Nhóm giải pháp tăng cường chống gian lậnthuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 81 - 87)

3.3.2.1 Chống gian lận qua giá tính thuế

Để chống gian lận thương mại qua giá tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Tăng cường kiểm tra trị giá tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Để đảm bảo trị giá khai chính xác, trung thực, cán bộ hải quan tiến hành kiểm tra và đối chiếu nội dung khai báo với các chứng từ kèm theo. Trong trường hợp có nghi ngờ, cán bộ Hải quan sẽ yêu cầu người nhập khẩu đến tham vấn và chứng minh tính xác thực của khai báo.

- Các cán bộ Hải quan cần nắm bắt kịp thời sự biến động giá cả trên thị trường qua các nguồn như: sách báo, internet, hệ thống giá của Tổng cục Hải quan, và khảo giá bán thực tế trên thị trường, từ đó có biện pháp đề xuất xây dựng và áp giá tính thuế được chinh xác.

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, qua đó xác định những lĩnh vực, ngành hàng hay những mặt hàng thường xảy ra gian lận giá, để từ đó tập trung các nguồn lực quản lý và thực hiện ngăn ngừa và chốnggian lận thương mại qua giá. Dựa trên hệ thống quản lý rủi ro, việc ra quyết định kiểm tra, xử lý gian lận của cơ quan hải quan sẽ trở nên công bằng và chính xác hơn.

- Xây dựng chiến lược tự nguyện chấp hành trong cộng đồng doanh nghiệp. Đây là một chiến lược có tính lâu dài và đem lại hiệu quả cao trong quản lý. Một khi doanh nghiệp tự nguyện chấp hành các quy định, hướng dẫn của cơ quan hải quan thì khối lượng công việc của hải quan sẽ giảm xuống rõ rệt, mức độ tin cậy đối với doanh nghiệp cao, tình trạng gian lận thương mại nói chung và gian lận thương mại qua giá nói riêng sẽ bị hạn chế, tạo điều kiện cho hải quan thực hiện ngăn ngừa và chống gian lận thương mại có hiệu quả.

- Ngành hải quan cần xây dựng cơ chế về quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới trong việc trao đổi thông tin, kiểm tra xuất xứ hàng hoá, định kỳ luân phiên

họp nhằm trao đổi thông tin, tình hình có liên quan đến hoạt động hải quan của mỗi nước, thông tin về đấu tranh phòng chống buôn lậu, công tác quản lý thuế nhập khẩu và đặc biệt là công tác quản lý giá.

- Nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện cho các cán bộ hải quan như các kiến thức mã số, mã vạch nhằm xác định đúng xuất xứ hàng hoá theo nước sản xuất, công ty sản xuất.

- Nên áp dụng triệt để phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đối với bảng giá tối thiểu cần hoàn thiện bằng cách quy gọn bớt các nhóm mặt hàng để giảm bớt bảng giá áp dụng, đồng thời cho phép làm tăng, giảm theo tỷ lệ tương ứng của biến động giá trong nhữngkhoảng thời gian nhất định.

- Xây dựng bộ tiêu chí để phân loại, đánh giá mức độ rủi ro và tổ chức tham vấn đối với các lô hàng nghi ngờ trị giá khai báo trên cơ sở tổng hợp các tiêu chi bao gồm:

+ Tiêu chí về doanh nghiệp: phân loại doanh nghiệp theo các tiêu chí: mức độ chấp hành pháp luật; loại hành doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh ;...cụ thể:

+ Theo tiêu chí về chấp hành pháp luật: có thể phân chia doanh nghiệp thành 3 loại: Loại chấp hành pháp luật tốt (chưa vi phạm pháp luật về Hải quan); Loại thường xuyên vi phạm, đã bị xử phạt nhiều lần; Loại ít vi phạm hoặc vi phạm không nghiêm trọng

+ Loại tiêu chí về loại hình doanh nghiệp: có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại: Doanh nghiệp Nhà nước (các Tổng công ty, các tập đoàn); Doanh nghiệp TNHH; Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

+ Theo tiêu chí về ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh: Có thể phân chia doanh nghiệp thành các loại: Doanh nghiệp có quy mô lớn (theo tiêu chí: vốn, nhà xưởng, đất đai,...); Doanh nghiệp có quy mô nhỏ; Doanh nghiệp có quy mô trung bình.-

+ Tiêu chí rủi ro của nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu: Theo nhóm tiêu chí này, có thể phân loại những nhóm hàng, mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, trị giá lớn, thuế

suất cao, có khả năng biến động được phân loại vào nhóm hàng rủi ro cao, các mặt hàng khácđược phân loại vào nhóm hàng cóđộ rui ro thấp

+ Tiêu chí về mức giá khai báo: theo nhóm tiêu chí này có thể phân chia mức giá khai báo thành 03 loại: Mức giá khai báo có độ tin cậy cao; Mức giá khai báo có độ tin cậy thấp; Mức giá khai báo nghi ngờ.

Để thực hiện giải pháp này, cần phải đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung được tích hợp từ các bộ tiêu chí về:

+ Thông tin doanh nghiệp nhập khẩu: loại hình doanh nghiệp, vốn kinh doanh, quy mô sảnxuất, tình hình chấp nhận pháp luật của doanh nghiệp.

+ Thông tin về hàng hoá nhập khẩu: thông tin về trị giá khai báo, trị giá điều chỉnh và các thông tin khác liên quan đến trị giá do doanh nghiệp khai báo hoặc do cơ quan Hải quan thu thập được trong quá trình làm thủ tục hải quan.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra trị giá tính thuế và nâng cao hiệu quả công tác tham vấn giá. Công tác kiểm tra trị giá tính thuế phải được đẩy mạnh ngay tại thời điểm làm thủ tục thông quan và đặc biệt sau khi thông quan hàng hoá. Bởi tăng cường kiểm tra trị giá vừa đảm bảo được tính chính xác trung thực của khai báo vừa là công cụ ngăn ngừa gian lận thuế qua giá. Bằng các nghiệp vụ cụ thể của công tác kiểm tra sau thông quan với thời hạn kiểm tra là 5 năm kể từ ngày thông quan hàng hoá, điều đó cho phép cơ quan Hải quan có thể thu thập đầy đủ số liệu, chứng cứ để đấu tranh chống gian lận thuế qua trị giá.

Công tác kiểm tra trị giá tính thuế thực sự có hiệu quả sẽ không tách rời hiệu quả của công tác tham vấn trị giá tính thuế, với tư tưởng chỉ đạo:

+ Tuyệt đối không tham vấn chiếu lệ, vừa không có hiệu quả vừa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc bỏ qua không tham vấn đối với những lô hàng có dấu hiệu nghi ngờ.

+ Nghiêm cấm công chức tham vấn giá có hành vi sách nhiễu tiêu cực, lợi dụng ảnh hưởng của nhiệm vụ được giao để gây khó khăn cho doanh nghiệp như: Cố tình tham

vấn, dự kiến xác định mức giá quá cao sau đó “mặc cả” với doanh nghiệp; Hoặc cố tình từ chối kết quả chứng minh tính trung thực hợp lý của mức giá doanh nghiệp đã khai báo; Hoặc có hành vi thông đồng với doanh nghiệp chấp nhận kết quả chứng minh của doanh nghiệp khi thiếu cơ sở, không đủ cơ sở thuyết phục gây thất thu cho ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường phối kết hợp giữa các bộ phận nghiệp vụ: Giá - Kiểm tra sau thông quan - Điều tra chống buôn lậu.

Hiện nay các văn bản hướng dẫn quy trình quản lý giá đã đề cập đến công tác phối hợp giữa bộ phận làm công tác giá và bộ phận kiểm tra sau thông quan, đó là khi có những lô hàng nghi vấn mà bộ phận giá tham vấn chưa đủ căn cứ để bác bỏ giá khai báo của doanh nghiệp thì chuyển cho bộ phận kiểm tra sau thông quan xác minh làm rõ, nhưng bộ phận kiểm tra sau thông quan cũng chỉ kiểm tra hồ sơ và thêm động thái xác minh chứng từ thanh toán quan ngân hàng và rồi hầu như mọi việc lại có vẻ an bài. Lí do của bộ phận kiểm tra sau thông quan đưa ra cũng giống bộ phận làm công tác giá đó là thiếu thông tin. Trong khi đó bộ phận điều tra chống buôn lậu của Cục Hải quan lại có khá nhiều thông tin liên quan đến thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại của doanh nghiệp thì lại chưa chia sẻ kịp thời cho bộ phận giá và kiểm tra sau thông quan. Để công tác quản lý giá đạt được kết quả cao hơn, phải xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa ba bộ phận: Giá - Kiểm tra sau thông quan - Điều tra chống buôn lậu trên các mặt: thông tin; tác nghiệp; và biện pháp xử lý... Cụ thể bộ phận giá phải đưa ra được những thông tin xác thực nhất về đối tượng và hành vi gian lận thuế qua trị giá bằng việc tích cực tìm kiếm thông tin, chủ động tham khảo thông tin từ bộ phận điều tra chống buôn lậu để thực hiện có hiệu quả việc bác bỏ trị giá khai báo của doanh nghiệp khi có nghi ngờ. Đối với bộ phận kiểm tra sau thông quan, chủ động các kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp khi có thông tin từ bộ phận giá chuyển sang, trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện thấy dấu hiệu phức tạp cần điều tra kỹ thì phối hợp với bộ phận điều tra chống buôn lậu để đảm bảo định hướng “tuân thủ pháp luật tự nguyện” của doanh nghiệp. Đồng thời những kết quả phân tích, đánh giá từ hệ thống kiểm tra sau thông quan sẽ định hướng cho hoạt động của lực lượng kiểm soát.

3.3.2.2 Chống gian lận qua xuất xứ hàng hóa

Để nâng cao hiệu quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được hưởng các ưu đãi thuế quan và thương mại đúng quy định pháp luật và phù hợp với các tiêu chí của hàng hóa đó. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cần thực hiện các giải pháp sau đây:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về xuất xứ hàng hóa phục vụ khai hải quan và kiểm tra xác định xuấtxứ.

- Tăng cường công tác thu thập xử lý thông tin đối với những lô hàng theo đánh giá có độ rủi ro cao về khả năng gian lận xuấtxứ.

- Quản lý và kiểm tra C/O các lô hàng áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, nhằm chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách. Để được xem xét hưởng mức

thuế suất ưu đãi đặc biệt trong khuôn khổ các FTA, doanh nghiệp phải nộp C/O cho cơ quan hải quan tại thời điểm đăng ký tờ khai nhập khẩu .

- Trường hợp tại thời điểm nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩuưu đãi (biểu MFN) là

0%, doanh nghiệp không có nhu cầu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt; hoặc thuế suất MFN thấp hơn so với thuế suất ưu đãi đặc biệt thì áp dụng mức thuế suất MFN. Đối với các trường hợp doanh nghiệpkhông có C/O tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, doanh nghiệpcó thể nộp bổ sung C/O trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ

khai.

Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định lại mã hàng hóa (HS), theo mã HS mới thì thuế suất MFN cao hơn so với thuế suất ưu đãi đặc biệt, doanh nghiệp xin nộp bổ sung C/O thì cơ quan hải quan chấp nhận C/O bổ sung để cho hưởng ưu đãi.

Trường hợp tại thời điểm nhập khẩu, hàng hóa thuộc danh mục miễn thuế, doanh

nghiệpkhông có nhu cầu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng miễn thuế, doanh nghiệp xin nộp bổ sung C/O thì cơ quan hải quan chấp nhận C/O bổ sung để cho hưởng ưu đãi.

- Đẩy mạnh việc phối hợp với Hải quan Nam Ninh - Trung Quốc trong lĩnh vực trao đổi thông tin nghiệp vụ xuất xứ hàng hóa.

3.3.2.3 Chống gian lận qua áp mã số hàng hóa

Để đảm bảo việc áp mã số thuế hàng hóa, giải quyết các tranh chấp về mã số hàng hóa chính xác, đúng pháp luật và thực hiện thống nhất giữa các Chi cục trong Cục Hải quan tỉnh và toàn ngành, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cần:

- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan cấp Tổng cục như Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Thuế xuất nhập khẩu, các Chi cục Kiểm định Hải quan và giữa cơ quan cấp Tổng cục với Hải quan cửa khẩu trong việc tổng hợp, rà soát và báo cáo về Tổng cục các trường hợp bị lập biên bản chứng nhận khai báo sai mã số hàng hóa, danh sách những mặt hàng khó phân loại hoặc dễ gây nhầm lẫn trong quá trình phân loại áp mã;

- Việc phân loại hàng hóa là xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng đầu tiên trong quy trình thủ tục Hải quan, nếu phân loại sai dẫn đến việc áp mã sai, có thể chênh lệch số thuế phải đóng lên tới hàng tỷ đồng. Việc áp mã số thuế cần gắn với chính sách thuế, chính sách mặt hàng.

Để khắc phục tình trạng tên hàng và mã số hàng hóa của Biểu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu hiện hành chưa tương thích với nhau, gây khó khăn cho việc thực hiện, đặc biệt là thông quan điện tử, việc chuẩn hóa mô tả tên hành ở cấp độ 6 chữ số, 8 chữ số là việc cần thiết. Ngoài ra, cần phải thống nhất tên hàng và mã số hàng hóa ở cấp độ 10 chữ số của Biểu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu, chuẩn hóa 6 quy tắc phân loại, các chú giải pháp lý, đồng thời cần tiến hành sửa đổi lại mức thuế suất của Biểu thuế, quy định phân loại hàng hóa hướng tới mục tiêu đảm bảo công khai, minh bạch và dễ thực hiện.

- Tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác chống gian lận thương mại qua mã, tạo điều kiện để các cán bộ này tiếp cận một cách có hệ thống với các quy định của pháp luật về khai báo áp mã hàng hóa, các phương pháp, kỹ thuật xác định, phân loại hàng hóa.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát cơ động trong địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, gian lận về số lượng hàng hóa. Truy thu thuế cho ngân sách và xử lý nghiêm minh để rănđe.

- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng tổ chức phân luồng phương tiện, phân định rõ các khu vực chức năng trong cửa khẩu (bãi tập kết, khu vực kiểm tra hàng hóa, khu vực làm thủ tục cho khách nhập cảnh và khu vực làm thủ tục cho hàng hóa nhập khẩu riêng...). Trên cơ sở đó, bố trí cán bộ quản lý giám sát phù hợp, đảm bảo quản lý chặt chẽ hàng hóa và phương tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)