. Thông qua quan hệ tín dụng, tài chính có thểhuy động các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi để đầu tư cho giáo dục trong việc nâng cấp trang thiết bị, đầu tư cho đội ngũ giáo viên và cho học sinh vay để tiếp tục sự nghiệp giáo dục. Trong số các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục đào tạo thì đầu tư từ NSNN là tất yếu, đóng vai trò chủđạo trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bởi:

- Trong hệ thống tài chính nước ta thì tài chính Nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn. Mà trong tài chính Nhà nước bao gồm NSNN và tín dụng Nhà nước thì NSNN có tỷ trọng lớn nhất. NSNN đảm bảo nhu cầu tiêu dùng xã hội theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, trong đó nhu cầu giáo dục đào tạo đứng hàng đầu. Mặt khác, giáo dục đào tạo là dịch vụ công cộng, tạo ra những ngoại ứng tích cực và có vai trò quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực - nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đầu tư từ NSNN cho giáo dục nhằm đảm bảo điều kiện tài chính cần thiết để giải quyết vấn đề phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân ở tầm vĩ mô như về phát triển rộng khắp mạng lưới các cơ sở giáo dục, xây dựng các cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia, điều chỉnh quy mô và cơ cấu, nâng cao chất lượng và hiệu

quả giáo dục. Bởi vậy, NSNN là nguồn tài chính cơ bản, to lớn nhất để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước

- Thứhai, đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, huy động các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục đào tạo vì giáo dục là dịch vụ công cộng, tạo ra những ngoại ứng tích cực và có vai trò quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đầu tư NSNN cho giáo dục như một cú huých ban đầu để khuyến khích nhân dân đóng góp xây dựng và sửa chữa trường lớp, thu hút các nguồn từlao động sản xuất, từ hợp đồng NCKH của các trường, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo”, đồng thời là nguồn chính để phát huy nguồn viện trợ và vay của nước ngoài để đầu tư cho giáo dục đào tạo. Lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục đem lại không chỉ cho những người trực tiếp được hưởng giáo dục mà còn cho cả xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong thực tế các cá nhân hầu như không tính đến tác động này trong việc lựa chọn quyết định có nên đầu tư vào giáo dục hay không. Trong một sốtrường hợp, họ có thể không biết đến tác động ngoại ứng tích cực của giáo dục. Trong trường hợp khác, họ biết tác động đó song thiếu sự khuyến khích và tạo điều kiện của Nhà nước để đi đến quyết định đầu tư. Như vậy, nếu không có sựđầu tư từ NSNN để hỗ trợ và khuyến khích thì mức đầu tư của tư nhân cho sự phát triển giáo dục sẽ thấp hơn khả năng sẵn có.

- Thứba, NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo sẽ đảm bảo từng bước ổn định đời sống của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Tuy đời sống của giáo viên còn chưa cao nhưng NSNN đã đảm bảo tiền lương chính cho đội ngũ cán bộ giảng dạy toàn ngành. Ngoài ra còn dành một phần NSNN để ưu đãi riêng cho ngành giáo dục đào tạo như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp dạy thêm giờ, thêm lớp…

- Thứtư, NSNN có vai trò điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành. Thông qua định mức chi ngân sách giáo dục đào tạo hàng năm đã góp phần định hướng sắp xếp cơ cấu các cấp học, mạng lưới trường. Tập trung NSNN cho những chương trình mục tiêu quốc gia như chống mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng hệ thống trường dân tộc nội trú, khuyến khích phát triển giáo dục ở vùng núi và dân tộc ít người, tăng cường cơ sở vật chất các trường học…

- Thứnăm, đầu tư từ NSNN cho giáo dục nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Ở các quốc gia không phải mọi công dân đều có khảnăng chi trả các khoản chi phí trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc trực tiếp hưởng thụ giáo dục. Nếu giáo dục được cung cấp hoàn toàn theo cơ chế thị trường mà không có sựđầu tư từ NSNN thì bộ phận dân cư không có khả năng chi trả các khoản chi phí giáo dục sẽ không có

cơ hội được học tập, từ đó dẫn đến mất công bằng xã hội trong giáo dục. Hơn nữa, công bằng xã hội trong giáo dục còn là điều kiện quan trọng để đạt đến công bằng xã hội nói chung.

- Thứsáu, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục nhằm để khắc phục khiếm khuyết của thị trường vốn. Nghiên cứu kinh tế học giáo dục, các nhà kinh tế đều cho rằng, thị trường vốn cho việc đầu tư vào giáo dục là không hoàn hảo. Có nhiều rủi ro cho cảngười vay và người cho vay khi đầu tư vào giáo dục. Hầu như không có cơ sở cho việc xác định khảnăng chắc chắn có việc làm và có được mức thu nhập sau khi đã kết thúc khóa học để có thể trảđược các khoản nợ vay cho việc học tập của các cá nhân. Do vậy, các chủ thể cho vay vốn không dễ dàng chấp nhận bỏ vốn để cho vay đầu tư vào việc học tập của các cá nhân. Khắc phục khiếm khuyết của thị trường vốn cần thiết phải có sự can thiệp và đầu tư của Nhà nước cho giáo dục.

Tóm lại, đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục chủ yếu là từ nguồn NSNN. NSNN đóng vai trò quan trọng, là yếu tố chính quyết định đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 29 - 31)