Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và và tình hình chi ngân sách của thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 40 - 42)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và và tình hình chi ngân sách của thành

Đặc điểm tự nhiên:

Thành phố Lạng Sơn nằm giữa một lòng chảo lớn, có dòng sông Kỳ Cùng chảy qua trung tâm Thành phố đây là dòng sông chảy ngược. Nó bắt nguồn từ huyện Đình Lập của Lạng Sơn và chảy theo hướng Nam - Bắc về huyện Quảng Tây - Trung Quốc. Thành phố cách thủ đô Hà Nội 154 km, cách biên giới Việt Trung 18 km. Nằm trên trục đường quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam – Trung Quốc, đường quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, đường quốc lộ 4B đi Quảng Ninh, đường quốc Lộ 4A đi Cao Bằng. Thành phố nằm trên nền đá cổ, có độ cao trung bình 250 m so với mực nước biển, gồm các kiểu địa hình: xâm thục bóc mòn, cacxtơ và đá vôi, tích tụ. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn được quy hoạch thành một nút trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, thành một động lực kinh tế của thành phố Lạng Sơn, vùng Đông Bắc Việt Nam, và sau năm 2010 trở thành một cực của tứ giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh).

Tình hình kinh tế

Bảng 2.1: Tốc độtăng trưởng kinh tếbình quân giai đoạn 2010-2016 của thành phố Lạng Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2012 2014 2015 2016

Tổng giá trị sản xuất Tỷđ 1634.7 1926.3 2297.5 2633.6 3055 Công nghiệp - Tiểu thủ CN - Xây dựng Tỷđ 920.2 1090.5 1338 1539.4 1788.6 Thương mại - dịch vụ Tỷđ 622.4 741.3 875 1012.6 1184.7 Nông nghiệp Tỷ đ 92.1 94.5 84.5 81.6 81.7

Tốc độtăng giá trị sản xuất % 39.8 40.3 35.2 30.78 33.6

Công nghiệp - Tiểu thủ CN - Xây dựng % 17.9 18.5 17.1 15.05 16.2 Thương mại - dịch vụ % 18.1 19.1 18.1 15.73 17

Nông nghiệp % 3.8 2.7 0.4

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Lạng Sơn

Đến năm 2016, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của tỉnh là: công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng chiếm 58,6%; thương mại dịch vụ chiếm 38,8%, nông nghiệp chiếm 2,7%. Xét trong kỳ kế hoạch 2010-2016 đã có sự dịch chuyển cơ cấu

kinh tế theo hướng tích cực: tỷ trọng ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng tăng 2,3%; tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ tăng 0,7%; tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 3%.

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tếgiai đoạn 2012-2016 của thành phố Lạng Sơn

Đơn vị tính: %

Năm Công nghiệp, tiểu thủ CN, xây dựng Thương mại, dịch vụ Nông nghiệp

2012 56.3 38.1 5.6

2013 56.6 38.5 4.9

2014 58.2 38.1 3.7

2015 58.5 38.5 3

2016 58.6 38.8 2.6

Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Lạng Sơn

2.1.2 Tình hình đầu tư từ nguồn vốn NSNN cho ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

Trước đây, khi chưa có sự phân cấp rõ ràng nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách một cách cụ thể, dẫn đến tình trạng đưa đẩy giữa các cấp ngân sách trong việc bố trí các khoản chi cho các cơ sở giáo dục. Chính vì vậy, trong một thời gian khá dài, tình hình đầu tư ngân sách cho giáo dục-đào tạo từtrung ương cho tới địa phương chỉ mang tính chất thụđộng, thất thường giữa các năm, không có định hướng ổn định, cụ thể.

Từ khi Luật NSNN ra đời (năm 1996), công tác phân cấp quản lý ngân sách ngày càng đi vào nề nếp. Điều 29 luật ngân sách quy định "Ngân sách Trung ương có nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo do các cơ quan Trung ương quản lý" và điều 31 quy định " Ngân sách cấp tỉnh có nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo do các cơ quan cấp tỉnh quản lý".

* Cơ cấu chi ngân sách tỉnh cho giáo dục đào tạo

Tại các tỉnh thànhnói chung và ở thành phố Lạng Sơn nói riêng, những nỗ lực về ngân sách cho giáo dục cũng như cơ cấu ngân sách cho giáo dục và đào tạo trong thời gian qua đã và đang đi đúng hướng. Theo số liệu của phòng Tài chính Kế hoạch thành phố, từ năm 2011 đến năm 2016đó có sự tăng trưởng đáng kể trong việc tăng tỷ trọng chi tiêu cho giáo dục.

Trong tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo thì cơ cấu chi cho giáo dục và cho đào tạo ở thành phố Lạng Sơnthời gian qua như sau:

Bảng 2.3. Chi ngân sách Nhà nướccho giáo dục đào tạothành phố

ĐVT: tỷđồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng thu NS 332,876 465,563 706,432 843,393 903,408 Tổng chi NSNN 235,533 320,949 593,639 711,829 734,766 Chi đầu tư phát triển 61,455 58,368 97,995 165,460 150,186 Chi thường xuyên 109,760 141,631 177,889 226,022 289,278

Nguồn: Báo cáo quyết toán thu chi NS thành phố Lạng Sơn từ năm 2012-2016

Qua bảng 2.3 ở trên, ta thấy tình chi hình NSNN cho giáo dục đào tạo của thành phố phân bổ không đều cho chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng. Cụ thể, số chi NSNN hàng năm cho chi thường xuyên liên tục tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, số liệu chi NSNN cho đầu tư phát triển lại biến động qua từng năm. Năm 2013 số chi NSNN cho đầu tư giảm 3.087 tỷđồng so với năm 2012. Đến năm 2014, số liệu chi cho phát triển tăng lên nhờ sự quan tâm chỉđạo của UBND tỉnh.

2.1.3 Hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh sử dụng ngân sách tỉnh và một số nét về giáo dục thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 40 - 42)