Nhằm tăng cường hoạt động quản lý người nộp thuế, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của người nộp thuế và quá trình chấp hành pháp luật về hải quan của người nộp thuế. Hệ thống dữ liệu bao gồm: danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan; danh sách các doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, cưỡng chế; thời gian hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp ; mặt hàng kinh doanh; thông tin vi phạm pháp luật về hải quan của các doanh nghiệp : trốn thuế, gian lận thuế, buôn lậu...
Sau khi có Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Nghị định của Chính phủ, cùng các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành có trách nhiệm, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tích cực tổ chức cho cán bộ tập huấn nghiệp vụ theo quy định mới. Theo quy trình, khi tiếp nhận hồ sơ khai báo thuế của người nộp thuế, lãnh đạo Chi cục căn cứ tính chất của bộ hồ sơ khai thuế, trình độ năng lực của công chức thừa hành để phân công công việc tiếp nhận hồ sơ.
Theo khoản 4, Điều 3, Thông tư số 194/2010/TT-BTC, công chức hải quan xác định đối tượng chịu thuế (hàng hoá xuất nhập khẩu), để xác định thời hạn nộp thuế theo Điều 18 của Thông tư số 194/2010/TT-BTC; thứ tự thanh toán tiền thuế theo Điều 42, Luật Quản lý thuế; cưỡng chế thuế làm thủ tục hải quan theo Điều 93, Luật Quản lý thuế. Khi đối tượng đủ điều kiện để đăng ký tờ khai hải quan thì công chức hải quan kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế, nếu thấy hợp lệ thì chấp nhận khai báo của người nộp thuế trên hệ thống máy tính của cơ quan hải quan, còn nếu thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì yêu cầu người nộp thuế bổ sung hoặc khai báo lại. Khi công chức hải quan chấp nhận khai báo của người nộp thuế, hệ thống quản lý rủi ro sẽ tự động cấp số tờ khai hải quan cho hồ sơ khai thuế của
người nộp thuế và phân luồng ở một trong ba mức : xanh, vàng, đỏ. Sau khi có số tờ khai và hệ thống quản lý rủi ro đã phân luồng thì công chức hải quan ra chứng từ ghi số thuế phải thu và thời hạn nộp thuếlưu cùng bộ hồsơ khai thuế.
Theo quy định về quản lý thuế và quản lý hải quan hiện hành, tiêu chí đánh giá người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật được xác định như sau:
Có hoạt động xuất nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là: Không bị xử lý về hành vi buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; Không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;
- Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấutrừ.
Người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định trên đây sẽ được ưu tiên làm thủ tục hải quan trước, ưu tiên khi phân luồng tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và được ân hạn thuế theo quy định tại điều 18 Thông tư 194/2010/TT- BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.
Hiện nay có khoảng 2500 Doanh nghiệp, cá nhân thường xuyên làm thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn.
Trong năm 2016, tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, có số lượng tờ khai phân luồng: 156.942 tờ khai. Trong đó :
+ Sốtờ khai đượchệthống xác định là luồng vàng: 94.025 tờ khai. + Sốtờ khai đượchệthống xác định là luồngđỏ: 50.088 tờ khai.
Hình 2.3 Số lượng tờ khai phân luồng năm 2016
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn qua các năm
2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế nhập khẩu
Để quản lý chặt chẽ các căn cứ tính thuế nhập khẩu, trước tiên chủ thể quản lý phải dựa vào thủ tục khai báo của người nộp thuế nhập khẩu. Các đối tượng có hàng hóa nhập khẩu phải căn cứ vào tờ khai hải quan để kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu thức ghi trên tờ khai. Phải tự tính số thuế phải nộp theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai của mình.
Căn cứ vào thủ tục khai báo Hải quan của người nộp thuế tại tờ khai Hải quan, cơ quan Hải quan phải thực hiện kiểm tra hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan để kiểm tra tính chính xác các nội dung tờ khai Hải quan thông qua các bước sau:
- Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan (số lượng, chủng loại chứng từ, tính hợp pháp của chứng từ, kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật), kiểm tra nội dung khai hải quan, đối chiếu nội dung khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan...
Các chứng từ thuộc hồ sơ Hải quan gồm: Tờ khai Hải quan; Hợp đồng mua bán hàng hóa; Hóa đơn thương mại (Invoice); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O - Certificate of Origin); Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với lô hàng nhiều chủng loại (Packing list); Giấy phép nhập khẩu (nếu có);...
- Kiểm tra thực tế hàng hóa là quá trình cơ quan Hải quan công khai kiểm tra hiện vật để đối chiếu với chứng từ khai báo đã đăng ký thủ tục Hải quan, từ đó làm cơ sở để xác định số thuế nhập khẩu phải nộp. Để thực hiện việc kiểm tra thực tế có hiệu quả, cơ quan Hải quan phải tổ chức thu thập trao đổi thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về: quá trính chấp hành pháp luật của người nộp thuế, chính sách quản lý nhập khẩu; tính chất, chủng loại, nguồn gốc và các thông tin khác liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
1. Quản lý giá tính thuế
Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATTS/WTO đã tạo bước ngoặt cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế và thực hiện cam kết quốc tế, mặt khác tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Có 6 phương pháp để xác định hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về việc quy định xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong đó phương pháp trị giá giao dịch được coi là phương pháp chủ đạo, vì nó là cơ sở cho việc xác định giá tính thuế cho phần lớn các trường hợp hàng hóa nhập khẩu. Theo Phương pháp trị giá giao dịch, giá nhập khẩu căn cứ vào hóa đơn thương mại và chi phí hợp lý thực tế phát sinh. Cách xác định trị giá giao dịch đã phản ánh một cách khách quan giá tính thuế của hàng nhập khẩu và loại bỏ những áp đặt về giá mà cơ quan Hải quan vẫn thực hiện trước đây qua bảng giá tối thiểu. Từ đó tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc xác định trị giá, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngành hải quan đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính
Tham vấn là một hoạt động nghịêp vụ trong khâu xác định trị giá tính thuế trong quy trình nghiệp vụ hải quan. Tham vấn là việc cơ quan hải quan và người nộp thuế trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá tính thuếđã kê khai theo yêu cầu của người nộp thuế. Mục đích của tham vấn để xác định tính trung thực của trị giá khai báo của người khai hải quan trước những nghi vấn của cơ quan hải quan và tạo điều kiện cho người khai hải quan cung cấp các tài liệu liên quan chứng minh tính
trung thực của trị giá khai báo hoặc buộc họ phải thừa nhận những sai phạm của họ trong khai báo hải quan.
Đối tượng tham vấn: Các lô hàng thuộc Danh mục mặt hàng quản lý rủi ro về giá do Tổng cục Hải quan quy định hoặc thuộc Danh mục mặt hàng trọng điểm do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định có nghi vấn về mức giá khai báo và người khai hải quan đã được cơ quan Hải quan thông báo về cơ sở, căn cứ nghi vấn mức giá khai báo, phương pháp, mức giá do cơ quan Hải quan xác định nhưng người khai hải quan không thống nhất với mức giáphương pháp xác định trị giá do cơ quan Hải quan xác định.
Trong những năm qua, tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn công tác trị giá tính thuếđược đặc biệt chú trọng, cơ bản hàng nhập khẩu được xác định giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, do vậy đã rút ngắn được thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuât khẩu, nhập khẩu, nâng cao trách nhiệm khai báo của doanh nghiệp. Cục Hải quan đã triển khai hàng loạt các biện pháp như: - Tăng cường công tác tuyên truyền để người nộp thuế hiểu và thực hiện các luật thuế mới.
- Lựa chọn cán bộ, công chức có năng lực về công tác trị giá tính thuế để bố trí phù hợp, đã hạn chế tình trạng gian lận thương mại qua giá.
- Đề nghị cấp trên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức các kỹ năng về nghiệp vụ.
- Tổ chức thực hịên tham vấn nhanh trước khi thông quan đối với các lô hàng nhập khẩu có thuế suất cao nhưng doanh nghiệp khai trị giá thấp.
Bảng 2.1: Số liệu truy thu thuế nhập khẩu qua tham vấn giá
STT Năm Số tờ khai qua
tham vấn (tờ khai)
Số thuế truy thu sau tham vấn (tỷ đồng) 1 2011 347 8,7 2 2012 350 5,5 3 2013 464 9,7 4 2014 387 7,48 5 2015 1183 0,31 6 2016 839 0,41
Nguồn: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn qua các năm
Số liệutrên cho thấy năm 2011, 2013 và 2014 kết quả công tác tham vấn khá cao, số thuế truy thu qua giá tương đối lớn. Năm 2016 số thuế truy thu thấp hơn mặc dù số tờ
khai tham vấn nhiều hơn do sau quá trình tham vấn đã chấp nhận: 792; và chỉ bác bỏ: 14bộ, doanh nghiệp không đến tham vấn: 48, chuyển kiểm tra sau thông quan: 62. Bên cạnh những kết quảcao đã đạt được từ khi áp dụng việc xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu thì ngành hải quan nói chung và Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đang phải đối mặt với rất nhiều thủđoạn gian lận thuế qua trị giá tính thuế. Các hành vi gian lận thường được các doanh nghiệp thực hiện dưới các hình thức sau:
- Dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan Hải quan (GTT02) để khai báo trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã nhập khẩu trước đó.
- Khai thấp trịgiá đối với lô hàng nhập “thử”, tức nhập đểthăm dò thái độ của cơ quan hải quan sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉđăng ký kinh doanh.
- Thông đồng với nước ngoài giảm giá: Nhiều doanh nghiệp đã thông đồng với đối tác bán hàng để lập hoá đơn, hợp đồng hạ thấp giá trị hàng hoá so với giá trị thực; Khai báo thấp về chất lượng hàng hóa hoặc đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn; Đặc biệt trong loại hình nhập khẩu hàng hoá phi mậu dịch, với đặc thù loại hình này là hàng hoá không cần hợp đồng mua bán, việc gian lận về giá diễn ra rất phức tạp, dễ xảy ra móc nối tiêu cực giữa hải quan làm thủ tục và doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng hình thức này để mua gom hàng hoá tại nước ngoài, sau đó tạo công ty giảđể làm hợp đồng, hoá đơn hạ thấp trị giá hàng hoá. - Chia nhỏ linh kiện, phụ tùng của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá: Lợi dụng chính sách thuế hiện hành thuế suất đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn hàng nguyên chiếc nhập khẩu do vậy thủ đoạn này được thực hiện bằng cách lập nhiều công ty khác nhau hoặc móc nối giữa các công ty với nhau và mỗi công ty nhập khẩu một bộ phận cấu thành của hàng nguyên chiếc về các cửa khẩu khác nhau trong các thời điểm khác nhau để tránh sự kiểm soát của cơ quan hải quan.
Việc áp dụng trị giá tính thếtheo GATT đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, cùng với thuận lợi ấy, nhiều doanh nghiệp lại đang lợi dụng chính sách này để khai báo mức giá giao dịch thấp nhằm giảm số thuế phải nộp…
Hơn nữa, việc gian lận qua giá là một hình thức gian lận phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Nhưng việc quản lý của hải quan lại rất khó khăn vì việc tổ chức tham vấn chỉ có thể tập trung ở một số mặt hàng trọng tâm, trọng điểm là hàng hoá có thuế suất cao, kim ngạch lớn, là hàng hoá thuộc luồng vàng và luồng đỏ. Thực tế trên 80% hàng hoá thông quan ở Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn có hồ sơ khai thuế thuộc diện luồng xanh là miễn kiểm tra thực tếhàng hoá. Đối tượng này sẽ do lực lượng kiểm tra sau thông quan thực hiện việc kiểm soát. Tuy nhiên với biên chế như hiện nay, việc kiểm tra sau thông quan rất khó khăn và hiệu quả đạt được thấp.
2. Quản lý việc áp mã số hàng hóa
Việc phân loại hàng hoá để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, được thực hiện theo hướng dẫn về phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hiện hành khác.
Tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua đã kiểm tra, phát hiện một số thủ đoạn trốn thuế qua việc khai báo sai mã sốhàng hóa như sau:
+ Lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự tính thuế trong quá trình thông quan, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mô tả sai hàng hoá trên tờ khai hải quan, đưa hàng hoá từ mã số có thuế suất cao về mã số có thuế suất thấp để gian lận trốn thuế.
+ Trong thực tế, để trốn thuế các doanh nghiệp cố tình khai báo sai mã số của hàng hoá nhập khẩu; lợi dụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó có thể phân biệt bằng cảm quan để kê khai vào mã số có thuế suất thấp.
+ Đối với trường hợp hàng hoá là nguyên chiếc có thuế suất thuế nhập khẩu cao hơn thuế suất thuế nhập khẩu của các chi tiết tháo rời thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ tháo rời các chi tiết rời của một sản phẩm, chia nhỏlô hàng để nhập khẩu làm nhiều chuyến
(nhập khẩu các chi tiết, linh kiện rời không đồng bộ trong từng lô hàng nhập khẩu nhưng lại là đồng bộ qua nhiều lô hàng nhập khẩu) đểđược phân loại theo từng chi tiết