Hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh sử dụng ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 42 - 43)

L ỜI NÓI ĐẦU

2.1.3 Hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh sử dụng ngân sách

Trong những năm gần đây, song song với việc đạt được những thành tựu về kinh tế, cùng với những bước chuyển mình của thủ đô, nền giáo dục của thành phố Lạng Sơn đã thu được thành quả quan trọng về mọi mặt. Quy mô giáo dục được mở rộng, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường, xã hội hoá công tác giáo dục. Chất lượng giáo dục cũng đã có chuyển biến đáng kể, trình độ dân trí được nâng cao. Giáo dục thành phố Lạng Sơn nằm trong hệ thống giáo dục chung của tỉnh là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, thống nhất đa dạng với các cấp học từ mầm non tới trung học cơ sở.

Xét về quy mô giáo dục trong những năm qua tăng khá nhanh bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân Lạng Sơn. Theo bảng 2.4 ta thấy được sự tăng lên về qui mô giáo dục. Tổng số học sinh mầm non và học sinh phổ thông năm học 2012- 2013 là 31.603, năm học 2013-2014 tăng lên 32.496 học sinh tương ứng 2,74%.

Bảng 2.4 Sự phát triển các ngành học trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Ngành

học

Số trường trong năm học Số lớp trong năm học Số học sinh trong năm học 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016 MN 18 18 18 18 184 198 219 245 8,777 9,126 9,466 9,750 TH 16 16 16 16 318 338 350 365 12,120 12,309 12,489 13,119 THCS 15 15 15 15 251 256 266 279 10,286 10,548 10,558 10,745 Tổng số 49 49 49 49 763 803 835 889 31,603 32,469 32,513 33,614

Đến năm 2016, toàn ngành có 49 trường với tổng số 33.614 học sinh và 889 lớp, tăng gần 2.011 học sinh so với năm 2012.

- Cơ sở vật chất, thu chi tài chính.

Về xây dựng cơ bản: UBND tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 12 trường và cải tạo sửa chữa nâng cấp 40 cơ sở giáo dục khác với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đồng thời UBND tỉnh đã đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học trong học đường theo chương trình mục tiêu của thành phố, đó là 100% bàn ghế học sinh được thay mới; 100% các trường được lắp hệ thống chiếu sáng học đường theo tiêu chuẩn Việt Nam; 100% các trường Mầm non được trang bị thiết bị đồ dùng dạy học cho 2 lớp học theo yêu cầu đổi mới; 100% các trường Tiểu học, THCS được trang bị phòng máy tính dạy tin học cho học sinh; 100% các trường học trong tỉnh được nối mạng Internet.

- Công tác xã hội hóa giáo dục

Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về chủtrương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư cho giáo dục.

Kết quả: nhận thức của nhân dân nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng về công tác xã hội hóa giáo dục đã được nâng lên. Việc đầu tư cho con em học tập đã được quan tâm, việc tham gia đóng góp hỗ trợ nhà trường kinh phí sửa chữa nhỏ, xây dựng bồn hoa cây cảnh, mua tivi, điều hòa phục vụ nhu cầu học tập đã trở thành công việc bình thường ở các nhà trường, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 42 - 43)