Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 95 - 100)

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn là cơ quan quản lý Nhà nước, là cơ quan có vai trò quan trọng trong công tác tạo nguồn thu cho tỉnh Lạng Sơn.

Ủy ban nhân dân tỉnh LạngSơn cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính để Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trang bị những máy móc, thiết bị hiện đại đáp ứng được yêu cầu thực tế của công tác quản lý thu thuế nhập khẩu như sửa chữa, nâng cấp trụ sở các Chi cục, các địa điểm kiểm tra hàng hoá và cơ quan làm việc của cán bộ hải quan...

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơntăng cường chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thiện các hạng mục trong khu vực cửa khẩu, đặc biệt khu vực làm thủ tục hải quan và tập kết, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu để nâng cao năng lực thông quan hàng hóa và đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát đạt hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn trong việc xem xét hồ sơ của các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ Hải quan thuận tiện trong công tác quản lý các đối tượng khai báo hải quan và làm thủ tục hải quan.

Kết luận chương 3

Hoạt động thực tiễn không ngừng vận động phát triển đòi hỏi hoạt động quản lý thuế nhập khẩu phải không ngừng vận động, đổi mới phương thức quản lý để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn phát triển. Từ việc phân tích tình hình thực tế, chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong việc quản lý hoạt động nhập khẩu, trên tinh thần chỉ đạo chung của Đảng và nhà nước đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết của ngành Hải quan khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, tác giả đã đưa ra những kiến nghị thực hiện các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả thuế nhập khẩu.tất cả đều hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo tính bình đẳng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệpvừa đảm bảo các qui tắc, chuẩn mực các cam kết khi gia nhập nền kinh tế thế giới nhằm giúp ngành Hải quan và Hải quan Lạng Sơnhoàn thành nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN

Thu thuế thuế nhập khẩu trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước vững mạnh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Với nhiệm vụ chính trị quan trọng được giao, những năm qua Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực trong công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là giai đoạn kinh tế đang có những bước chuyển đổi, phát triển nhanh chóng thì cần phải có sự đánh giá đúng đắn, đúng mức về sự cần thiết phải hoàn thiện công tác thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiệu quả cho ngân sách Nhà nước, nhằm nâng cao vị thế của ngành Hải quan, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng thu thuế nhập khẩucủa Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thời gian qua. Luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thu thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Trên cơ sở những hạn chế luận văn đưa ra 7 giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện thu thuế nhập khẩu ở Lạng Sơn thời gian tới là: Quản lý và hỗ trợ người nộp thuế; nhóm giải pháp tăng cường chống gian lận thuế nhập khẩu; Theo dõi và quản lý chặt các khoản nợ thuế nhập khẩu; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý thuế nhập khẩu trong tình hình mới; Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại trong mọi hoạt động quản lý thuế; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra nội bộ. Hi vọng những giải pháp và kiến nghị được trình bày trong luận văn này sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện công tác thu thuế nhập khẩutrên địa bàn tỉnh LạngSơn trong thời gian tới.

Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về tài liệu, về phía tác giả, khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học còn nhiều hạn chế do đó kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, quý thầy, cô, bạn bè đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Xuân Trường, Giáo trình Quản lý thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2010.

[2] Nguyễn Hữu Quỳnh, Mai Hữu Khuê, Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2001.

[3] Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển kinh tế học Anh – Việt, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, 2012.

[4] Viện chiến lược và chính sách tài chính, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2005.

[5] Nguyễn Bá Uân, Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế nâng cao, Hà Nội, 2016.

[6] Trần Quốc Hưng, Bài giảng Kinh tế Quốc tế, Hà Nội, 2016.

[7] Cổng thông tin điện tử Tổng cục hải quan, www.customs.gov.vn, 20/5/2017.

[8] Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo các năm: 2011,2012,2013,2014,

2015,2016, Lạng Sơn.

[9] Chính phủ, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và

biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu khẩu và quản lý thuế

đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội, 2016

[10] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân sách nhà

nước số 01/2002/QH11,Hà Nội, 2002.

[11] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Hải quan số

54/2014/QH13; Hà Nội, 2014.

[12] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Ngân sách nhà

nước số 83/2015/QH13, Hà Nội, 2015.

[13] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Thuế xuất

[14] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, Hà Nội , 2006;

[15] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số21/2012/QH13, Hà Nội, 2012.

[16] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật xử lý vi phạm

hành chính số 15/2012/QH13, Hà Nội, 2013.

[17] Nguyễn Giang Hương, 2015, Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải

quan tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đại học Kinh tế- Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2015.

[18] Nguyễn Thị Thùy Dương, Quản lý thu thuế ở Việt Nam trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế, Trường Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2011.

[19] Tổng cục Hải quan, Quyết định số 1966/QĐ- TCHQ về việc Ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Hà Nội,

2015.

[20] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế Luật số 21/2012/QH13, Hà Nội, năm 2012.

[21] Nguyễn Ngọc Túc, Tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan Việt Nam

đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học

Ngoại thương, Hà Nội, 2007.

[22] Bộ Tài chính, Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục Hải quan;

kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,Hà Nội, 2016.

[23] Nguyễn Ngọc Thành, Thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn

tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Đại học Kinh tế quốc dân, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 95 - 100)