Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 90)

Để sử dụng các công cụ kiểm tra sau thông quan nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế với hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu hải quan hiện đại, trong thời gian tới Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra theo hướng sauđây:

- Xây dựng cẩm nang kiểm tra sau thông quan, trong đó tổng hợp các tình huống kiểm tra mẫu, cách thức phát hiện vi phạm, các vấn đề cần chú ý khi kiểm tra, khả năng phán đoán, tính nhạy bén trong quá trình kiểm tra.

Một trong những mặt yếu nhất của lực lượng kiểm tra hiện nay là kỹ năng nghiệp vụ. Có nhiều nguyên nhân của tình hình này, như: đây là lĩnh vực mới, bản thân hệ thống văn bản cũng chưa đầy đủ, chưa hệ thống; cán bộ mới,chưa cọ sát nhiều với thực tế; kinh nghiệm của ngành cũng chưa nhiều, đang vừa làm, vừa tích luỹ…

Để đội ngũ cán bộ kiểm tra sau thông quan có khả năng đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật và tác nghiệp nghiệp vụ cần xây dựng cẩm nang về nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan. Cẩm nang này sẽ xây dựng dưới hình thức hỏi đáp các vấn đề nghiệp vụ và sẽ tiếp tục bổ sung trong quá trình thực hiện. Câu hỏi là những tình huống thực tế đã gặp hoặc có thể dự báo là nhất định sẽ gặp khi thực hiện kiểm tra. Trả lời là những giải pháp, biện pháp, cách thức đã áp dụng có kết quả trên thực tế. Cẩm nang sẽ tập trung nhiều vào các kỹ năng kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán, kiểm tra hệ thống các tài khoản hạch toán.

- Tăng cường số lượng đồng thời nâng cao chất lượng kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Thường xuyên kiện toàn, bồi dưỡng lực lượng kiểm tra thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; Nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra phát hiện gian lận thương mại qua giá, xuất xứ hàng hóa, các kỹ năng hành chính (lập biên bản, xác định hành vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, ra quyết định truy thu) và kỹ năng xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế. Mở các lớp đào tạo nâng cao năng lực thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin cho công chức kiểm tra sau thông quan.

- Phân loại các đối tượng để kiểm tra sau thông quan theo mức độ (1) Tuân thủ, (2) Chưa tuân thủ, (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào, hoặc theo mức độ kiểm soát được hay chưa kiểm soát được, mức độ rủi ro: (1) Đã kiểm soát được, rủi ro thấp; (2) Chưa kiểm soát được, rủi ro cao; (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Kết quả phân loại được đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo phương pháp tự chọn ngẫu nhiên của máy tính, không có sự can thiệp chủ quan của con người để đảm bảo tính khách quan trong lựa chọn đối tượng kiểm tra, thanh tra.

Trên cơ sở phân loại và cơ sở dữ liệu có được, sẽ tập trung xác định và kiểm tra đối với những doanh nghiệp, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao, chưa tuân thủ), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, mã số hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, các ưu đãi vềthuế.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với ngân hàng, cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước, cơ quan pháp luật; xây dựng chương trình hợp tác vớidoanh nghiệp. Cụ thể là:

+ Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, giao ban định kỳ, với ngân hàng, cơ quan thuế, kho bạc, cơ quan pháp luật để phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lậnthuế.

+ Xây dựng các tiêu chí bao gồm nguyên tắc hợp tác, cách thức hợp tác, các yêu cầu với doanh nghiệp (chủ yếu là minh bạch hóa với cơ quan Hải quan về hoạt động nhập khẩu, cung cấp định kỳ cho cơ quan các số liệu về nhập khẩu, về thuế), các thuận lợi doanh nghiệp được hưởng (chưa đưa vào diện kiểm tra sau thông quan, khi phát hiện sai sót thì chủ yếu cho doanh nghiệp tự giải trình, khắc phục), để tập trung nguồn lực cho kiểm tra các đối tượng khác.

- Nâng cao năng lực phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa, khả năng phát hiện gian lận qua giá

Để khắc phục tình trạng yếu kém của cơ quan và công chức hải quan về việc không có khả năng nhận biết các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan màdoanh nghiệp nộp, xuất trình cho cơ quan Hải quan là thật hay giả, chính xác hay không,cần:

+ Tổ chức đào tạo cho một số công chức hải quan các kiến thức về phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa.

+ Trang bị máy móc, thiết bị phát hiện chứng từ giả.

3.3.5 Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý thuế nhập khẩu trong tình hình mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 90)