Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 29)

1.1.5.1 Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cơ quan Hải quan. Các nhân tố nội tại này góp phần tạo nên hiệu quả trong quản lý thuế nhập khẩu. Quản lý thuế nhập khẩu có thể chịu tác động bởi nhiều nhân tố chủ quan khác nhau nhưng về cơ bản quản lý thuế nhập khẩu đều chịu tác động của những nhân tố chủ quan sau

Là một bộ phận của hoạt động quản lý thuế nói chung, hoạt động quản lý thuế nhập khẩu không chỉ là chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận riêng lẻ mà là sự kết hợp đồng thời của tất cả các khâu trong quy trình thu thuế, đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Nếu bộ máy tổ chức đảm bảo sự ổn định tương đối, được tinh giản, bố trí nhân sự vào từng vị trí phù hợp với chuyên môn được đào tạo và năng lực sở trường của mỗi cá nhân sẽ đáp ứng yêu cầu công việc, giảm chi phí hành chính và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức hải quan cũng có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý thuế nhập khẩu. Cán bộ, công chức Hải quan có trình độ chuyênmôn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ hạn chế các trường hợp tham nhũng, việc phát hiện các trường hợp gian lận trong hoạt động nhập khẩu sẽ chính xác và khách quan hơn. Một khi đội ngũ lãnh đạo các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, có đủ năng lực quản lý, điều hành ở vị trí đảm nhiệm, công chức thừa hành tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng ngoại ngữ, tin học thành thạo, có khả năng xử lý giải quyết linh hoạt các vướng mắc trong quản lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu thì hiệu quả công tác quản lý thuế nhập khẩu sẽ cao hơn rất nhiều và ngượclại.

b. Tổ chức và giám sát thực hiện quy trình, thủ tục Hải quan

Cơ quan Hải quan là nơi triển khai các quy trình, thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu. Do vậy, công tác quản lý thuế nhập khẩu luôn phải hướng tới đổi mới trong việc tổ chức thực hiện và có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên để tạo nên sự thông thoáng cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, hạn chế tối đa tình trạng gian lận thuế nhập khẩu. Đồng thời, cơ quan Hải quan phải tổ chức thực hiện sao cho thủ tục hành chính ít cửa nhất, ít giấy tờ nhất, rút ngắn thời gian làm thủ tục và thông quan hàng hóa, chi phí làm thủ tục Hải quan thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Hiện nay, ngành Hải quan Việt Nam đã áp dụng hình thức người khai hải quan phải tự khai báo, tính thuế và tự chịu trách nhiệm pháp lý đã góp phần rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, quy trình, thủ tục Hải quan.

c. Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan Hải quan

Mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan Hải quan ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản lý thuế nhập khẩu của cán bộ Hải quan. Do vậy, yêu cầu đối với phương

tiện kỹ thuật của cán bộ Hải quan hiện nay là nâng cao tính năng, tác dụng của trang thiết bị kỹ thuật trong giám sát, kiểm tra hải quan; Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, hành lý của khách nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa bàn; Trang bị kỹ thuật đầy đủ cho cán bộ kiểm hóa; Trang bị đồng bộ máy soi hiện đại, quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh cho các điểm thông quan; Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới.

d. Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan

Quản lý thuế nhập khẩu liên quan đến nhiều lĩnh vực nên ngoài việc phối hợp trong nội bộ ngành Hải quan đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan chức năng khác như: Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Tài chính, Công an, các Hiệp hội ngành nghề... Mối liên hệ khăng khít giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan, tổ chức này tạo nên sự ràng buộc không thể thiếu trong quản lý thuế nhập khẩu. Ngoài ra, sự phối hợp này không chỉ nằm trong biên giới quốc gia mà phải kể đến Hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới... nhằm trao đổi thông tin nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau

1.1.5.2 Nhân tố khách quan

a. Hệ thống chính sách thuế nhập khẩu của quốc gia.

Hệ thống chính sách thuế nhập khẩu là tổng hợp các văn bản pháp luật quy định về thuế, thuế nhập khẩu và hệ thống cơ quan quản lý thuế nhập khẩu (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan trực thuộc). Hệ thống chính sách thuế nhập khẩu đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để cho công tác quản lý thuế nhập khẩu đi vào khuôn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho người nộp thuế hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của phápluật.

b. Ý thức tuân thủ pháp luật thuế nhập khẩu của các người nộp thuế nhập khẩu.

Trình độ nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế nhập khẩu của doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu. Hiện nay có những gian lận chủ yếu sau trong việc nộp thuế

của các người nộp thuế: khai báo giá tính thuế nhập khẩu không trung thực; khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo, hay thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn; gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảmthuế.

Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp chây ỳ, cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, có dấu hiệu trốn thuế hoặc không hợp tác với cơ quan chức năng trong việc thu hồi nợ thuế, mặc dù cơ quan Hải quan đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ như: xác minh tài khoản tiền gửi, xác minh tình trạng hoạt động, địa chỉ của doanh nghiệp tại các cơ quan Thuế, cơ quan Công an, các Ngân hàng thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư; một số khác doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản hoặc đang trong tình trạng tạm ngừng hoạt động, do vậy việc hoàn thiện hồ sơ thu hồi nợ thuế còn gặp nhiều khó khăn.

c. Đặc điểm địa bàn hoạt động của Cục Hải quan.

Ở một số địa phương do đặc điểm điều kiện tự nhiên có nhiều cửa khẩu phụ, lối mở, đường mòn, dốc núi (như khu vực các tỉnh biên giới phía Bắc), khu vực biên giới đồng bằng có nhiều đường giao thông đường thủy (như khu vực các tỉnh biên giới Tây Nam), hoạt động quản lý thuế nhập khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Phần đa ở các Cục Hải quan địa phương trên, lực lượng cán bộ, công chức Hải quan còn mỏng, không thể dàn trải trong toàn bộ phạm vi hoạt động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhập khẩu, buôn lậu, gian lận thương mại.

d. Các hiệp định, cam kết quốc tế

Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể quốc gia nào có thể tách riêng độc lập trong thương mại quốc tế. Quản lý thuế nhập khẩu của mỗi quốc gia cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập này. Bởi lẽ hệ thống thuế quan chịu ảnh hưởng rất lớn của các quy định, luật lệ, cam kết quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Nếu quốc gia càng tham gia nhiều Hiệp định, cam kết quốc tế thì sự ràng buộc đối với hệ thống thuế quan càng lớn. Việc xây dựng, ban hành hoặc điều chỉnh chính sách thuế của Nhà nước cũng không thể tùy tiện mà phải có lộ trình, trình

tự cụ thể. Hiện nay, phần lớn các Hiệp định, cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan đều hướng đến mục tiêu cắt giảm thuế quan và mở rộng diện ưu đãi lẫn nhau. Do đó sẽ có làm giảm nguồn thu từ hoạt động nhập khẩu, nhưng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu.

Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì không thể quốc gia nào có thể tách riêng độc lập trong thương mại quốc tế. Quản lý thuế nhập khẩu của mỗi quốc gia cũng gián tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình hội nhập này. Bởi lẽ hệ thống thuế quan chịu ảnh hưởng rất lớn của các quy định, luật lệ, cam kết quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Nếu quốc gia càng tham gia nhiều Hiệp định, cam kết quốc tế thì sự ràng buộc đối với hệ thống thuế quan càng lớn. Việc xây dựng, ban hành hoặc điều chỉnh chính sách thuế của Nhà nước cũng không thể tùy tiện mà phải có lộ trình, trình tự cụ thể. Hiện nay, phần lớn các Hiệp định, cam kết quốc tế trong lĩnh vực hải quan đều hướng đến mục tiêu cắt giảm thuế quan và mở rộng diện ưu đãi lẫn nhau. Do đó sẽ có làm giảm nguồn thu từ hoạt động nhập khẩu, nhưng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)