- inh nghiệm ề công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh ực Văn hóa, Thể thao và Du lịch của thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều đổi mới; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn từ 17,28 triệu đồng (năm 2015) tăng lên 21,9 triệu đồng (năm 2016) và đạt trên 27 triệu đồng/người năm 2017. Hạ tầng thiết yếu được quan tâm đầu tư xây dựng; hệ thống điện lưới, viễn thông đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất và nhu cầu đời sống nhân dân; mạng lưới chợ nông thôn được nâng cấp, xây mới, góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. Sự nghiệp văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xã văn hóa được triển khai tích cực. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ và nhân dân được quan tâm. Hệ thống quản lý, thực hiện Chương trình XDNTM của các cấp đã được thành lập, kiện toàn, đi vào hoạt động hiệu quả. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ công chức các cấp và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có sự thay đổi rõ rệt; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới đã từng bước được xác định rõ
ràng; các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Trung ương, tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng qua các đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể.
Thực tiễn cho thấy, địa phương nào có cán bộ chủ chốt thông hiểu, trách nhiệm, tâm huyết, chú ý công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người dân, tạo ra được sự đồng thuận cao thì sẽ dễ huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và đều đạt kết quả cao trong thực hiện các tiêu chí. Tại phường, xã đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện Chương trình luôn được cập nhật thông tin, đào tạo tập huấn nâng cao nghiệp vụ thường xuyên; đặc biệt trong giai đoạn đầu còn lúng túng, chưa có kinh nghiệm, nên việc trang bị những kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới như: Nội dung, trình tự các bước tiến hành, cơ chế huy động các nguồn lực, quản lý tài chính; quản lý xây dựng cơ bản trên địa bàn xã; thủ tục thanh quyết toán...luôn được quan tâm và tổ chức thực hiện thường xuyên đến từng cơ sở. Từ đó góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm, tâm huyết cho cán bộ chuyên trách trong việc xây dựng nông thôn mới.
- inh nghiệm ề công tác quản lý đầu tư công bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh trong lĩnh ực Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thị xã Bắc Ninh được tái lập ngày 1/1/1997 với vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời. Ngày 26 tháng 1 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh.
Sau hơn 20 năm tái lập, Thành phố Bắc Ninh đã từng bước tiến dần trên con đường CNH, HÐH. Năm 2017, tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 12,3%, Những thành công mà thành phố Bắc Ninh đạt được trong thời gian qua trước hết là nhờ sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân, tập trung giải quyết các vướng mắc, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, đem lại lợi thế cạnh tranh.
Các cấp, các ngành trực thuộc UBND thành phố đã xác định, muốn thu hút được các nhà đầu tư trước hết phải tạo dựng được môi trường đầu tư hấp dẫn. Cùng với đó là sự thông thoáng, nhanh gọn trong giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ DN về
thông tin, thị trường, làm tốt công tác an ninh - trật tự, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, tay nghề. Đồng thời, tuân thủ các quy chuẩn, thủ tục và quy trình đầu tư XDCB theo quy định; thực hiện tiết kiệm trong đấu thầu; tăng cường giám sát và kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm; kiểm soát chặt chẽ quy trình công tác thanh quyết toán khối lượng hoàn thành của các công trình, dự án. Chủ động áp dụng các biện pháp xử lý nợ đọng XDCB theo các nguyên tắc phân bổ vốn XDCB, không làm phát sinh thêm nợ đọng.
Thanh tra nhà nước các cấp xã, phường, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước để đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn NSNN có hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm theo quy định, tránh việc thực hiện quyết toán công trình sai, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực ngân sách Nhà nước và xã hội.