Những cơ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 75 - 76)

a. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế

Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Xu hướng đó đã mở ra cho đất nước ta rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Bên cạnh những cơ hội thì cũng xuất hiện khá nhiều thách thức, đặc biệt là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ nước ngoài trong thị trường trong nước. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, một mặt Việt Nam phải tích cực cố gắng hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác phải có những biện pháp để góp phần phát huy ngày càng cao hơn những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực do tác động của tiến trình hội nhập này. Toàn cầu hóa sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyết liệt về thuế giữa các quốc gia, làm cho chính sách thuế mang đậm tính thông lệ quốc tế, phụ thuộc vào nhau một cách mạnh mẽ.

b. Nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017 dự kiến là 6,7% (năm 2014 là 5,98%; năm 2015: 6,68%; năm 2016: 6,21%). Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng và toàn diện. Hoạt động nhập khẩu vì vậy sẽ sôi động hơn, gia tăng nhanh cả về số lượng doanh nghiệptham gia hoạt động nhập khẩu, mặt hàng, thị trường và kim ngạch nhập khẩu. Với những lợi thế địa lý (tiếp giáp với Quảng Tây – Trung Quốc), giá cả, tính phù hợp của các loại hình hàng hóa từ Trung Quốc trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước mà cả các doanh nghiệp hợp tác liên doanh, doanh nghiệp FDI, tỉnh Lạng Sơn có ưu thế nhất định trong thu hút doanh nghiệp đến hoạt động nhập khẩu qua địa bàn. Do đó, hoạt động quản lý thuế nhập khẩu cần có sự tăng cường, điều chỉnh để thích ứng với lượng hàng hóa nhập khẩu, lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu có chiều hướng gia tăng trong thời giantới.

c. Quan hệ thương mại qua biên giới Việt–Trung gia tăng

Quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục gia tăng do lợi thế truyền thống về các lĩnh vực hợp tác của hai Đảng, hai Nhà nước, do sự cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế và khu vực, do lợi thế về quãng đường vận chuyển hàng hóa ngắn, thời gian nhanh, đặc biệt là tính đa dạng và giácả cạnh tranh hơn nhiều so với một số thị trường như Mỹ, Liên minh Châu Âu, và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)