Những côngtrình nghiên cứu về quảnlý chi đầutư XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 35 - 40)

L ỜI NÓI ĐẦU

1.4.2 Những côngtrình nghiên cứu về quảnlý chi đầutư XDCB từ NSNN

Chi NSNN trong đầu tư XDCB là một khoản chi lớn củaNSNN, do đó tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB là rất quan trọng, và nó càng quan trọng hơn khi nguồn lực ngân sách bị thiếu hụt nhưng đòi hỏi chi đầu tư phải hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, giải quyết toàn diện các vấn đề xã hội. Vì vậy, vấn đề quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trởthành đối tượng nghiên cứu phổ biến trong các đề tài khoa học như: luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ. Có thể khái quát qua tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung này trong như sau:

Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN thuộc Kho bạc Nhà nước” năm 2007 của Vũ Hồng Sơn, tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tư XDCB và quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước, phân tích thực trạng quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước, đánh giá những mặt được và chưa được của quản lý trong lĩnh vực này và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Điểm nỗi bậc của Luận văn này đã chỉ rõ các hạn chế trong công tác

quản lý chi vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN qua Kho bạc Nhà nước: là tồn tại trong công tác phân bổ kế hoạch và chuyển vốn đầu tư XDCB, tồn tại trong quy trình kiểm soát, tồn tại vềmẫu chứng từ kế toán, tồn tại trong công tác kế toán, quyết toán, tồn tại về chếđộ thông tin báo cáo, tồn tại trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và trong tổ chức bộ máy quản lý.

Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB trên địa bàn Huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Lê Hoằng Bá Huyền, năm 2008. Luận văn đã hệ thống được các cơ sở lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương như: chi ngân sách nhà nước là gì, khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc quản lý và quy trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở địa phương và nên rõ các nhân tốảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ởđịa phương. Trong phần phân tích thực trạng, tác giả đã nên được những đặc điểm riêng về kinh tế xã hội của Huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Huyện, phân tích quy trình và tình hình thực hiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở Huyện, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chếlàm cơ sở cho các đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, các giải pháp của Luận văn còn rời rạc, chưa có sự gắn kết theo quy trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, hơn nữa nó cũng chưa giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ra yếu kém trong lĩnh vực quản lý này, phạm vi nghiên cứu mới chỉ dùng lại ở cấp Huyện.

Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định” của tác giả Nguyễn Thanh Minh (2011), Luận văn đã tổng quan được các lý thuyết cơ bản vềđầu tư và quản lý đầu tư công bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư công; nguyên tắc, nội dung quản lý đầu tư công và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư công, qua đó tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định, đưa ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định. Điểm mạnh của Luận văn so với các Luận văn trên là có tính ICOR từ vốn NSNN để đánh giá hiệu quảđầu tư công, có đưa ra một dự án đầu tư công để làm ví dụ cho phân tích công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, Luận án này chỉ thiên về nghiên cứu công tác quản lý theo quy trìnhdự án đầu tư, chưa nghiên cứu công tác quản lý theo chu trình ngân sách NSNN.

Liên quan đến cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB, Luận án tiến sỹ

kinh tế “Đổi mới cơ chế sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước” của tác giả Trần Văn Hồng, năm 2002, đã nghiên cứu cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB của Nhà nước trước khi Luật NSNN (2002) Việt Nam ra đời và có hiệu lực, Luận án đã

cho chúng ta thấy rõ lỗ hỏng của cơ chế quản lý cũ từđó chỉ ra tính cấp bách cần phải đổi mới cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB nhằm xóa bỏ bao cấp, nâng cao trách nhiệm đối với chủđầu tư, hạn chế tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan Nhà nước, đảm bảo hiệu quảđầu tư, tăng trách nhiệm giải trình trong quản lý NSNN. Trong luận án tiến sĩ: “Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả vốn

đầu tư XDCB từNSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của tác giảPhan Thanh Mão, năm 2003. Ngoài phần lý luận cơ bản về quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB, các nhân tốảnh hưởng đến công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB, tác giả nghiên cứu thêm kinh nghiệm của các quốc gia khác về vấn đề này, đây là điểm mới của luận án so với các nghiên cứu trong các đề tài thạc sỹ trên. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ dừng lại ở phân tích thực trạng theo phương pháp thống kê mô tả mà chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn NSNN trong đầu tư XDCB như thế nào và mức độ bao nhiêu, và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn NSNN chưa được so sánh với một mức nào đó, hoặc lượng hoá nó một cách rõ ràng.

Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Ngọc Hải với đề tài: “Hoàn thiện cơ chế chi NSNN cho việc cung ứng hàng hoá công cộng ở Việt Nam, năm 2008. Luận án khái quát được những vấn đề lý luận chung vềcơ chế quản lý chi NSNN cho hàng hoá công cộng, đồng thời qua đó khái quát cách thức tổ chức và điều hành các khoản chi NSNN để thực hiện cung ứng hàng hoá công cộng của Nhà nước. Dựa trên các luận cứ khoa học đã nêu trên, luận án đã trình bày các phân tích, đánh giá thực trạng về nhiệm vụ chi NSNN và cơ chế quản lý NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng trong thời kỳ chuyển đổi nên kinh tế ở Việt Nam trên hai khía cạnh: những thành tựu đã đạt được và những vấn đề cần hoàn thiện, như vậy Luận án đã nêu bật được những vấn đề còn bất cập chủ yếucủa cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hoá công cộng hiện nay. Luận án đã đóng góp các giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho cho việc cung ứng hàng hóa công cộng mang tính khoa học vì dựa trên các mặt: cơ sở của giải pháp, điều kiện áp dụng phù hợp với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Tuy nhiên, về nội dung trên bình diện quản lý vĩ mô của chi NSNN đối với hàng hóa công cộng Luận án chưa chỉ ra được nguyên nhân sâu xa của sự bất cập trong vận hành cơ chế này. Do phạm vi nghiên cứu rộng nên giải pháp còn thiếu cụ thể, và chưa rõ định hướng.

Luận án “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành Phố Hà Nội quản lý” năm 2009, đề tài luận án tiến sỹ của Cấn Quang Tuấn, tác giả tập trung phân tích hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành Phố Hà Nội quản lý, do đó đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đềnày, khái quát được bức tranh toàn cảnh thực trạng quản lý sử

dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành Phố Hà Nội quản lý, khẳng định các thành công, chỉ rõ các bất cập, tồn tại, vấn đềđặt ra và nguyên nhân. Đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB tập trung từ NSNN do Thành Phố Hà Nội quản lý. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB nhưng các chỉ tiêu hiệu quả thiếu (chỉ bao gồm chỉ tiêu: thời gian thu hồi vốn, hệ số hoàn vốn, vốn đầu tư/GDP), gần như không phân tích các chỉ tiêu hiệu quả trong phần phân tích thực trạng.

Bên cạnh những Luận án tiến sỹ kinh tế trên, còn một số Luận án cũng nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB như: “Phương pháp kiểm toán báo cáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành”, của tác giả Thịnh Văn Vinh, năm 2001; “Đổi mới cơ cấu chi NSNN trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Khắc Đức năm 2002; “Một số giải pháp tăng cường kiểm soát chi NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong điều kiện ứng dụng tin học”, của tác giả Lê Ngọc Châu, năm 2004; “Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Bình, năm 2010…

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý

trong việc tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu về thực trạng chi NSNN trong đầu tư XDCB cho các trường giáo dục tại Ban quản lý dự án đầu tư XDCB tại TP Lạng Sơn. Các nghiên cứu trên cũng chưa chỉ ra được đâu là khâu yếu kém nhất trong quản lý chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản ở địa phương để có cơ sở xác đáng cho việc tăng cường quản lý trong lĩnh vực này, nhằm tăng hiệu quả chi NSNN. Hơn nữa, cũng cần đưa ra các tiêu chí mới để đánh giá công tác quản lý chi NSNN để phân tích rõ hơn thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB và cho một địa phương; đồng thời đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ đó thiết lập một quy trình toàn diện hơn cho liên kết chính sách, kế hoạch và ngân sách trong quản lý chi NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB ởđịa bàn địa phương.

Xuất phát từ nhận định trên đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước cho các trường giáo dục tại Ban Quản lý dựán đầu tư xây dựng cơ bản thành phố Lạng Sơn” sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu.

Kết luận chương 1

Tầm quan trọng của chi NSNN trong đầu tư phát triển đã đặt ra cho thực tiễn nghiên cứu thực trạng quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB trên địa bàn địa phương nói riêng và trong cảnước nói chung. Vì vậy, để có cơ sở khoa học sát đáng cho vấn đề nghiên cứu, trong chương 1 những vấn đềcơ bản được tập trung giải quyết:

+ Luận giải khái niệm quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB; nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN; nội dung quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB và đưa ra các chỉtiêu đánh giá quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB.

+ Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB nói chung. + Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB của các quốc gia khác trong khu vực và các quốc gia có nền kinh tế phát triển, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB cho một địa phương.

Những vấn đề lý luận trên đây sẽ được vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trong ĐTXDCB của Ban QLDA cho các trường giáo dục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn trong chương 2.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CÁC TRƯỜNG GIÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cho các trường giáo dục tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản thành phố lạng sơn (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)