L ỜI NÓI ĐẦU
2.3.4 Kế hoạch vốn đầutư xâydựng cơ bản cho các côngtrình giáo dục qua
năm 2011 – 2015.
Trong thời gian qua việc giao kế hoạch vốn trên địa bàn thành phố có những tiến bộ đáng kể, từ chỗ kế hoạch vốn năm sau thường đến cuối quý IV năm trước được giao và thường xuyên phải điều chỉnh nhiều lần thì những năm gần đây đã có những cải tiến đáng kể và không phải điều chỉnh nhiều trong năm.
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình giáo dục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vịtính: Nghìn đồng
Năm Kế hoạch Vốn đầu tư
2011 101.000.000
2012 131.617.000
2013 187.500.000
2014 301.600.000
2015 250.100.000
Nguồn: Ban QLDA thành phố Lạng Sơn
Bảng 2.6: Tình hình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các loại dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị tính: Nghìn đồng. TT Loại dự án Số cấp Tỷ lệ % Tổng số vốn cấp 840.200.000 1 Nhóm công trình giáo dục mầm non 215.000.000 25,53 2 Nhóm công trình giáo dục tiểu học 277.000.000 32,9 3 Nhóm công trình THCS 43.000.000 5,11 Nguồn số liệu: Ban QLDA thành phố Lạng Sơn
Qua số liệu thống kê tại Bảng 2.6 cho thấy: số liệu cấp phát cho các nhóm dự án không đều. Trên thực tế việc giao kế hoạch VĐT XDCB của thành phố Lạng Sơn cho Chủ đầu tư trong những năm qua nhất là thời kỳ 2011-2015 vẫn còn chậm.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều công trình dựán không đủ trình tựđầu tư xây dựng. Đến đầu năm kế hoạch, nhưng nhiều công trình, dự án còn chưa thẩm định được dự toán, tổng dự toán công trình. Do nhiều công trình hồ sơ thiết kế không đầy đủ, khối lượng dự toán lúc lập thừa, lúc lập thiếu, đơn giá dự toán không phù hợp với thực tế và theo đúng quy định của Nhà nước ban hành tại cùng thời điểm. Do đó, mà chưa thể ra quyết định giao vốn cho các chủ đầu tư được. Nguyên nhân chủ yếu là do khối lượng công việc còn nhiều, giá cả nguyên vật liêu liên tục thay đổi, chế độ chính sách nhà nước cùng thay đổi. Trong khi Ban QLDA cấp thành phố lại chưa sát sao, chủ động trong công tác chuẩn bị đầu tư. Một nguyên nhân nữa là đối với các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn cấp trên thì việc phân bổ vốn từ thành phố chậm. Do vậy, mà UBND thành phố phân bổ VĐT cho từng công trình, dự án thuộc thành phố quản lý cùng chậm. Khắc phục tình hình trên, những năm gần đây (2013-2014), thành phố đã có nhiều tiến bộ trong việc giao kế hoạch vốn sớm hơn, do thúc đẩy công tác thiết kế, lựa chọn nhà thầu sớm. Hơn thế nữa đối với các công trình, dự án do UBND thành phố phân bổ vốn cùng đã được triển khai sớm hơn. Do vậy, việc giao kế hoạch vốn cho các công trình, dự án trên địa bàn thành phố đã được tiến hành sớm hơn đúng thời gian quy định. Cùng liên quan đến kế hoạch vốn hàng năm còn một tồn tại nữa là trong những năm qua ở Lạng Sơn là có những dự án, công trình khâu khảo sát, thẩm định, phê duyệt tuân thủ các quy định về nội dung được phê duyệt trong quyết định đầu tư của dự án, áp dụng định mức, đơn giá nhưng trong quá trình thực hiện do biến động giá nguyên vật liệu, giá nhân công làm cho dự toán không đúng thực tế và kế hoạch vốn được ghi theo dự toán. Khi công trình triển khai thi công đã không thể thực hiện được vì giá trị thực tế cao hơn dự toán thậm chí cao gấp đôi. Để xử lý tình huống thành phốđã điều chỉnh dự toán.
Do chủ quản đầu tư và các cơ quan quản lý chưa quan tâm theo dõi sát sao, đôn đốc Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn sát đúng với khả năng thực hiện và tình hình thực hiện đầu tư, nên việc thực hiện kế hoạch đầu tư trong năm thường đạt thấp mặc dù đã được điều chỉnh nhiều lần. Cuối cùng có một thực trạng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập kế hoạch VĐT XDCB hàng năm đó là quyết định chủ trương đầu tư. Quyết định chủchươngđầu tư sẽảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Chủ trương đầu tư đúng đem lại hiệu quả kinh tế cao, chủ trương đầu tư sai sẽ gây lãng phí lớn, hậu quả kéo dài. Trong thời gian qua thành phố Lạng Sơn cùng đã chú trọng đến việc xác định
chủchương đầu tư đúng đắn, từđó có những quyết định đúng, hợp lòng dân, phát huy được hiệu quả kinh tế-xã hội.
2.3.5 Tình hình thực hiện cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình giáo dục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015
2.3.5.1 Tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư
Theo quy định của Luật NSNN, Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007; Thông tư số 86/2011/TT-BTCòngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN thì đối với các dự án địa phương do cấp thành phố quản lý phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố thông báo kế hoạch vốn và chuyển vốn cho KBNN thành phố thực hiện kiểm soát thanh toán vốn.
Việc chuyển vốn tiếp theo cơ quan tài chính thành phố sẽ căn cứ vào kế hoạch vốn hàng quý do Chủđầu tư lập và được KBNN thành phố tổng hợp gửi cơ quan tài chính. Kế hoạch VĐT hàng quý do Chủ đầu tư lập phản ánh giá trị khối lượng đã thực hiện của quý trước và lũy kế từ đầu năm đến cuối quý trước; đã được tạm ứng, thu hồi và thanh toán của quý trước và lũy kế từđầu năm đến cuối quý trước; dự kiến giá trị thực hiện trong quý; nhu cầu vốn tạm ứng và vốn thanh toán trong quý (xem bảng 2.7).
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình giáo dục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm Kế hoạch vốn Thanh toán
Giá trị % kế hoạch 2011 101.000.000 80.500.000 79,7% 2012 131.617.000 110.060.000 83,6% 2013 187.539.000 186.295.000 99,3% 2014 301.643.000 296.406.000 98,3% 2015 250.142.000 237.828.000 95,1% “Nguồn số liệu: KBNN thành phố Lạng Sơn” Tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB trong giáo dục từ năm 2011 - 2015 được thể hiện qua đồ thị sau:
Hình 2.2: tình hình thanh toán XDCB trong giáo dục tại TP Lạng Sơn
Qua số liệu thống kê tại bảng 2.7 và hình 2.1 cho thấy trên cho thấy: số liệu cấp phát thanh toán trong giai đoạn này tăng và đạt ở mức cao, nhưng không đều mà thất thường theo từng năm với mức cấp phát trung bình đạt khoảng 91,2% kế hoạch. Tuy nhiên, trong giai đoạn này chỉcó năm2011 là đạt 79,7% kế hoạch, đạt mức thanh toán thấp nhất. Lý do đây là năm có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu và tăng lương tối thiểu. Nhưng do việc nguồn vốn không đáp ứng kịp, trong khi sốlượng công trình rất nhiều (toàn thành phố 31 công trình). Điều này dẫn đến cấp phát thanh toán trong năm đạt thấp so với kế hoạch. Đạt được mức thanh toán cao như trên là do quy định về mức vốn tạm ứng cùng có nhiều thay đổi tiến bộ. Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007; Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán VĐT và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN, thu hồi và quyết toán vốn ứng trước dựtoán ngân sách năm sau cho các dự án đầu tư XDCB. Việc thay đổi này đã tạo cơ chế thông thoáng cho các Chủđầu tư trong việc thanh toán VĐT XDCB cũng có thểcoi là nguyên nhân cơ bản giúp cho tình hình thanh toán VĐT XDCB trên địa bàn thành phố đạt được những kết quả đáng kể như trên.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện dự án đầu tư vẫn rất chậm và thường thực hiện vào cuối năm kế hoạch dẫn đến việc ứ đọng vốn ở cơ quan cấp phát thanh toán và tập trung vào thanh toán ở những tháng cuối của năm gây khó khăn cho cơ quan thanh toán trong việc kiểm soát, thanh toán VĐT XDCB. Giá trị khối lượng kế hoạch so với kế hoạch nhìn chung vẫn đạt thấp (94,5%) điều này cũng do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân quan trọng vẫn là chất lượng của công tác kế hoạch. Như đã
đề cập ở trên, kế hoạch vốn nhiều khi giao chậm do kế hoạch từ tỉnh chậm, thuộc dạng này là các công trình thuộc nguồn vốn từcác chương trình dự án trái phiếu Chính phủ. Cũng có những dự án do việc hoàn thiện trình tự thủ tục đầu tư xây dựng chậm như thiết kế, dự toán chậm. Kế hoạch hàng năm vẫn phải điều chỉnh nhiều lần, có nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch theo Nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng vẫn được đưa vào kế hoạch. Có những dựán đã đầy đủ thủ tục thì lại vẫn phải chờđể được ghi kế hoạch.
2.3.5.2 Tình hình kiểm soát thanh toán VĐT XDCB trên địa bàn thành phố
Trước khi làm thủ tục thanh toán, hồ sơ thanh toán phải được KBNN thành phố kiểm soát để đảm bảo việc thanh toán là đúng đối tượng được hưởng, đúng chính sách chế độ nhà nước. Công tác kiểm tra dự toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, kết quả kiểm tra là căn cứ để đối chiếu, làm thủ tục thanh toán từng lần được nhanh chóng, chính xác, đồng thời đưa ra mức vốn tối đa để cấp có thẩm quyền xem xét lại quyết định của mình.
Thực tế tại thành phố Lạng Sơn trong những năm vừa qua chủ yếu chỉ mới kiểm tra sự đầy đủ tính hợp lý của hồsơ, thấy đủ điều kiện là giải quyết cho thanh toán. Còn việc kiểm tra dự toán hầu như là chưa thực hiện được. Cho đến nay trong các báo cáo của KBNN thành phốchưa thấy có số liệu nào cụ thể cho thấy kết quả của việc kiểm tra dự toán. Chưa chỉ ra được những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức, đơn giá, cùng như phát hiện lỗi số học. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do năng lực trình độ cán bộ kiểm soát thanh toán không có chuyên môn về xây dựng. Tuy nhiên, việc kiểm tra dự toán sẽ được cơ quan tài chính tiến hành khi thẩm định khi quyết toán. Nhưng dù sao đây cùng là điểm mà KBNN thành phố cần khắc phục để quá trình kiểm soát thanh toán được thực hiện tốt hơn, tránh được những thất thoát do cố ý hoặc là vô ý của các bên có liên quan.
Kiểm soát trong khi thanh toán: Mỗi lần mà Chủđầu tư gửi đến KBNN thành phố các hồsơ, chứng từ thanh toán phù hợp. Ngoài hồsơ ban đầu, từng lần tạm ứng hoặc thanh toán hồ sơ phải gồm các loại sau:
- Trường hợp tạm ứng: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy rút VĐT.
- Trường hợp thanh toán: Biên bản nghiệm thu, Bản tính chi tiết khối lượng thanh toán, phiếu giá hoặc bảng kê thanh toán, giấy rút VĐT.
Nội dung kiểm tra (Đối với các khoản thanh toán theo dự toán), kiểm tra nội dung đề nghị thanh toán với dự toán được duyệt về: Khối lượng thanh toán phải phù hợp với khối lượng trong dự toán, kiểm tra việc áp dụng định mức đơn giá. Thực tế tại Lạng Sơn việc thanh toán trong thời kỳ qua chủ yếu được thực hiện đối với các khoản thanh toán theo dự toán. Việc kiểm soát thanh toán ở khâu này cùng có thực trạng như giai
đoạn trước. Chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc kiểm soát được về thủ tục hồ sơ đầy đủ hợp lệ. Còn việc đối chiếu với dựtoán để kiểm tra việc áp dụng định mức đơn giá còn hạn chế, mới chỉ dừng ở chỗ đối chiếu với dự toán để kiểm tra việc thanh toán khối lượng phù hợp với khối lượng trong dự toán.
2.3.6 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015
Thực hiện Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 nay được thay thế bởi thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộtài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NSNN. Theo đó, thì thẩm quyền phê duyệt quyết toán đối với các dự án là người quyết định đầu tư, do đó chủ tịch UBND thành phố phê duyệt quyết toán các dự án do thành phố quyết định đầu tư.
Cơ quan thẩm tra quyết toán dự toán hoàn thành, đối với các dự án thuộc cấp thành phố quản lý thì Phòng Tài chính là cơ quan tổ chức thẩm tra. Thực tế tại thành phố Lạng Sơn, trong thời gian qua (2011 - 2015) việc thẩm tra quyết toán do hai cán bộ Phòng tài chính thẩm tra quyết toán.
Bảng 2.8: Tình hình quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của các công trình trường học hoàn thành trên địa bàn thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Công trình hoàn thành bàn giao
Công trình được thẩm tra, phê duyệt Tổng số CT TM ĐT Tổng số CT TM ĐT Giá trị CĐT đề nghị Giá trị QT được duyệt Tăng (+), Giảm (-) 2011 30 70.252 20 44.835 44.429 44.000 -429 2012 35 90.617 27 59.307 57.307 57.081 -226 2013 44 127.539 33 83.898 79.903 78.657 -1.246 2014 75 250.643 71 170.341 162.230 160.969 -1.261 2015 80 250.100 78 245.394 233.709 231.918 -1.791
“Nguồn số liệu: Phòng Tài chính thành phố Lạng Sơn – Báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành”
Từ bảng phân tích ta thấy, công tác quyết toán VĐT dự án các công trình trường học hoàn thành những năm qua ở thành phố Lạng Sơn còn chậm nhất là những năm từ 2011- 2012. Cụ thể năm 2011 chỉ thẩm tra được 20 công trình trên tổng số 30 công trình. Công tác quyết toán VĐT những năm này ở Lạng Sơn gần như là ách tắc. Tại các kỳ họp HĐND thành phố Lạng Sơn, các phiên họp giao ban tổng kết, phải nhắc
nhở các chủđầu tư vì có sốcông trình chưa quyết toán còn nhiều mà trọng tâm là đến năm 2015 còn đến 54 công trình chưa quyết toán. Hầu hết các công trình giáo dục tại Lạng Sơn đều quyết toán chậm ở tất cả các giai đoạn: Chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán nộp cho cơ quan tài chính chậm, cơ quan tài chính chậm tiến hành thẩm tra và vì vậy việc phê duyệt quyết toán chậm, gây nên tồn đọng.
Có thể nói có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm quyết toán ở Lạng Sơn, song có thể nêu lên một sốnguyên nhân cơ bản như sau:
Thứ nhất, có thể nói đây là giai đoạn việc đầu tư XDCB trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có khối lượng vốn lớn, số công trình nhiều, nhất là năm 2014 toàn thành phố có đến 100 công trình xây dựng với số vốn 301.600.000.000 đồng.
Thứ hai, các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố trong thời gian này có mức VĐT thấp, nhưng số lượng công trình quá nhiều. Mà thủ tục quyết toán về mặt hồ sơ của các công trình cũng rất lớn (có những công trình giá trị chỉ có 60.000.000 đồng) cùng yêu cầu phải đầy đủ thủ tục và trình tựnhư những công trình có giá trị lớn. Thứ ba, năng lực Chủ đầu tư yếu, nhiều công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng song Chủđầu tư không hoàn tất được hồsơ. Một phần do khối lượng công việc nhiều, trong khi đó năng lực có hạn.
Thứ tư, về cán bộ thẩm tra quyết toán của thành phố ở thời gian này quá mỏng, cả thành phố chỉcó hai người kiêm nhiệm, một cán bộ thẩm tra khối lượng và một cán bộ thẩm tra giá. Hơn thế nữa trình độ của cán bộ thẩm tra quyết toán cùng có mức độ nhiều khi không bắt kịp được công việc. Công tác quyết toán VĐT dự án hoàn thành ở thành phố Lạng Sơn mặc dù còn nhiều hạn chế song đã có những tiến bộđáng kể, từ chỗ chậm quyết toán ở những năm 2011-2012 thì những năm gần đây tiến độ quyết toán nhanh hơn, nhất là từ khi thành phố tăng cường các cán bộ được bố trí thẩm tra quyết toán cùng có chuyên môn vềlĩnh vực hơn. Cụ thể, năm 2011 thành phốđã thẩm tra, quyết toán được 20 công trình; năm 2012 đã thẩm tra, quyết toán được 27 công