2.3.2.1 Những hạn chế chủ yếu a. Chưa quản lý tốt người nộp thuế
Tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, số doanh nghiệp nợ thuế quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 9,9 % trên tổng số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan qua địa bàn Lạng Sơn). Như vậy cùng với số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trong thời gian qua không ngừng tăng nhanh thì số doanh nghiệp nợ thuế không tìm thấy địa chỉ, doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, mất tích cũng tăng lên đáng kể. Việc cập nhật theo dõi thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên chưa thể chủ động đưa ra các biện pháp áp dụng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
b. Gian lận thuế nhập khẩu qua các căn cứ tính thuế còn tương đối phổ biến.
+ Dấu hiệu gian lận qua căn cứ tính thuế ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan và các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của chính sách, pháp luật của Nhà nước để trục lợi bất chính.Các hình thức gian lận qua các căn cứ tính thuế trong thời gian qua là: gian lận qua giá tính thuế, gian lận qua xuất xứ hàng hóa, mã số hàng hóa, số lượng hàng hóa... Thực tế công tác quản lý căn cứ tính thuế nổi lên một số hạn chế sau:
- Công tác tham vấn và xác định giá tính thuế chưa đạt hiệu quả cao; đa số chấp nhận trị giá khai báo sau khi tham vấn. Tổ chức tham vấn chủ yếu dựa trên một khuôn mẫu nhất định nên các biên bản tham vấn hầu như giống nhau; chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình tham vấn, chưa làm nổi bật những mâu thuẫn, những nghi ngờ của cơ quan Hải quan đối với trị giá khai báo của doanhnghiệp.
- Một số công chức thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ ban đầu và cập nhật dữ liệu khai báo còn mang tính hình thức, chưa đầy đủ; việc kiểm tra khai báo của doanh nghiệp đôi lúc còn chưa chặt chẽ, còn để xảy ra sai xót, chưa phát hiện kịp thời sự bất hợp lý của mức giá khai báo để thamvấn,bác bỏ.- Việc kiểm tra, phát hiện các chứng từ làm giả như: hóa đơn thương mại, xuất xứ hàng hóa... còn hạnchế.
Qua phần số liệu thực trạng cho ta thấy tình hình nợ đọng tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tuy có giảm đều theo từng năm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Điều này một mặt phản ánh khó khăn chung của tình hình kinh tế, mặt khác cũng cho thấy công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn chưa thực sự hiệu quả, tình trạng nợ thuế phức tạp và dây dưa kéo dài. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp nợ thuế quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 4,1% trên tổng số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan qua địa bàn). Số doanh nghiệp nợ thuế không tìm thấy địa chỉ, doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, mất tích cũng tăng lên đáng kể. Việc cập nhật theo dõi thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên chưa thể chủ động đưa ra các biện pháp áp dụng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
d. Chưa phát huy được vai trò kiểm tra sau thông quan
Công tác kiểm tra sau thông quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
+ Chưa coi phúc tập là khâu quan trọng của kiểm tra hồ sơ hải quan thay cho kiểm tra trong thông quan; khả năng phát hiện các chứng từ bất hợp pháp và gian lận trong phúc tập cònthấp.
+ Chưa xây dựng được cẩm nang kiểm tra sau thông quan. Chưa thật nhạy bén, năng động trong hoạt động và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ. Cán bộ làm công tác kiểm tra thuế chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra tại doanh nghiệp, các kỹ năng hành chính như lập biên bản, xác định hành vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại chưa thành thạo.
+ Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp và tại trụ sở cơ quan Hải quan còn ít, hiệu quả kiểm tra sau thông quan chưa cao. Tỷ lệ thực thu sau khi có quyết định truy thu thuế còn thấp.
2.3.2.1 Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan
Một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách ân hạn thuế: trong thời gian được ân hạn thuế doanh nghiệp đã nhập ồ ạt nhiều lô hàng, có số thuế từ trăm triệu đến vài tỷ đồng. Sau đó doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể... để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một số doanh nghiệp khác lợi dụng việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đã cố tình thực hiện không đúng quy định, khai báo sai, gian lận thuế. Sau khi bị cơ quan Hải quan kiểm tra, phát hiện tiến hành truy thu tiền thuế thì các doanh nghiệp này chây ỳ không nộp.
- Nhiều khó khăn, trở ngại khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Trích số dư tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để nộp thuế là một biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp. Thực tế, biện pháp này gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi. Một số ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa hợp tác chặt chẽ với cơ quan Hải quan vì muốn bảo vệ khách hàng. Một số trường hợp ngân hàng chấp nhận hợp tác với cơ quan Hải quan thì tài khoản của doanh nghiệp không còn số dư. Do đó việc thuthuế từ biện pháp số dư tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng là không có hiệu quả.
Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt là một biện pháp cưỡng chế khác. Mặc dù Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định chi tiết về vấn đề này, nhưng thực tế khi áp dụng còn nhiều khó khăn vướng mắc. Việc xác định tài sản hợp pháp của cá nhân nợ thuế đang nắm giữ, xác định trị giá tài sản, xác định và tính tỷ lệ tài sản đối với các tài sản có đồng sở hữu vốn... rất khó tiến hành trong thực tế.
Các biện pháp cưỡng chế như: dừng làm thủ tục hải quan, thu hồi giấy đăng ký chứng nhận kinh doanh, mã số thuế chỉ có hiệu quả đối với doanh nghiệp còn hoạt động. Đối với khoản nợ từ năm 1998 trở về trước, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp không còn hoạt động, không truy tìm được địa chỉ và người đại diện hợp pháp có liên quan để thu hồi nợ.
- Văn bản chính sách pháp luật về thuế của Nhà nước còn phức tạp về nội dung, khó thực hiện và nhiều kẽ hở để doanh nghiệp lách luật.
Một số quy định của pháp luật thuế và quản lý thuế còn phức tạp, chưa tương thích với chuẩn mực quốc tế/khu vực và mục tiêu đơn giản hóa trong điều kiện hải quan hiện đại. Điều đó biểu hiện trên các góc độ sau đây:
- Pháp luật về quản lý thuế còn quá phức tạp. Thời hạn nộp thuế được quy định khác nhau tuỳ theo mục đích nhập khẩu hàng hóa để sản xuất xuất khẩu hay tiêu dùng, hay tạm nhập tái xuất. Quy định này tuy một mặt đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế trong điều kiện các doanh nghiệp còn thiếu vốn nhưng quá phức tạp. Cơ quan Hải quan phải phân bổ nguồn lực lớn cho công tác đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế, nợ phạt.v.v, không phù hợp với mục tiêu hiện đại hóa và áp dụng kỹ thuật quản lý rủiro. Một sốquy định về chính sách thuế (đặc biệt là Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi)chưa ổn định,hay thay đổi và không được hệ thống hóa kịp thời gây khó khăn cho quá trình thực hiện; người nộp thuế bị động trong tính toán hiệu quả kinh doanh v.v..
- Quy định về hồ sơ, thủ tục xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế và thanh khoản đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng là kẽ hở để các doanh nghiệp cố tình vi phạm.
- Quản lý thuế nhập khẩu về thủ tục hành chính áp dụng trong lĩnh vực hải quan nhưng lại đang được quy định ở 2 luật khác nhau là Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế (quy định về khai hải quan với khai thuế, hồ sơ hải quan với hồ sơ thuế, kiểm tra hải quan với kiểm tra thuế, thông tin hải quan với thông tin thuế...), hoặc thường xuyên được sửa đổi, bổ sung (Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) hoặc được hướng dẫn thực hiện bằng các công văn (đăng ký danh mục miễn thuế hàng đầu tư, quản lý nợ thuế). Do đó, một số quy định còn trùng lặp hoặc mâu thuẫn hoặc chồng chéo. Điều đó dẫn đến việc tuỳ tiện trong áp dụng, gây phiền hà cho doanh nghiệp và cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế mà trước mắt là áp dụng thông quan điện tử của ngành hảiquan trong thời điểm hiện tại.
b. Nguyên nhân chủ quan
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ pháp luật cho người nộp thuế nhưng công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn vẫn còn có một số hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là:
-Hình thức tuyên truyền hỗ trợ còn đơn điệu, chủ yếu là thuyết trình phổ biến văn bản mới, số lượt được phổ biến hẹp, thời gian ngắn (tối đa là 01ngày/01 Luật). Hình thức truyên truyền qua mạng tuy đã có những bước đột phá, song còn đơn điệu, nghèo nàn. Nội dung tuyên truyền tuy đã được chú trọng nhưng chưa sát với yêu cầu. Hầu hết vẫn chỉ là phổ biến lại quy định của pháp luật mà chưa giải thích rõ bản chất của quy định đó nên chất lượng tuyên truyền chưa cao, người nộp thuế chưa hiểu và chưa nắm hết được quy định của pháp luật. Do chưa hiểu được bản chất của sự việc, quyền lợi trách nhiệm của mình,nên còn khai sai, thiếu trung thực, chây ỳ, gian lận, trốn thuế.
- Phương pháp kiểm tra các căn cứ tính thuế hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu mới, cụ thể:
+ Việc kiểm tra trị giá tính thuế chủ yếu dựa vào hồsơ mà chưa chú ý đến sự bất hợp lý của mức giá khai báo. Tham vấn chưa có trọng điểm, trọng tâm.
+ Kiểm tra C/O lâu nay thường chỉ là kiểm tra tính hợp lệ về mặt hình thức của C/O mà ít chú ý đến yêu cầu chủ yếu của tiêu chuẩn của C/O. Việc kiểm tra, phát hiện chống C/O giả rất phức tạp. Nguyên nhân do người có thẩm quyền trong việc ký C/O ở các nước thuộc khu vực ưu đãi thuế quan diễn ra thường xuyên, mà cơ quan chức năng Việt Nam lại không thể cập nhật kịp thời chữ ký. Việc kiểm tra, đối chiếu các bản đăng ký chữ ký trên C/O cũng gặp nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian do tờ khai đã trải qua sao chụp nhiều lần. Trong trường hợp có nghi ngờ, phát hiện gian lận về C/O nhập khẩu từcác nước có ưu đãi thuế quan, cơ quan hải quan sẽ phải gửi công văn sang cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của nước xuất khẩu hàng hoá đó để yêu cầu kiểm tra.
+ Chưa xây dựng được hệ thống tra cứu mã số thuế hàng hoá khoa học và thuận tiện. Các nguyên tắc chung của hệ thống hài hoà mô tả và mã hàng hoá rất rõ ràng nhưng khó áp dụng thống nhất trong tất cảcác trường hợp. Thực tế việc áp mã số thuế lại phụ thuộc nhiều vào nhận thức của từng cá nhân. Do đó, cùng một mặt hàng nhưng tại các đơn vị hải quan khác nhau lại phân loại và áp mã số thuế khác nhau.
+ Chưa chú ý đến việc tổng hợp và lưu giữ kết quả phân tích phân loại của cơ quan phân tích, phân loại và các mã thường xuyên xuất nhập khẩu qua địa bàn quản lý nên việc áp mã sốđôi khi bị chậm trễ.
- Chưa thực hiện quyết liệt công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.
Có thể nói công tác thu hồi nợ đọng thuế là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm của ngành Hải quan. Lãnh đạo các đơn vị hảiquan đều coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc thu hồi nợ đọng, bên cạnh kết quả đạt được, công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế vẫn còn nhiều tồn tại:
-Một số trường hợp theo dõi nợ thiếu chính xác, không thống nhất.
-Chưa có lực lượng chuyên trách từ cấp Cục đến Chi cục, hiện nay tại mỗi Chi cục đều có tổ đôn đốc thu hồinợ đọng thuế, tuy nhiên cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ này chủ yếu là kiêm nhiệm, nên hiệu quả hoạt động chưa cao.
-Trình độ công chức làm công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế còn hạn chế, chưa chuyên sâu, số lượng còn thiếu chưa đáp ứng được công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng
- Hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
Năng lực cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nghiệp vụ phân tích, phân loại để áp mã số thuế, cũng như xác định giá tính thuế đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp, chuyên sâu. Trong khi đó, trên thực tế, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức hải quan trực tiếp đảm nhiệm công tác kiểm tra thu thuế, tính thuếchưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, việc áp nhầm thuế suất, áp nhầm giá, áp dụng chính sách thuế không đúng, không cập nhật thông tin về những mặt hàng mới của công chức hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụcũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ đọng.
- Hệ thống cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu còn nghèo nàn
Hệ thống cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, trang thiết bị còn lạc hậu. Đặc biệt là tại một số Chi cục, trụ sở làm việc còn chật hẹp, điều kiện sinh hoạt tại nhà công vụ còn thiếu thốn. Hệ thống máy móc trang thiết bị chuyên dụng còn thiếu như: máy soi container,
máy soi hành lý, hệ thống giám sát bằng camera... Hệ thống máy tính được trang bị, một bộ phận đã xuống cấp, cũ hỏng..
+ Hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu
Có thể nói rằng hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu hiện hành mà Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã và đang thu thập, sử dụng là căn cứ vô cùng quan trọng để xác định thời hạn nộp thuế, áp dụng biện pháp cưỡng chế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, kiểm tra, hỗ trợ cho việc xác định trịgiá tính thuế cho hàng hóa nhập khẩu hoặc quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
+ Một số thông tin trong hệ thống dữ liệu GTT02 không rõ ràng, minh bạch, do đó cơ quan hải quan không thể sử dụng để so sánh, kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định giá. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn còn thấp, tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo chỉ đạt từ 35 đến 40% tổng số lô hàng tham vấn trong khi xu hướng khai báo trị giá thấp ngày càng gia tăng. Việc chỉ sử dụng nguồn thông tin do doanh nghiệp khai báo như hiện nay để kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá vô hình dung đã “hợp thức hoá” cho tình trạng gian lận thương mại vì các doanh nghiệp đều đồng loạt khai báo trị giá